Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Tài liệu môn GDCD 12 kiểm tra 45' , trường THPT Nguyễn Đức Cảnh - Thái Bình

2819e1e9dcec9db6c139fabfabd67c2c
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 28 tháng 2 2021 lúc 14:36:36 | Được cập nhật: 18 giờ trước (10:38:55) Kiểu file: DOC | Lượt xem: 437 | Lượt Download: 7 | File size: 0.064 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

Trường thpt Nguyễn Đức Cảnh

ĐỀ ÔN TẬP 12

Thời gian làm bài: 45 phút;

(40 câu trắc nghiệm)

Mã đề thi 4

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Họ, tên thí sinh:..................................................................... Lớp: .............................

Câu 1: Bố mẹ mất sớm không để lại di chúc. Anh D cậy mình là con trưởng đã tự ý gọi người bán ngôi nhà của bố mẹ để lấy tiền mở công ty tư nhân. Anh B là em không đồng ý bán nhà. Hai anh em tranh chấp dẫn đến xô xát. Anh D dùng gậy đánh anh B gây thương tích nhẹ. Trong tình huống trên, hành vi của anh D đã vi phạm nội dung nào dưới đây?

A. Bình đẳng giữa anh, chị, em và chịu trách nhiệm hình sự.

B. Quan hệ thân nhân và chịu trách nhiệm hình sự.

C. Bình đẳng giữa anh em và chịu trách nhiệm hành chính.

D. Quan hệ tài sản và chịu trách nhiệm hành chính.

Câu 2: Trong quá trình bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp tại điểm bầu cử A, sau khi có lời nhờ anh H là người hàng xóm bỏ phiếu thay cho chị gái V của mình đang bận việc gia đình, anh T luôn đứng cạnh anh H theo dõi, giám sát. Nể anh T, anh H buộc phải đồng ý. Ông Đ tổ trưởng tổ bầu cử biết chuyện nhưng đang viết hộ và bỏ phiếu giúp bà P là người không biết chữ, lại muốn nhanh chóng kết thúc công tác bầu cử nên ông D bỏ qua chuyện này. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử?

A. Anh H, anh T, chị V, ông D, bà P. B. Anh H, chị V, ông D.

C. Anh H, anh T, chị V. D. Anh H, ông D, bà P.

Câu 3: Nghi ngờ chị M ngoại tình với chồng mình, chị H thuê K chặn đường bắt chị M nhốt lại tại nhà kho của mình để xét hỏi. Tình cờ trở về nhà tại thời điểm đó, chồng chị H khuyên can vợ dừng lại và đưa bằng chứng chứng minh sự trong sạch của mình nhưng chị H vẫn tiếp tục xét hỏi. Những ai trong trường hợp trên vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. K, chị H và chồng. B. Chị M, H và K. C. Chị H và chồng. D. Chị H và K.

Câu 4: Anh L được chị Q cho xem bài luận văn thạc sỹ mà cô N sửa cho hoàn chỉnh để chuẩn bị bảo vệ. Thấy nội dung bài luận hay và đặc sắc, anh L đã sao chép toàn bộ nội dung bài luận văn của cô N mà không ghi rõ nguồn gốc và tên tác giả chính thức rồi mang bán cho học viên Đ. Sau đó học viên Đ tự thay đổi tên đề tài và ghi tên mình rồi đưa lên mạng. Những ai dưới đây vi phạm quyền sáng tạo của công dân.

A. Anh L và học viên Đ. B. Anh L, chị Q và cô N.

C. Chị Q và cô N. D. Chị Q và học viên Đ.

Câu 5: Qua kiểm tra việc buôn bán của các hộ gia đình trong dịp tết nguyên đán, đội quản lý thị trường N đã lập biên bản xử phạt một số hộ kinh doanh kinh doanh nhiều mặt hàng không có trong giấy phép. Bà M đã đưa phong bì cho đội trưởng K để không phải lập biên bản bị phạt. Anh C trong đội nhìn thấy nhưng cũng lờ đi. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật?

A. Đội trưởng K, bà M, anh C. B. Bà M, anh

C. C. Đội trưởng K, anh C. D. Bà M, đội trưởng K.

Câu 6: Trong ngày đi bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Bố mẹ N bận nên cho N, đang là học sinh lớp 11 đi bỏ phiếu hộ. Đến nơi em còn được ông tổ trưởng bầu cử phố K hướng dẫn bỏ cho ai và gạch tên ai. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử?

