Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chương 6 Vật lí 12, trường THPT Châu Phú - An Giang.

b60faa6997914165b5294f77acdbfa03
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 16 tháng 3 2021 lúc 17:45:49 | Được cập nhật: 5 giờ trước (8:49:52) Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 911 | Lượt Download: 49 | File size: 0.064766 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG 6

  1. .Khi chiếu chùm tia hồng ngoại vào tấm kẽm tích điện âm thì tấm kẽm

A. mất dần điện tích dương . B. mất dần điện tích âm.

C. trở nên trung hòa điện. D. có điện tích không đổi.

  1. Ở hiện tượng quang điện, khi chiếu ánh sáng có bước sóng thích hợp vào bề mặt kim loại thì tại đây bật ra các

A. prôtôn. B. phôtôn. C. nơtrôn. D. electron

  1. Hiện tượng quang điện ngoài chỉ xảy ra đối với

A.kim loại. B. thủy tinh. C. chất điện môi. D. chất điện phân.

  1. Ở hiện tượng quang điện ngoài các electron bị bứt ra khỏi bề mặt kim loại khi kim loại

A. bị đốt nóng. B. đặt trong điện trường đủ mạnh.

C. được chiếu sáng bởi chùm sáng thích hợp. D. bị bắn phá bởi chùm tia âm cực.

  1. Để giải thích hiện tượng quang điện ta dựa vào

A. thuyết sóng ánh sáng. B. thuyết lượng tử ánh sáng.

C. giả thuyết của Macxoen về điện từ trường. D. thuyết điện từ ánh sáng.

  1. Giới hạn quang điện của các kim loại

A. phụ thuộc vào bản chất của kim loại đó.

B. nhỏ hơn và bằng bước sóng của ánh sáng kích thích.

C. phụ thuộc vào cường độ ánh sáng kích thích.

D. phụ thuộc tần số ánh sáng kích thích.

  1. Khi ánh sáng truyền trong các môi trường thì năng lượng của phôtôn có giá trị

A. không thay đổi.

B. thay đổi, tùy thuộc vào môi trường lan truyền.

C. thay đổi, tùy thuộc vào khoảng cách lan truyền.

D. chỉ không thay đổi khi truyền trong chân không.

  1. Theo thuyết lượng tử ánh sáng thì giá trị năng lượng

A. của mọi phôtôn đều bằng nhau.

B. của một phôtôn bằng một lượng tử năng lượng.

C. giảm dần khi phôtôn càng rời xa nguồn.

D. của phôtôn không phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng đó.

  1. Trong hiện tượng quang điện ngoài, khi một electron của kim loại hấp thụ một phôtôn của ánh sáng kích thích thì

A. phôtôn truyền toàn bộ năng lượng của nó cho nhiều electron.

B. phôtôn vào chiếm chỗ của electron trong kim loại.

C. phôtôn truyền toàn bộ năng lượng của nó cho electron này.

D. năng lượng của phôtôn chuyển hóa toàn bộ thành động năng ban đầu của quang electron.

  1. Hiện tượng quang điện ngoài xảy ra khi phôtôn của chùm sáng chiếu vào kim loại có năng lượng

A. tối thiểu bằng công thoát electron của kim loại.

B. luôn bằng công thoát electron của kim loại.

C. bất kỳ, không phụ thuộc vào công thoát.

D. nhỏ hơn công thoát electron của kim loai

  1. Theo thuyết lượng tử ánh sáng thì năng lượng của một chùm sáng luôn luôn bằng một số nguyên lần

A. năng lượng nghỉ của phôtôn. B. động lượng của phôtôn.

C. động năng ban đầu cực đại của quang electron. D. lượng tử năng lượng.

  1. Trong thí nghiệm Hecxơ về hiện tượng quang điện, khi dùng tấm thủy tinh dày và không màu để chắn chùm tia hồ quang thì tấm kẽm không bị mất điện tích âm vì thủy tinh

A. không hấp thụ các tia tử ngoại. B. hấp thụ mạnh tia tử ngoại.

C. phản xạ mạnh tia tử ngoại. D. làm khúc xạ tia tử ngoại.

  1. Gọi A là công thoát của electron, h là hằng số Plăng, c là tốc độ truyền của ánh sáng trong chân không, là bước sóng của ánh sáng chiếu vào kim loại. Điều kiện để hiện tượng quang điện xảy ra là

