Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề cương ôn thi HKI Hóa 10, trường THPT Xuân Đỉnh - Hà Nội năm học 2020-2021.

88cb4bae65ef6676836557a451f87335
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 26 tháng 2 2021 lúc 21:22:15 | Được cập nhật: 17 giờ trước (11:55:57) Kiểu file: PDF | Lượt xem: 668 | Lượt Download: 26 | File size: 0.348956 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2020 - 2021
MÔN: HÓA HỌC KHỐI: 10
Chương 1: NGUYÊN TỬ
I. NỘI DUNG
1. Thành phần cấu tạo của nguyên tử, mối quan hệ giữa số hạt p,n,e.
2. Viết cấu hình electron của nguyên tử.
II. BÀI TẬP MINH HỌA
Bài 1 Viết cấu hình electron của các nguyên tử có số hiệu nguyên tử lần lượt là: 17; 20; 24; 29; 25. Cho
biết các nguyên tố trên là kim loại, phi kim hay khí hiếm.
Bài 2. Nguyên tố Zn có số hiệu nguyên tử là 30. Viết cấu hình electron của nguyên tử Zn và ion Zn2+.
Bài 3: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 115, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số
hạt không mang điện là 25 hạt. Xác định số khối của X. Viết ký hiệu nguyên tử của X
Bài 4: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 60, trong đó số hạt mang điện trong hạt nhân
bằng số hạt không mang điện. Xác định số khối của X.
Bài 5: Cấu hình electron đúng của 26 Fe là
A. 1s22s22p63s23p63d5.
B. 1s22s22p63s23p63d64s2.
C. 1s22s22p63s23p63d3 4s2.
D. 1s22s22p63s23p63d54s2.
Bài 6: Cho cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau
X. 1s2 2s2 2p6 3s2 Y. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1
Z. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3. T. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d84s2
Dãy các nguyên tố kim loại là
A. X, Y, Z.
B. X, Y, T.
C. Y, Z, T.
D. X, Z, T.
2+
Bài 7: Cation R có tổng số hạt electron, nơtron và proton bằng 80. Trong nguyên tử R có số hạt mang
điện nhiều hơn số hạt không mang điện 22 hạt. Số khối của R là
A. 54.
B. 55.
C. 56.
D. 57.
Bài 8: Nguyên tử X có tổng số hạt proton, nơtron và electron bằng 28. Số hạt proton, nơtron và electron
trong nguyên tử X lần lượt là
A. 9, 9 và 10.
B. 9, 10 và 9. C. 8, 12 và 8.
D. 10, 9 và 10.
Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn
I. NỘI DUNG
1. Qui luật biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử, tính kim loại, tính phi kim, độ âm điện, hóa
trị của các nguyên tố theo chu kỳ và nhóm A, tính axit- bazơ của oxit và hiđroxit của các nguyên tố theo
chu kì.
2. Bài tập về mối quan hệ giữa vị trí và cấu tạo nguyên tử, cấu hình electron
3. Bài tập về mối quan hệ giữa vị trí và tính chất của các nguyên tố
4. Bài tập xác định hỗn hợp 2 nguyên tố liên tiếp trong cùng nhóm A bằng cách tìm
.
II. BÀI TẬP MINH HỌA
Bài 1: Viết cấu hình electron nguyên tử của 15P. Từ đó cho biết vị trí của nguyên tố photpho trong
bảng tuần hoàn?
Bài 2: Nguyên tố R ở nhóm IA chu kì 4. Xác định cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố R.
Bài 3: Cho nguyên tố S (Z=16). Hãy cho biết:
- Tính chất đặc trưng của nguyên tố đó (kim loại, phi kim hay khí hiếm). Giải thích.
- Công thức phân tử của oxit cao nhất và hiđroxit tương ứng. Nêu tính chất đặc trưng của các
hợp chất trên.
Bài 4: Cho 8,8,gam một hỗn hợp hai kim loại nằm ở hai chu kì liên tiếp và đều thuộc nhóm IIA của
BTH tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 6,72 lít khí H2 ở đktc. Hãy xác định hai kim loại.
Đề cương học kỳ I-Năm học 2020-2021