A. Ông X, N. B. Bố mẹ N, N và ông X.

C. Ông X, bố mẹ N. D. Bố mẹ N, N.

Câu 7: Là người kinh doanh, ông A luôn áp dụng đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường. Vậy, ông A đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Tuân thủ pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Sử dụng pháp luật.

Câu 8: Do giá nguyên liệu tăng, ông T giám đốc và ông K trưởng phòng đã ra lệnh cho tổ sản xuất phải tiết kiệm điện bằng cách ngừng máy xử lý khí thải, thải thẳng ra môi trường. Anh B điều hành máy không đồng ý nên ông T đã cho nghỉ việc. Nhũng ai dưới đây vi phạm phap luật?

A. Ông T, anh B. B. Anh B, ông K. C. Ông T, ông K. D. Ông T, anh B.

Câu 9: Khẳng định “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Hiến pháp. B. Luật tố tụng dân sự. C. Bộ luật dân sự. D. Luật xử phạt vi phạm hành chính.

Câu 10: Anh K đi xe máy phóng nhanh vượt ẩu nên đâm vào người đi đường làm họ bị chấn thương, tổn hại sức khỏe là 31% và xe máy bị hỏng nặng. Trong trường hợp này, anh K phải chịu những loại trách nhiệm pháp lý nào?

A. Hình sự và hành chính B. Kỉ luật và dân sự

C. Dân sự và hành chính D. Hình sự và dân sự

Câu 11: Để sản xuất ra một cái áo, thời gian lao động của anh A là 1 giờ, anh B là 2 giờ, anh C là 3 giờ. Trên thị trường xã hội thừa nhận mua bán với thời gian là 2 giờ. Những ai dưới đây thực hiện tốt quy luật giá trị?

A. Anh A, anh B, anh C. B. Anh B, anh

C. C. Anh A, anh C. D. Anh A, anh B.

Câu 12: Biểu hiện nào dưới đây vi phạm quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con?

A. Nuôi dưỡng bảo vệ quyền của các con. B. Thương yêu con ruột hơn con nuôi.

C. Tôn trọng ý kiến của con. D. Chăm lo giáo dục và tạo điều kiện cho con phát triển.

Câu 13: Pháp luật do ai ban hành?

A. Do các tổ chức chính trị ban hành. B. Do nhân dân ban hành.

C. Do Nhà nước ban hành. D. Do cơ quan quyền lực ban hành.

Câu 14: Trong hợp đồng lao động giữa công ty A và công nhân có một điều khoản quy định lao động nữ phải cam kết sau 2 năm làm việc cho công ty mới được lập gia đình và sinh con. Quy định này không phù hợp với quyền

A. bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động.

B. bình đẳng trong việc sử dụng lao động.

C. bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.

D. bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

Câu 15: Đội tuyển U23 Việt Nam lọt vào vòng chung kết, nhu cầu mua áo của đội tuyển và cờ đỏ sao vàng tăng cao nên gia đình anh B đã nhanh chóng chuyển sang phục vụ mặt hàng này cho thị trường, thu được nhiều lợi nhuận. Gia đình anh B đã vận dụng tác động nào dưới đây của quy luật giá trị?

A. Điều tiết sản xuất và lưu thông.

B. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.

C. Phân hóa giữa những người sản xuất hàng hóa.

D. Tạo năng suất lao động cao hơn.

Câu 16: Hai cơ sở chế biến thực phẩm của ông T và ông Q cùng xả chất thải chưa qua xử lý gây ô nhiễm môi trường. Vì đã nhận tiền của ông T từ trước nên khi đoàn cán bộ chức năng đến kiểm tra, ông P trưởng đoàn chỉ lập biên bản xử phạt và đình chỉ hoạt động cơ sở chế biến của ông Q. Bức xúc ông Q thuê anh G là lao động tự do tung tin bịa đặt cơ sở của ông T thường xuyên sử dụng hóa chất độc hại khiến lượng khách hàng của ông T giảm sút. Những ai dưới đây vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Ông Q. B. Ông P và anh G. C. Ông Q và anh G. D. Ông T, ông Q.

