Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Một số thể loại văn học Kịch, Nghị luận (Ngữ văn 11), trường THPT Quốc Oai - Hà Nội.

422d51c49d81ae167b36da42e1352176
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 8 tháng 2 2021 lúc 7:57:57 | Được cập nhật: 25 tháng 4 lúc 14:26:30 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 385 | Lượt Download: 2 | File size: 0.041984 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 11

MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: KỊCH, NGHỊ LUẬN

A.Kiến thức cơ bản

I. Kịch

1. Khái lược về kịch.

a. Khái niệm.

- Là nghệ thuật dùng sân khấu trình bày lời đối thoại của các nhân vật để phản ánh những xung đột trong đời sống xã hội (Từ điển tiếng Việt).

+ Là một loại hình nghệ thuật tổng hợp vì có sự tham gia của nhiều người thuộc các lĩnh vực khác nhau: tác giả kịch bản, đạo diễn, diễn viên, họa sĩ, thiết kế mĩ thuật, nhạc công, người phụ trách ánh sáng, người nhắc nhở viên…

+ Kịch: Lựa chọn những xung đột trong đời sống làm đối tượng miêu tả, phản ánh hiện thực đời sống.

Phân loại - Theo nội dung ý nghĩa xung đột:

+ Bi kịch: “Vũ Như Tô” , “Rô – mê – ô và Giu – li – ét ”…

+ Hài kịch: “Trưởng giả học làm sang”…

+ Chính kịch: “Bắc Sơn”, “Tôi và chúng ta”…

- Theo hình thức ngôn ngữ trình diễn:

+ Kịch thơ: “Lam Sơn tụ nghĩa” (khuyết danh), “Bài thơ cuộc đời ” (Huy Cận)…

+ Kịch nói: “Vũ Như Tô”, “Tôi và chúng ta” (Nguyễn Huy Tưởng )…

+ Ca kịch: “Quan âm Thị Kính”, Kim Nham (Chèo), “Nghêu Sò Ốc Hến” (Tuồng), “Lan và Điệp”, “Đời cô Lựu” – Trần Hữu Trang (Cải lương)…

2. Yêu cầu về đọc kịch bản văn học.

- Tìm hiểu xuất xứ để có hiểu biết chung về tác giả, tác phẩm, từ đó có cơ sở để cảm nhận nội dung và ý nghĩa đoạn trích được học.

- Cảm nhận lời thoại của các nhân vật là thao tác quan trọng, chú ý:

+ Tính chất ngôn ngữ của từng nhân vật: Giọng điệu, dùng từ ngữ, kiểu câu.

+ Xác định đặc điểm, tính cách của nhân vật qua các kiểu lời thoại.

+ Mối quan hệ giữa các nhân vật theo diễn tiến biểu hiện ngôn ngữ và tính cách.

- Phân tích hành động kịch (Xác định xung đột kịch, phân tích xung đột kịch).

- Nêu chủ đề tư tưởng: xác định giá trị ý nghĩa của tác phẩm kịch.

II. Nghị luận

1. Khái lược về văn nghị luận

a. Khái niệm

Nghị luận là một thể loại văn học đặc biệt dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận một vấn đề nào đó. (chính trị, xã hội, đạo đức, triết học, văn học nghệ thuật…).

b. Đặc trưng của văn nghị luận.

- Chủ yếu dùng lí lẽ, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó. Bàn về đúng, sai, phải, trái, khẳng định điều này, bác bỏ điều kia để người khác nhận ra chân lí, đồng tình với quan điểm của mình.

- Văn nghị luận thường có tính sâu sắc về tư tưởng, tình cảm, tính mạch lạc, chặt chẽ của suy nghĩ và trình bày, tính thuyết phục của lập luận.

- Ngôn ngữ trong văn nghị luận giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm. Đồng thời cũng đảm bảo tính chính xác tuyệt đối.

c. yêu cầu đọc văn nghị luận

- Tìm hiểu xuất xứ

- Phát hiện và tóm lược các luận điểm tư tưởng.

- Cảm nhận các sắc thái cảm xúc, tình cảm.

- Phân tích các biện pháp lập luận, cách nêu dẫn chứng, cách sử dụng ngôn ngữ.

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

III. Ghi nhớ

(SGK – trang 111)

IV. Luyện tập

B Bài tập

  1. Tìm đọc các sáng tác kịch của : Sech-xpia, Mo- li-e

  2. Phân tích nghệ thuật lập luận trong văn bản Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác