Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Soạn bài lớp 11: Chí Phèo

ae7a107506ef46abe1bfbe777731057e
Gửi bởi: Ngô Quang Hải 25 tháng 9 2016 lúc 22:40:46 | Được cập nhật: 2 giờ trước (16:28:36) Kiểu file: DOC | Lượt xem: 1330 | Lượt Download: 2 | File size: 0 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

oạn bài: hí Phèo CHÍ PHÈONam CaoI. KIẾN THỨC CƠ BẢNNam Cao (1917 1951) là một trong những cây bút viết truyện ngắn rất thành công củadòng văn học hiện thực phê phán thời kì trước Cách mạng.Chí Phèo là tác phẩm thành công của Nam Cao viết về đề tài người nông dân. Nhân vậtChí Phèo thể hiện tấn bi kịch tinh thần lớn nhất của con người, đó là bi kịch bị tha hoá.Những thế lực tàn bạo đã tước đoạt của người nông dân chất phác hiền lành những khátvong và ước mơ về một cuộc sống lương thiện, biến họ thành kẻ lưu manh. Và khi lươngtâm thức tỉnh, họ đã phải tự kết thúc đời mình khi nhận ra rằng mình không còn conđường trở về với cuộc sống lương thiện. Giá tri hiện thực và giá trị nhân đạo của tácphẩm đều được tập trung nhân vật Chí Phèo. Tác phẩm phản ánh hai mâu thuẫn gay gắtvà tiêu biểu nhất trong xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám là: Mâuthuẫn giữa giai cấp thống trị với nhau và mâu thuẫn giữa bọn cường hào ác bá và ngườinông dân. Nhân vật đều đạt đến trình độ điển hình.II. RÈN KĨ NĂNG1. Tóm tắt đoạn tríchChí Phèo vốn không cha không mẹ, được dân làng truyền tay nhau nuôi lớn. Rồi đến làmcanh điền cho nhà Bá Kiến. Bá Kiến ghen tuông nên đã đẩy anh vào tù. Bảy tám năm sau,Chí ra tù và trở về làng với bộ dạng của một tên lưu manh. Hắn chuyên uống rượu, rạchmặt ăn vạ. Cả làng lánh xa hắn, Chí bị Bá Kiến lợi dụng thành công cụ cho hắn.Chí gặp Thị Nở, hai người ăn nằm với nhau. Chí tỉnh rượu rồi ốm, được Thị Nở chămsóc. Bát cháo hành và những cử chỉ chân thật của Thị Nở đã làm sống dậy khát vọng sốngcuộc đời lương thiện của Chí. Nhưng bà cô Thị Nở ngăn cấm. Chí tuyệt vọng khi bị ThịNở từ chối. Anh xách dao đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện. Anh đâm chết Bá Kiến và tựvẫn.2. nghĩa tiếng chửi của Chí phèo đoạn mở đầu tác phẩm.Tác phẩm được mở đầu bằng tiếng chửi với nội dung có vẻ bất thường nhưng rất tỉnh táođã tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện. Đây cũng là một thủ pháp nghệ thuật trong cáchviết của Nam Cao. Nhà văn để nhân vật xuất hiện trong tâm trạng điển hình nhất. Vừa VnDoc tài li u, văn pháp lu t, bi mi phígây sự tò mò cho người đọc, vừa làm nổi bật tư tưởng của tác phẩm.Nội dung của lời chửi có lớp lang, chứng tỏ người chửi vẫn đang rất có thức về việclàm của mình. Chửi từ đối tượng lớn nhất, chúng nhất và trừu tượng nhất (trời, đời, cảlàng Vũ Đại) đến cụ thể nhất xác định rõ nhất (đứa nào không chửi nhau với hắn, đứachết mẹ nào đẻ ra hắn). Tiếng chửi thể hiện sự bức bối, tâm trạng đầy bi kịch của Chí.Chí cất tiếng chửi để người ta đáp lại mình nhưng không ai đáp lại cả, bởi họ không chấphoặc không muốn dây với một thằng say rượu, một kẻ lưu manh, một thằng cố cùng liềuthân như anh. Tiếng chửi là khao khát được giao tiếp với con người dù là hình thức giaotiếp hạ đẳng nhất. Nhưng cũng không được đáp lại. Không có ai đáp lời nên Chí càng uấtức. Lời chửi vùa thể huện được đỉnh cao tấn bi kịch cô đơn, bị từ chối quyền làm ngườicủa Chí vừa dẫn dắt câu chuyện đến tình huống giới thiệu về hoàn cảnh xuất thân và sốphận bất hạnh của Chí.3. Các nhân vật Bá Kiến, Thị Nở đều có nghĩa đặc biệt đối với số pahạn và tính cáchcủa Chí Phèo.Mối quan hệ Chí Phèo Bá Kiến thể hiện quá trình bị tha hóa của Chí Phèo. Từ anh canhđiền khỏe mạnh, hiền lành Chí bị Bá Kiến đẩy vào tù và khi trở về thành con quỷ dữ củalàng Vũ Đại.Mối quan hệ Chí Phèo Thị