Trang1

TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH
Bài 5. Một nguyên tố thuộc nhóm VIA, chu kỳ 3. Điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố đó là:
A. 13+
B. 14+
C. 15+
D. 16+
Bài 6. Nguyên tố M ở chu kì 3, nhóm IA. Nguyên tố G ở chu kì 2, nhóm VIA. Tổng số proton trong hạt
nhân nguyên tử M và G là
A. 19.
B. 11.
C. 18.
D. 8.
Bài 7. Nguyên tố X có cấu hình electron là 1s22s22p3. Vị trí X trong bảng tuần hoàn và công thức hợp
chất khí với hiđro của X là
A. chu kì 2, nhóm VA, HXO3.
B. chu kì 2, nhóm VA, XH4.
C. chu kì 2, nhóm VA, XH3.
D. chu kì 2, nhóm VA, XH2.
Bài 8. Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kì có tổng số proton trong hai hạt nhân
nguyên tử là 25. X và Y thuộc chu kì và các nhóm nào?
A. Chu kì 2 và các nhóm IIA và IIIA.
B. Chu kì 3 và các nhóm IA và IIA.
C. Chu kì 2 và các nhóm IIIA và IVA.
D. Chu kì 3 và các nhóm IIA và IIIA.
Bài 9. Hỗn hợp gồm hai kim loại X và Y thuộc hai chu kỳ liên tiếp của nhóm IIA. Cho 6,4 gam hỗn hợp
trên phản ứng hết với dung dịch HCl thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). X và Y là
A. Be và Mg.
B. Mg và Ca.
C. Ca và Sr.
D. Sr và Ba.
Chương 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC.
I- NỘI DUNG
1. Khái niệm liên kết ion, liên kết cộng hoá trị .
2. Dựa vào hiệu độ âm điện xác định liên kết hóa học.
3. Khái niệm điện hoá trị, cộng hoá trị, số oxi hóa.
4. Trình bày sự hình thành liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.
5. So sánh độ phân cực của các phân tử.
II- BÀI TẬP MINH HỌA
Bài 1. Viết công thức electron và công thức cấu tạo của NH3 ; CH4 ; H2O ; C2H2 ; C2H4. Xác định
cộng hoá trị các nguyên tố H, N, C, O trong các hợp chất trên.
Bài 2. Viết sơ đồ giải thích sự hình thành liên kết ion trong các hợp chất sau: NaCl, CaO , K2O,
MgCl2. Xác định điện hoá trị của các nguyên tố Na, Ca, Mg, O, Cl trong các hợp chất trên.
Bài 3. Dựa vào hiệu độ âm điện cho biết liên kết hóa học trong các phân tử sau là liên kết ion, liên
kết cộng hóa trị có cực hay phân cực: AlCl3 ; CaBr2 ; HBr ; CH4 ; PH3, NaCl, HF, H2S, H2.
Bài 4.Hãy xác định số oxi hóa của lưu huỳnh, clo, mangan trong các phân tử và ion sau:
 H2S, S, H2SO3, SO3, H2SO4, Al2(SO4)3, SO42-, HSO4-.
 HCl, HClO, NaClO2, KClO3, Cl2O7, ClO4-, Cl2.
 Mn, MnCl2, MnO2, KMnO4, H2MnO2, MnSO4, Mn2O, MnO4-.
Bài 5: Có các phân tử Cl2O, NO, PH3, NH3. Phân tử có liên kết phân cực mạnh nhất là (biết độ âm
điện của Cl = 3,16; O = 3,44; N=3,04; P = 2,19; H= 2,2)
A. Cl2O.
B. NO.
C. PH3.
D. NH3.
Bài 6: Cho độ âm điện: K (0,82); F (3,98); N(3,04); H(2,20); Na(0,93); C(2,55); O (3,44);
Al(1,61), Cl(3,16). Dãy chất nào gồm các chất có liên kết ion trong phân tử?
A. NH3, AlCl3 .
B. KF, Na2O.
C. AlCl3, Al4C3.
D. NH3, Na2O.
Bài 7: Cộng hóa trị của nguyên tố nitơ trong phân tử NH3 là
A. +3
B. -3
C. 1
D. 3
Chương 4: PHẢN ỨNG OXI HÓA- KHỬ.
I. NỘI DUNG
1. Thế nào là phản ứng oxi hóa-khử?
2. Thế nào là chất oxi hóa, chất khử, sự oxi hóa, sự khử.
3. Cách lập phương trình phản ứng oxi hóa- khử bẳng phương pháp thăng bằng electron.
4. Phân biệt phản ứng oxi hóa- khử với các phản ứng không phải là oxi hóa khử
5. Bài tập tính theo phương trình hóa học
6. Bài toán tìm tên nguyên tố.
II. BÀI TẬP MINH HỌA
Đề cương học kỳ I-Năm học 2020-2021

