Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

BÀI 26 : Cơ cấu ngành công nghiệp

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Bài 4 (SGK trang 117)

Hãy nêu nhận xét về cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta.

Hướng dẫn giải

sao mấy bạn ko trả lời nữa vậy???

Hãy nhận xét về cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta.

– Cơ cấu Công nghiệp theo thành phần kinh tế đã có những thay đổi sâu sắc: khu vực Nhà nước, khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

– Các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động công nghiệp ngày càng được mở rộng.

– Xu hướng chung: giảm tỷ trọng khu vực Nhà nước (25,1%-năm 2005), tăng tỷ trọng khu vực ngoài Nhà nước (31,2%), đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (43,7%).

– Sự chuyển trên là tích cực, phù hợp với đường lối mở cửa, khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế của Đảng ta.

Bài 1 (SGK trang 117)

Chứng minh rằng cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta tương đối đa dạng.

Hướng dẫn giải

Cơ cấu ngành CN nước ta đa dạng:
- Có 3 nhóm CN với 29 ngành CN: + CN khai thác: 4 ngành
+ CN chế biến: 23 ngành

+ CN sản xuất, phân phối điện, khi, nước: 2 ngành

- Trong cơ cấu CN nổi lên một số ngành CN trọng điểm:

+ Là ngành có thế mạnh lâu dài, đem lại hậu quả KT cao, thúc đẩy các ngành KT khác

+ Các ngành CN trọng điểm: năng lượng, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may, hóa chất ...

2. Cơ cấu CN đang có sự chuyển dịch rõ rệt thích nghi với tình hình mới (lấy DC trong AL):
+ CN chế biến tăng dần và chiếm tỉ trọng giá trị lớn nhất
+ Nhóm CN khai thác và sản xuất, phân phối điện, khí, nước giảm dần

Bài 3 (SGK trang 117)

Chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp của nước ta có sự phân hoá về mặt lãnh thổ. Tại sao lại có sự phân hoá đó?

Hướng dẫn giải

a. Ngành công nghiệp của nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ

- Những khu vực có mức độ tập trung cao là Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Ở Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận hình thành nên 6 giải phân bố công nghiệp với sự chuyên môn hóa khác nhau từ Hà Nội tỏa ra các hướng:

+ Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả (cơ khí – khai thác than)

+ Đáp Cầu – Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hóa học)

+ Đông Anh – Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim)

+ Việt Trì – Lâm Thao (hóa chất, giấy)

+ Hòa Bình – Sơn La (thủy điện)

+ Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hóa (dệt – may, điện, xi măng).

- Những khu vực có mức độ tập trung vừa là Duyên hải miền Trung với một số trung tâm công nghiệp như Đà Nẵng , Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang,…

- Những khu vực có mức độ tập trung thấp là Tây Nguyên và Tây Bắc với một vài điểm công nghiệp.

b. Nguyên nhân sự phân hóa đó

- Những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn với:

+ Có vị trí địa lí thuận lợi

+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản.

+ Nguồn nhân công dồi dào, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật cao

+ Thị trường rộng lớn

+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt.

- Ngược lại, những khu vực hoạt động công nghiệp chưa phát triển vì thiếu sự đồng bộ của cáccnha6n tố trên, đặc biệt là giao thông còn kém phát triển.

Bài 2 (SGK trang 117)

Tại sao nước ta có sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành?

Hướng dẫn giải

Tại sao nước ta có sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành?

– Đường lối phát triển công nghiệp, đặc biệt là đường lối CNH, HĐH hiện nay.

– Chịu sự tác động của nhân tố thị trường. Thị trường góp phần điều tiết sản xuất, những thay đổi trên thị trường sẽ ảnh hưởng nhiều đến sản xuất, từ đó làm thay đổi cơ cấu, nhất là cơ cấu sản phẩm.

– Chịu sự tác động của các nguồn lực bao gồm cả tự nhiên lẫn kinh tế-xã hội.

– Sự chuyển dịch đó còn theo xu hướng thế giới.

Có thể bạn quan tâm