Nở thể hiện quá trình hoàn lương của Chí. Sự chăm sóc củaThị Nở đánh thức bản chất lương thiện vốn có trong Chí. Nó cũng chứng minh rằngnhững bản chất tốt đẹp của người lao động trong con người Chí không thể bị hủy diệt mànó chỉ bị khuất lấp đi đằng sau cái vẻ bất cần đời của một con người bị xã hội dồn vàobước đường cùng mà thôi. Sau khi bị Thị Nở tù chối, Chí thà chết chứ không chịu quaylại cuộc sống của một kẻ lưu manh.4. Tâm trạng của Chí Phèo sau cuộc gặp với Thị NởSau cuộc gặp gỡ, Chí bị ốm rồi được Thị Nở chăm sóc. Lần đầu tiên, từ nhữung ngày tùvề, Chí thấy mình hoàn toàn tỉnh táo và lần đầu tiên sau những cớn say triền miên, kể từngày tù về hắn nghe được những âm thanh quen thuộc của cuộc sống đời thường. Vàkhao khát được sống lương thiện đã trỗi dậy trong anh. Chí bắt đầu nghĩ về đời mình vềnhững ngày đã qua và những ngày sắp tới. Anh cảm nhận rõ sự cô độc và bất hạnh củađời mình. Chi mong ngóng Thị Nở, khao khát được cùng Thị xây dựng một gia đình. Bátcháo hành đã đánh thức phần ngườitốt đẹp còn sót lại trong Chí. Chí ngạc nhiên rồi cảmđộng (thấy mắt hình như ươn ướt), rồi bâng khuâng, vui buồn lẫn lộn. Và nhất là anh thấyăn năn. Chí hóa hức, sốt ruột, cuống cuồng khi thấy Thị Nở về nhà qua lâu. Tâm trạng VnDoc tài li u, văn pháp lu t, bi mi phíchờ đợi ấy thể hiện khao khát mãnh liệt được trở về cuộc sống lương thiện của ngườibình thường. Nhưng tất cả đã sụp đổ với sự trở lại và lời từ chối của Thị Nở.Nhà văn đã nhập thân vào nhân vật, sử dụng nhiều kiểu giọng diệu trần thuật khác nhauđể miêu tả diễn biến nội tâm phức tạp của Chí. Nhưng giây phút hạnh phúc và đầy hyvọng của Chí rất ngắn ngủi. Vì thành kiến mà bà cô Thị Nở không cho Thị Nở giao du vàlấy Chí.Nhà văn đã miêu tả một lần uống rượu đặc biệt nhất trong cuộc đời Chí, Chí lại lôi rượura uống nhưng càng uống hắn lại càng tỉnh “hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoangthoảng thấy hơi cháo hành”. Đó là hương vị của tình yêu, của niềm hạnh phúc, niềm hạnhphúc ấy lần đầu tiên Chí được hưởng cho nên nó khó phai mờ trong tâm trí của anh. Sựtỉnh táo khiến cho Chí thấy tiếc hạnh phúc mà mình đã có và nhận ra sự thực cay đắng,chua chát trong lời bà cô Thị Nở. Phản ứng của bà cô Thị Nở là đại diện cho những địnhkiến xã hội đối với những con người đã vô tình hay cố gây là lỗi lầm. Chí đã bị lưumanh hoá và xã hội lương thiện đã không thể chấp nhận anh. Cái chết của Chí một lầnnữa chỉ ra con đường cùng và kết cục bi thảm của nhận vật.Khi xách dao đến giết Bá Kiến và tự sát chứng tỏ anh hoàn toàn tỉnh táo. Đây là lời tố cáoquyết liệt của nhà văn đối với xã hội có những kẻ cầm quyền như Bá Kiến. Bọn ngườithâm hiểm, tham lam và tàn độc ấy đã cướp đi của con người bản chất lương thiện. Cướpđi của người khác bất cứ thứ gì cũng là tội ác, nhưng cướp đi của con người hạnh phúc,ước mơ, bản chất lương thiện là tội ác dã man nhất, nó dã man hơn cả tội giết người.5. Đặc sắc trong ngôn ngữ kể chuyện của tác giả và ngôn ngữ nhân vậtGiọng điệu trần thuật có sự kết hợp hài hòa giữa đối thoại với độc thoại, giữa lời gián tiếpvà lời nửa tiếp. Vì vậy, nhiều đoạn có sự lồng ghép giữa ngôn ngữ người kể chuyện vàngôn ngữ nhân vật. Ví dụ: đoạn kể về tiếng chửi của Chí, đoạn tả tâm trạng Chí sau cuộcgặp với Thị Nở và khi bị từ chối... Đối thoại Chí với Bá Kiến, Chí với Thị Nở... Giọngđiệu trần thuật này là những đóng góp quan trọng của Nam Cao trong quá trình hiện đạihóa của thể loại truyện ngắn hiện đại Việt Nam.6. So sánh hai truyện ngắn Lão Hạc và Chí Phèo để thấy nội dung hiện thực và nhân đạotrong tác phẩm của Nam CaoCả hai tác phẩm đều khai thác đề tài số phận người nông dân nghèo nông thôn ViệtNam dưới chế độ thực dân phong kiến. Qua số phận cùng cực