Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Vị ngữ (SGK trang 92-93)

Gửi bởi: Sách Giáo Khoa Vào 26 tháng 12 2018 lúc 11:15:52

Lý thuyết

Câu hỏi

1.Đọc lại câu vừa phân tích ở phần I. Nêu đặc điểm của vị ngữ:

-Vị ngữ có thể kết hợp với những từ ngữ nào về phía trước?

- Vị ngữ trả lời cho những câu hỏi như thế nào?

2.Phân tích cấu tạo của vị ngữ trong các câu dẫn dưới đây. Gợi ý:

- Vị ngữ là từ hay cụm từ?

- Nếu vị ngữ là từ thì nó thuộc từ loại nào?

- Nếu vị ngữ là cụm từ thì nó thuộc từ loại nào?

- Mỗi câu có thể có mấy vị ngữ?

a/ Một buổi chiều, tôi ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống.

(Tô Hoài)

b/ Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.

(Đoàn Giỏi)

c/ Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam[…].Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.

(Thép Mới)

Hướng dẫn giải

1.

- Vị ngữ có thể kết hợp với các phó từ: đã, sẽ, đang, sắp, từng, vừa, mới . .

- Vị ngữ có thể trả lời các câu hỏi: Làm sao? Như thế nào? Làm gì?...


2.

a) Vị ngữ: ra đứng cửa hàng, xem hoàng hôn xuống.

b) Vị ngữ: nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.

c) Vị ngữ: là người bạn thân của nông dân Việt Nam; giúp con người trăm nghìn công việc khác nhau.

- Vị ngữ thường là động từ (cụm động từ), tính từ (cụm tính từ) như ở ví dụ a, b và câu thứ hai trong ví dụ c. Ngoài ra, vị ngữ còn có thể là danh từ hoặc cụm danh từ như ở câu 1 trong ví dụ c

Update: 26 tháng 12 2018 lúc 14:57:25

Các câu hỏi cùng bài học

Có thể bạn quan tâm