Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Sinh 8 tiết 39,40

12b7453652c58c57cf5943c97c3080ef
Gửi bởi: Thành Đạt 2 tháng 9 2020 lúc 18:21:11 | Được cập nhật: 9 giờ trước (21:08:08) Kiểu file: PDF | Lượt xem: 1067 | Lượt Download: 1 | File size: 0.295227 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Ngày soạn: 13/01/2020 Ngày dạy: 15/01/2020 Tiết 39( Bài 37): Tuần: 21 Tiết: 39 THỰC HÀNH PHÂN TÍCH MỘT KHẨU PHẦN CHO TRƯỚC I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức. - HS nắm được các bước lập khẩu phần dựa trên các nguyên tắc thành lập khẩu phần. - Phân biệt được giá trị dinh dưỡng có ở các loại thực phẩm chính. 2.Kĩ năng. - Xác định được cơ sở và nguyên tắc xác định khẩu phần. 3. Thái độ. - Giáo dục ý thức ăn uống đúng khẩu phần 4. Năng lực: - Thực hành, quan sát, tìm tòi, động não, tư duy, phân tích, so sánh, tổng hợp, hợp tác,.... II. CHUẨN BỊ. - HS chép bảng 37.1; 37.2 và 37.3 ra giấy. - Phóng to các bảng 37.1; 37.2 và 37.3 SGK. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. 1. Tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra câu 1, 2 SGK. 3. Bài mới VB: ? Nêu nguyên tắc lập khẩu phần. Vận dụng nguyên tắc lập khẩu phần để xây dựng khẩu phần 1 cách hợp lí cho bản thân. Hoạt động 1 HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP KHẨU PHẦN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV lần lượt giới thiệu các bước tiến - Bước 1: Kẻ bảng tính toán theo mẫu từ nhà. hành: - Bước 2: Điền tên thực phẩm và số lượng cung + Bước 1: Hướng dẫn nội dung bảng cấp vào cột A. 37.1 + Xác định lượng thải bỏ: A: Lượng cung cấp A1= A (tỉ lệ %) A1: Lượng thải bỏ + Xác định lượng thực phẩm ăn được: A2: Lượng thực phẩm ăn được A2= A – A1 + Bước 2:GV lấy 1 VD để nêu cách tính. - Bước 3: Tính giá trị thành phần đã kê trong bảng và điền vào cột thành phần dinh dưỡng, năng - GV dùng bảng 37.2 (SGK) lấy VD về lượng, muối khoáng, vitamin gạo tẻ, cá chép để tính thành phần dinh - Bước 4: dưỡng. + Cộng các số liệu đã liệt kê. + Cộng đối chiếu với bảng “Nhu cầu khuyến nghị cho người Việt Nam” từ đó có kế hoạch điều chỉnh chế độ ăn cho hợp lí. Hoạt động 2 TẬP ĐÁNH GIÁ MỘT KHẨU PHẦN MẪU SGK HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV yêu cầu HS đọc khẩu phần - HS đọc kĩ bảng 37.2, tính toán số liệu điền vào ô có của 1 nữ sing lớp 8, nghiên cứu dấu ? ở bảng 37.2. thông tin bảng 37.2 tính số liệu và điền vào chỗ có dấu ?, từ đó xác định mức áp dụng nhu cầu tính theo - Đại diện nhóm lên hoàn thành bảng, các nhóm khác %. nhận xét, bổ sung. - Yêu cầu HS lên chữa. - Từ bảng 37.2 đã hoàn thành, HS tính toán mức đáp ứng nhu cầu và điền vào bảng đánh giá. Hoạt động 3 VIẾT BÀI THU HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Yêu cầu HS thay đổi 1 vài loại - HS tập xác định 1 số thay đổi về loại thức ăn và khối thức ăn rồi tính toán lại số liệu cho lượng dựa vào bữa ăn thực tế rồi tính lại số liệu cho phù hợp. phù hợp với mức đáp ứng nhu cầu. - Dựa vào bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Vviệt Nam và bảng phụ lục dinh dưỡng thức ăn để tính toán. IV. KIỂM TRA- ĐÁNH GIÁ - GV nhận xét tinh thần, thái độ của HS trong giờ thực hành. - Đánh giá hoạt động của HS qua bảng 37.2 và 37.3. V. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ. - Về nhà hoàn thành bản thu hoạch để giờ sau nộp. - Đọc trước bài 38: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu. Ngày soạn: 15/01/2020 21 Tiết: 40 Tuần: Ngày dạy: 17/01/2020 CHƯƠNG VII- BÀI TIẾT Tiết 40 - BÀI TIẾT VÀ CẤU TẠO CỦA CƠ QUAN BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu vai trò của bài tiết với cơ thể sống. - Nêu thành phần của hệ bài tiết nước tiểu. 2. Kỹ năng - Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình. - Kỹ năng hoạt động nhóm 3. Thái độ - Giáo dục HS ý thức giữ vệ sinh cơ quan bài tiết. 4. Năng lực: - Quan sát, tìm tòi, động não, tư duy, phân tích, so sánh, tổng hợp, hợp tác,.... II. CHUẨN BỊ - Tranh cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Các hoạt động dạy – học. ĐVĐ: Hằng ngày cơ thể chúng ta bài tiết ra môi trường ngoài những sản phẩm nào? + HS: CO2; phân; nước tiểu và mồ hôi. Vậy thực chất của hoạt động bài tiết là gì? Vai trò của bài tiết đối với cơ thể như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình bài tiết Hoạt động của GV - Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi: Bài tiết là gì? Bài tiết có vai trò như thế nào đối với cơ thể sống? Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ đâu? Các cơ quan nào thực hiện bài tiết? Cơ quan nào chủ yếu? - GV chốt kiến thức. Tiểu kết: Hoạt động của HS I. Bài tiết - HS nghiên cứu thông tin mục I SGK, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi: - 1 HS đại diện nhóm trả lời từng câu các HS khác nhận xét, bổ sung rút ra kiến thức. - Bài tiết là quá trình lọc và thải ra môi trường ngoài các chất cặn bã do hoạt động trao đổi chất của tế bào thải ra, một số chất thừa đưa vào cơ thể quá liều lượng để duy trì tính ổn định của môi trường trong, làm cho cơ thể không bị nhiễm độc, đảm bảo các hoạt động diễn ra bình thường. - Cơ quan bài tiết gồm: phổi, da, thận (thận là cơ quan bài tiết chủ yếu). Còn sản phẩm của bài tiết là CO2; mồ hôi; nước tiểu. Hoạt động 2: Tim hiểu Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu Hoạt động của GV Hoạt động của HS II. Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu - HS quan sát H 38.1; đọc chú thích thảo luận và hoàn thành bài tập SGK. Kết quả: 1- d 2- a 3- d 4- d - 1 vài HS trình bày, các HS khác nhận xét. - Yêu cầu HS quan sát H 38.1; đọc chú thích, thảo luận và hoàn thành bài tập SGK. - Yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi và trình bày trên hình vẽ: Trình bày cấu tạo cơ quan bài tiết nước tiểu? - GV giúp HS hoàn thiện kiến thức. Tiểu kết: - Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái. - Thận gồm 2 triệu đơn vị thận có chức năng lọc máu và hình thành nước tiểu. Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận (thực chất là 1 búi mao mạch), nang cầu thận (thực chất là hai cái túi gồm 2 lớp bào quanh cầu thận) và ống thận. 4. Kiểm tra, đánh giá - GV chốt lại kiến thức bái học. - GV yêu cầu Hs trả lời câu hỏi 1 SGK trang 124: ? Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống? 5. Hướng dẫn về nhà GV yêu cầu HS về nhà: - Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài . - Đọc mục “Em có biết” - Đọc trước bài 39 “Bài tiết nước tiểu”