của họ, nhà văn đã phảnánh một cách chân thực và sâu sắc xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng. Giá trịnhân đạo được thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của nhà văn đối với bi kịch của người VnDoc tài li u, văn pháp lu t, bi mi phínghèo và phát hiện ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp vững bề của người lương thiện trongmỗi nhân vật.Song mỗi tác phẩm nhà văn lại có những sáng tạo riêng trong việc thể hiện tư tưởngnhân đạo. Với nhân vật lão Hạc, nhà văn để nhân vật của mình vào một cuộc lựa chọngiữa cái chết và sống. Lão Hạc đã chọn cái chết để giữ được cho con trai mảnh vườn. LãoHạc là một người nông dân có bản chất lương thiện và tấm lòng nhân hậu.Chí Phèo khốn cùng hơn lão Hạc nhiều. Anh bất hạnh từ khi sinh ra cho đến lúc tự chấmdứt cuộc đời mình. Anh bị tha hóa, lưu manh hóa rồi bị từ chối quyền làm người. Cuộcđời của Chí là chuỗi bi kịch nhưng dù bị vui dập tàn nhẫn đến đau, bản chất lương thiệntrong anh vẫn không hề bị huỷ diệt. Cuộc gặp gỡ, bát cháo hành của Thị Nở và nhữngthanh âm trong trẻo của cuộc sống đời thường đã đánh thức bản chất lương thiện trongChí. Qua tấn bi kịch của Chí, nhà văn đã thể hiện niềm tin và tình yêu thương của mìnhđối với những người nông dân nghèo. III. TƯ LIỆU THAM KHẢO" Nam Cao đã diễn tả với một sức mạnh lạ thường quá trình lưu manh hóa của một sốquần chúng cơ bản trong hoàn cảnh bị đè nén, áp bức, bóc lột của xã hội cũ. Nhân vậtNam Cao thường trải qua chuyển biến. Trong truyện Tư cách mõ Nam Cao viết: “Ngườita tưởng ông trời sinh hắn ra như thế để mà làm mõ… Không!... Mới chỉ cách đây ba nămhắn vẫn còn được gọi là anh cu Lộ. Anh cu Lộ hiền như đất. Cờ bạc không, rượu chèkhông. Anh chỉ chăm chăm chú chú làm để nuôi vợ nuôi con”. Chí Phèo hiện ra chỉ biếtchửi rủa, kêu làng, vu vạ, cướp bóc, đâm chém, nhưng có một thời hắn là người “hiềnlành như đất”, Lí Kiến phải lấy làm “tội nghiệp” thấy hắn “vừa bóp đùi cho bà ba, vừarun run”. Chí Phèo phá phách, hủy hoại chung quanh và tự hủy hoại mình, những hànhđộng hầu như không tự giác, như sai khiến bởi một lực lượng vô hình. Thị Nở, tâm hồnvừa hé nở đón lấy hạnh phúc, đã vội cắt đứt với Chí Phèo: “Thị trút vào mặt hắn tất cả lờibà cô”. Mới thoáng yêu nhau, họ bỗng trở thành thù địch và cả thị lẫn Chí Phèo cũng chảhiểu ra làm sao cả.Nhân vật Nam Cao thường không làm được những điều mình muốn và bắt buộc phải làmnhững điều không muốn…”Lê Đình Kỵ(Nam Cao, con người và xã hội cũ Theo Nam Cao, về tác giả và tác phẩm, Sđd, tr.58-59) Giữa lúc người ta đang đắm mình trong những truyện tình mơ mộng và hùa nhau VnDoc tài li u, văn pháp lu t, bi mi phí“phụng sự cái thị hiếu tầm thường của độc giả, ông Nam Cao đã mạnh bạo đi theo mộtlối riêng, nghĩa là ông đã không thèm đếm xỉa đến cái sở thích của độc giả. Những cạnhsắc của tài ông đã đem đến cho văn chương một lối văn mới, sâu xa, chua chát và tànnhẫn, thứ tàn nhẫn của con người biết tin tài mình, thiên chức của mình.Quyển Đôi lứa xứng đôi có được độc giả hoan nghênh hay không, đó là một điều tôi chưacần biết, tôi chỉ biết rằng lúc viết nó, ông Nam Cao đã không hạ mình xuống bắt chướcai, không nói những cái người ta đã nói, không tả theo lối người ta đã tả. Ông đã dámbước chân vào làng văn với những cạnh sắc của riêng mình… Dám nói và dám viếtnhững cái khác người, ông Nam Cao đã đem đến cho ta những khoái cảm mới mẻ và ôngđã tỏ ra một người có can đảm…”.( Lê Văn Trương Tựa Đôi lứa xứng đôi, 1941. Theo Nam Cao, về tác giả và tác phẩm,Sđd, tr.108-112) VnDoc tài li u, văn pháp lu t, bi mi phíTrên đây chỉ là phần trích dẫn 10 trang đầu của tài liệu và có thế hiển thị lỗi font, bạn muốn xem đầyđủ tài liệu gốc thì ấn vào nút Tải về phía dưới.