Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 1 (SGK trang 189)

Gửi bởi: Sách Giáo Khoa Vào 26 tháng 12 2018 lúc 11:13:38

Lý thuyết

Câu hỏi

Tại sao phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long?

Hướng dẫn giải

+ Vùng có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của nước ta
– Đây là vùng trọng điểm số 1 về sản xuất lương thực thực phẩm của nước ta, góp phần rất quan trọng vào việc giải quyết nhu cầu lương thực thực phẩm cho cả nước và cho xuất khẩu.
– Có sản lượng lương thực lên đến 18 triệu tấn (chiếm 1/2 cả nước), bình quân lương thực trên đầu người hơn 1000 kg (gấp 2,4 lần cả nước), sản lượng thủy sản đạt 1,44 triệu tấn (chiếm hơn 60% cả nước).
– Mỗi năm đóng góp trên 4 triệu tấn gạo và hàng vạn tấn thực phẩm tôm, cá, thịt lợn cho xuất khẩu. Đang dẫn đầu cả nước về chăn nuôi vịt, trồng mía và trồng cây ăn quả.
+ Lịch sử phát triển của vùng trên 300 năm, chưa bị con người can thiệp quá sớm nên việc sử dụng, cải tạo tự nhiên của vùng là một vấn đề hết sức cấp bách, nhằm biến đồng bằng thành một khu vực KT quan trọng của đất nước.
+ Nhằm phát huy những lợi thế về tự nhiên của vùng (Nội dung trên)
+ Nhằm khắc phục những lợi thế về tự nhiên của vùng (Nội dung trên)
+ Do chiến tranh và khai thác không hợp lí cho nên tài nguyên của vàng bị suy giảm nghiêm trọng, môi trường bị ô nhiễm:
– Diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp, nguồn tôm cá, sinh vật lưỡng cư bị suy giảm đến mức báo động.
– Môi trường, nhất là môi trường nước bị ô nhiễm trầm trọng.
+ Sự mất cân đối giữa tiềm năng và hiện thực : Là vùng giàu tiềm năng nhưng kinh tế lại chậm phát triển, cơ sở vật chất còn nghèo, đời sông người dân còn khó khăn, thiên tai còn thường xuyên gây ra những tổn thất lớn cho đời sống và sản xuất.
=>Lịch sử phát triển trên 300 năm, chưa bị con người can thiệp sớm như Đồng bằng sông Hồng. Việc sử dụng hợp lí và bảo vệ tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là một vấn đề hết sức cấp bách, nhằm biến đồng bằng thành một khu vực kinh tế quan trọng của đất nước.

Update: 26 tháng 12 2018 lúc 14:56:55

Các câu hỏi cùng bài học