A. . B. . C. . D. .

  1. Chọn câu SAI .Gọi A là công thoát của electron, h là hằng số Plăng, c là tốc độ truyền của ánh sáng trong chân không, λo là giới hạn quang điện , fo là tần số giới hạn quang điện , là bước sóng , f là tần số , εlà năng lượng phôtôn của ánh sáng chiếu vào kim loại. Điều kiện để hiện tượng quang điện xảy ra là

A. ε A B. C. D.

  1. Bức xạ dưới đây, gây ra hiện tượng quang điện đối với bạc (có giới hạn quang điện 0,26 ) là

A. ánh sáng màu tím B. ánh sáng màu chàm. C. bức xạ hồng ngoại. D. tia X.

  1. Khi truyền từ không khí vào nước thì năng lượng của phôtôn

A. không thay đổi. B. tăng lên. C. giảm xuống. D. không xác định được.

  1. Bức xạ nào dưới đây không gây hiện tượng quang điện đối với một kim loại có giới hạn quang điện là 0,3μm

A. B. C. D.

  1. Gọi năng lượng phôtôn của các ánh sáng đơn sắc vàng , lụcvà tia hồng ngoại là sắp xếp theo thứ tự giảm dần

A. B. C. D. chưa đủ dữ kiện kết sắp xếp

  1. Phát biểu nào sau đây nói về lưỡng tính sóng hạt là không đúng ?

A. Hiện tượng giao thoa ánh sáng thể hiện tính chất sóng.

B. Hiện tượng quang điện, ánh sáng thể hiện tính chất hạt.

C. Sóng điện từ có bước sóng càng ngắn càng thể hiện rõ tính chất sóng.

D. Các sóng điện từ có bước sóng càng dài thì tính chất sóng thể hiện rõ hơn tính chất hạt

  1. Giới hạn quang điện của mỗi kim loại là

A. Bước sóng dài nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện.

B. Bước sóng ngắn nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện.

C. Công nhỏ nhất dùng để bứt êlectron ra khỏi bề mặt kim loại đó.

D. Công lớn nhất dùng để bứt êlectron ra khỏi bề mặt kim loại đó.

  1. Chất quang dẫn

A. dẫn điện kém khi bị chiếu sáng bởi ánh sáng thích hợp.

B. dẫn điện tốt khi không bị chiếu sáng.

C. dẫn điện tốt khi bị chiếu sáng bởi ánh sáng thich hợp.

D. không dẫn điện khi bị chiếu sáng.

  1. Hiện tượng ánh sáng giải phóng các electron liên kết để chúng trở thành các electron dẫn đồng thời tạo ra các lỗ trống cùng tham gia vào quá trình dẫn điện gọi là

A. sự ion hóa các chất. B. hiện tượng quang điện trong.

C. hiện tượng quang điện ngoài. D. sự phát xạ các electron.

  1. Quang điện trở là điện trở được làm bằng

A. kim loại. B. chất điện phân. C. chất quang dẫn. D. chất điện môi.

24. Pin quang điện , chọn câu sai

A. là nguồn điện biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng.

B. hoạt động dựa vào hiện tượng quang điện trong

C. còn gọi là pin mặt trời

D. là nguồn điện biến đổi điện năng thành quang năng

  1. Trong hiện tượng quang điện trong , electron dẫn là các electron được giải phóng ra khỏi

A. bề mặt của kim loại B. mối liên kết trong mạng tinh thể kim loại.

C. bề mặt của chất quang dẫn. D. mối liên kết với các nguyên tử của chất quang dẫn.

26 . Một chất có giới hạn quang dẫn là 0,50 m. Chiếu vào chất đó ánh sáng có bước sóng nào sau đây sẽ không xảy ra hiện tượng quang điện trong ?

A. 0,45 m. B. 0,55 m. C. 0,49 m. D. 0,48 m.

26. Bán kính quỹ đạo dừng không có giá trị nào trong các giá trị sau

A. B. C. D.

27. Cho hằng số Plăng h = 6,625.10-34J.s , tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.108 m/s. Phôtôn mang năng lượng 3,88 eV ứng với bức xạ điện từ có bước sóng (1eV = 1,6.10-19J)

A. 5,1.10-26 m. B. 0,32 . C. 3, 2.107 m. D. 5,1.10-6 .

28. Nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng Em thấp sang trạng thái dừng có năng lượng En cao hơn thì nó