Câu 17: Quyền bầu cử và ứng cử là

A. quyền nhân thân của công dân trong lĩnh vực chính trị

B. quyền tự do cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị

C. quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị.

D. quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân.

Câu 18: Thấy chị M thường xuyên đi làm muộn nhưng cuối năm vẫn nhận chế độ khen thưởng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chị B nghi ngờ chị M có quan hệ tình cảm với giám đốc K nên đã báo cho vợ giám đốc biết. Do ghen tuông, vợ giám đốc yêu cầu trưởng phòng P theo dõi chị M và bắt chồng đuổi việc chị. Nể vợ, giám đốc K ngay lập tức sa thải chị M. Những ai dưới đây đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong lao động?

A. Giám đốc K, chị M. B. Giám đốc K, trưởng phòng P và chị M.

C. Vợ chồng giám đốc K và chị M. D. Vợ chồng giám đốc K, trưởng phòng P.

Câu 19: Yếu tố nào dưới đây giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất trong quá trình sản xuất

A. máy móc hiện đại. B. sức lao động. C. tư liệu lao động. D. đối tượng lao động.

Câu 20: Anh A sống độc thân, anh B có mẹ già và con nhỏ. Cả 2 anh làm việc cùng một cơ quan và có cùng một mức thu nhập. Cuối năm anh A phải đóng thuế thu nhập cao hơn anh B. Điều này thể hiện:

A. Sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. B. Sự bình đẳng trong lao động

C. Sự bất bình đẳng trong lao động D. Sự mất cân đối.

Câu 21: Mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đều tham gia bầu cử trừ các trường hợp đặc biệt bị pháp luật cẩm, thể hiện nguyên tắc bầu cử

A. phổ thông. B. bỏ phiếu kín. C. bình đẳng. D. trực tiếp.

Câu 22: Việc xét xử các vụ án kinh tế trọng điểm trong năm qua của nước ta hiện nay không phụ thuộc vào người đó là ai, giữ chức vụ gì, là thể hiện công dân bình đẳng về

A. nghĩa vụ pháp lý. B. quyền tự do.

C. quyền dân tộc D. trách nhiệm pháp lý.

Câu 23: Do không hài lòng với mức bồi thường đất đai sau giải tỏa, ông B nhiều lần yêu cầu được gặp lãnh đạo xã Y. Cho rằng ông B cố tình gây rối, bảo vệ ủy ban nhân dân xã đã mắng chửi và đuổi ông B về nên giữa hai bên xảy ra mâu thuẫn. Bảo vệ đã đánh ông B gãy tay, đẩy xe máy của ông xuống hồ. Bảo vệ ủy ban nhân dân xã Y không vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Được pháp luật bảo hộ về danh dự. B. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe.

C. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng D. Bất khả xâm phạm về thân thể.

Câu 24: Để đáp ứng yêu cầu của thị trường, công ty Y phải nhập ngoại dây chuyền công nghệ mới hàng tỷ đồng. Việc làm của công ty Y thể hiện mặt nào dưới đây của cạnh tranh?

A. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hội nhập kinh tế thế giới.

B. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của công ty.

C. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.

D. Góp phần ổn định sản xuất.

Câu 25: C và D cùng nộp hồ sơ vào công ty, nhưng vì C sợ không được nhận vào nên đã đến nhà ông trưởng phòng A tổ chức biếu quà, cô N làm thư ký cũng biết chuyện này. Cả C và D đều được nhận vào công ty sau đó. Những ai dưới đây đã vi phạm bình đẳng trong tuyển dụng lao động.

A. Anh C và anh D. B. Trưởng phòng A, cô N.

C. Anh C, trưởng phòng A, cô N. D. Anh C, trưởng phòng A.

Câu 26: Chị M bị sa thải việc vì trong cuộc họp cơ quan chị đã thẳng thắn phê bình giám đốc làm sai nguyên tắc. Chị M phải làm gì để bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của mình?

A. Khiếu nại đến UBND thành phố HP. B. Làm đơn tố cáo đến tổng giám đốc công ty.

C. Làm đơn tố cáo đến Tòa án nhân dân. D. Khiếu nại đến giám đốc đã sa thải việc chị.

Câu 27: Cá nhân, tổ chức sử dụng pháp luật tức là làm những gì mà pháp luật

A. quy định phải làm. B. quy định cho làm. C. cho phép làm. D. không cho phép làm.

Câu 28: Nhà báo X đã viết bài đăng báo sai lệch về công ty. Biết tin, anh K giám đốc công ty đã chỉ đạo nhân viên đột nhập vào nhà riêng và hành hung nhà báo X. Anh K đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể và bảo hộ về danh dự.

B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở và bảo hộ về tính mạng.