Trang2

TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH
Bài 1: Cho các phản ứng dưới đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa khử, phản ứng nào không phải là
oxi hóa – khử? Vì sao?
a) 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2
b) 2 Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O
c) HCl + NaOH → NaCl + H2O
d. 2NH3 + 5/2O2 → 2NO +3 H2O
e. Fe3O4 +10 HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO2 +5 H2O
Bài 2. Cân bằng các phản ứng oxi hóa - khử sau theo phương pháp thăng bằng electron, xác định chất
khử, chất oxi hóa, chất tạo môi trường, sự khử, sự oxi hóa.
A. Loại không có môi trường:
a. NH3 + O2 → N2 + H2O
b. P + HNO3 + H2O → H3PO4 + NO
c. C + HNO3 → H2O + NO2 + CO2
B. Loại có môi trường:
a. Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + N2 + H2O
b. Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
c. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + SO2 + H2O
d. KMnO4 + HCl → MnCl2 + KCl + Cl2 + H2O
Bài 3. Cho KI tác dụng với KMnO4 trong môi trường H2SO4, người ta thu được 15,1g MnSO4 theo
phương trình phản ứng sau:
KI
+ KMnO4 + H2SO4 → K2SO4 + I2 + MnSO4 + H2O
Tính số gam iot tạo thành và số gam KI tham gia phản ứng trên.
Bài 4.a) Cho m gam nhôm phản ứng hết với dd axit HNO3 loãng thu được 8,96 lít (đktc) khí NO là sản
phẩm khử duy nhất . Tính m?
b) Hoà tàn hoàn toàn 3,2 gam Cu trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được V lít khí SO2 (đktc, là sản
phẩm khử duy nhất). Tính V?
Bài 5. Hoà tan hoàn toàn 2,16g kim loại M hoá trị III trong dd HNO3 loãng, thu được 604,8ml hỗn hợp
khí A gồm N2 và N2O có tỉ khối hơi so với H2 là 18,45. Tìm kim loại M.
Bài 6. Cho 23,7 g KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V lít Cl2 (ở đktc). Tính V
Cho sơ đồ phản ứng: KMnO4 + HCl  Cl2 + MnCl2 + KCl + H2O
Bài 7: Chọn phát biểu đúng.
A. Chất oxi hóa là chất nhường electron.
B. Chất oxi hóa là chất nhận electron.
C. Chất oxi hóa là chất nhận proton.
D. Chất oxi hóa là chất nhường proton.
Bài 8: Phản ứng phân huỷ nào sau đây không có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố?
A. 2HgO  2Hg + O2.
B. 2KClO3  2KCl + 3O2.
C. Mg(OH)2  MgO + H2O.
D. 2KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2.
Bài 9: Cho amoniac NH3 tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao có xúc tác thích hợp sinh ra nitơ oxit NO và
nước. Phương trình hoá học là 4NH3 + 5O2  4NO + 6H2O. Trong phản ứng đó, NH3 đóng vai
trò là
A. chất oxi hoá.
B. chất khử.
C. một bazơ.
D. một axit.
Bài 10: Cho sơ đồ phản ứng: FeSO4 + KMnO4 + H2SO4  Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O. Hệ số
cân bằng (nguyên, tối giản) của FeSO4 là
A. 10.

B. 8.

Đề cương học kỳ I-Năm học 2020-2021

C. 6.

D. 2.

Trang3