A. sẽ phát ra phôtôn có năng lượng bằng : En – Em .

B. hấp thụ phôtôn có năng lượng bằng : En – Em .

C. sẽ phát ra phôtôn có năng lượng bằng : En + Em .

D. hấp thụ phôtôn có năng lượng bằng : En + Em .

29. Bán kính quỹ đạo dừng ứng với mức năng lượng n của nguyên tử hiđrô

A. tỉ lệ thuận với . B. tỉ lệ thuận với n. C. tỉ lệ thuận với n2. D. tỉ lệ nghịch với n2.

30. Tìm phát biểu SAI .

A. Nguyên tử có năng lượng xác định khi nguyên tử đó đang ở trạng thái dừng.

B. Trong các trạng thái dừng, nguyên tử không bức xạ năng lượng.

C. Khi chuyển trạng thái dừng nguyên tử luôn phát ra phôtôn.

D. Nguyên tử ở trạng thái dừng thì electron chuyển động trên các quỹ đạo dừng.

31. Cho hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s ; tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.108 m/s. Chiếu vào một bản kim loại, có công thoát A = 4,5 eV, đồng thời hai bức xạ điện từ có tần số f1 = 10,3.1014 Hz và bước sóng thì hiện tượng quang điện

A. xảy ra do bức xạ có bước sóng . B. xảy ra do bức xạ có tần số f1. .

C. xảy ra do cả hai bức xạ. D. không xảy ra.

32. Giới hạn quang điện của xesi là 0,66 . Công thoát của electron ra khỏi bề mặt của natri lớn hơn của xesi 1,32 lần. Giới hạn quang điện của natri có giá trị là

A. 1,98 . B. 0,5 . C. 0,8712 . D. 87,12 nm.

33. Một trong những thành công của mẫu nguyên tử Bo là giải thích được

A. hiện tượng tán sắc ánh sáng. B. hiện tượng giao thoa ánh sáng.

C. sự tạo thành quang phổ của nguyên tử hyđrô. D. hiện tượng quang điện trong chất bán dẫn.

34. Nguyên tử ở trạng thái dừng thì electron

A. chỉ dao động quang hạt nhân.

B. luôn thay đổi quỹ đạo với các bán kính khác nhau.

C. chuyển động trên những quỹ đạo có bán kính xác định.

D. chuyển động về hạt nhân nguyên tử.

35. khi hấp thụ năng lượng, nguyên tử chuyển sang trạng thái kích thích và

A. không trở lại trạng thái cơ bản được nữa. B. tồn tại rất lâu rồi cuối cùng trở về trạng thái cơ bản.

C. tồn tại trong thời gian rất ngắn rồi cuối cùng trở về trạng thái cơ bản.

D. ổn định ở trạng thái này .

36. tiên đề về sự bức xạ và hấp thụ năng lượng của nguyên tử

A. nguyên tử hấp thụ phô tôn chuyển sang trạng thái dừng khác

B. nguyên tử bức xạ phô tôn chuyển sang trạng thái dừng khác

C. mỗi khi chuyển từ trạng thái dừng này sang trạng thái dừng khác nguyên tử bức xạ hay hấp thụ năng phô tôn có năng lượng đúng bằng độ chênhn lệch giữa 2 trạng thái dừng đo

D. nguyên tử hấp thụ ánh sáng có bước sóng nào thì sẽ phát ra ánh sáng có bước sóng đó

37. khi ở trạng thái dừng , nguyên tử

A. không bức xạ và không hấp thụ năng lượng B. không bức xạ nhưng có thể hấp thụ năng lượng

C. không hấp thụ nhưng có thể bức xạ năng lượng D. vẫn có thể hấp thụ hay bức xạ năng lượng

38. Cho hằng số Plăng h = 6,625.10-34 Js, một bức xạ điện từ có tần số 5.1017 kHz thì năng lượng của phôtôn bằng

A. 2,07 MeV. B. 3,3125.10-13 eV. C. 3,3125.10-16 J. D. 2070 eV.

39. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử hyđrô có năng lượng

A. thấp nhất và elctron chuyển động trên quỹ đạo xa hạt nhân nhất.

B. cao nhất và elctron chuyển động trên quỹ đạo gần hạt nhân nhất.

C. thấp nhất và elctron chuyển động trên quỹ đạo gần hạt nhân nhất.

D. cao nhất và elctron chuyển động trên quỹ đạo xa hạt nhân nhất.

40.Nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng Em thấp sang trạng thái dừng có năng lượng En cao hơn thì nó

A. sẽ phát ra phôtôn có năng lượng bằng : En – Em .

B. hấp thụ phôtôn có năng lượng bằng : En – Em .

C. sẽ phát ra phôtôn có năng lượng bằng : En + Em

D. hấp thụ phôtôn có năng lượng bằng : En + Em .