D. Bất khả xâm phạm về thân thể và chỗ ở của công dân

Câu 29: Sau khi cùng vợ nộp đơn thuận tình ly hôn ra Tòa án, anh B bàn với chị K kế hoạch tổ chức tiệc cưới. Được tin này, vốn đã nghi ngờ chị K có ý đồ chiếm đoạt tài sản của gia đình, lại được bà nội tên S đã nhiều lần xúi giục nên con trai anh B đã đón đường lăng mạ, sỉ nhục bố và chị K. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?

A. Anh B và chị K. B. Bà S và bố con anh B.

C. Chị K và bố con anh B. D. Bà S và con trai anh B.

Câu 30: Hành vi trái pháp luật nào dưới đây do người có năng lực pháp lý thực hiện?

A. Chị C bị trầm cảm nên đã sát hại con đẻ của mình.

B. Anh C trong lúc lên cơn động kinh đã đập vỡ cửa kính nhà hàng.

C. Anh A trong lúc say rượu đã đánh bạn mình bị thương nặng

D. Em H bị tâm thần nên đã lấy đồ của cửa hàng mà không trả tiền.

Câu 31: Chị M phát hiện chồng mình ngoại tình với cô đồng nghiệp Y. Chị đã gọi bạn đến cắt tóc và đánh ghen ở cơ quan. Hành vi của chị M vi phạm quyền tự do cơ bản nào của công dân?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

Câu 32: Anh S đi xe máy nhưng không mang theo bằng lái. Cảnh sát giao thông đã xử phạt anh S. Hành vi của Cảnh sát giao thông là thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?

A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. B. Tính bắt buộc thực hiện.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 33: Vi phạm hình sự là?

A. Hành vi rất nguy hiểm cho xã hội,bị coi là tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự.

B. Hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự.

C. Hành vi tương đối nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự.

D. Hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự.

Câu 34: Chị A không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy trên đường, bị cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt 150.000 đồng. Hỏi trong trường hợp này cảnh sát giao thông đã thực hiện hình thứ pháp luật nào?

A. Tuân thủ pháp luật B. Thi hành pháp luật C. Áp dụng pháp luật D. Sử dụng pháp luật

Câu 35: Trên đường đến cơ quan, do sử dụng điện thoại khi đang lái xe mô tô, anh H đã va chạm với xe đạp điện của chị M đang dừng chờ đèn đỏ khiến chị M ngã gãy tay. Đang cùng vợ là bà S bán hàng rong dưới lòng lề đường gần đó, ông K đến giúp đỡ chị M và cố tình đẩy đổ xe máy của anh H làm gương xe bị vỡ. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hành chính vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?

A. Anh H và ông K. B. Bà S và ông K.

C. Anh H, bà S và chị M. D. Anh H, bà S và ông K.

Câu 36: Trong cuộc họp với đai diện các hộ gia đình, anh D lên tiếng phản đối mức kinh phí đóng góp xây dựng nhà văn hóa do ông A Chủ tịch xã đề xuất nhưng chị K là thư ký cuộc họp không ghi ý kiến của anh D vào biên bản. Khi bà M phát hiện và phê phán việc này, ông A đã ngắt lời, đuổi bà M ra khỏi cuộc họp. Sau đó chị G là con gái bà M đã viết bài nói xấu ông A trên mạng xã hội. Những ai dưới đây vi phạm quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân?

A. Ông A, chị K, chị G. B. Ông A, chị K.

C. Ông A, chị G. D. Ông A, chị K, chị G, bà M.

Câu 37: Giám đốc công ty K đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn lao động với chị B. Chị B đã gặp luật sư tư vấn về pháp luật làm đơn khiếu nại sau đó được nhận lại công ty làm việc. Trong trường hợp này, pháp luật đã

A. đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của chị B. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chị B.

C. bảo vệ đặc quyền của lao động nữ. D. bảo vệ quyền của lao động nữ.

Câu 38: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân quy định trong Bộ luật

A. Tố tụng Hình sự. B. Tố tụng Dân sự.

C. Hôn nhân và gia đình. D. Hình sự.

Câu 39: Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp

A. đang đi công tác cho cơ quan. B. đang trong quân đội.

C. phạm tội quả tang. D. đang đi lao động nước ngoài.

Câu 40: Những người có hành vi không đúng quy định của pháp luật sẽ bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để buộc họ phải tuân theo. Điều này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính pháp lý

-----------------------------------------------

----------- HẾT ----------

Trang 4/4 - Mã đề thi 4