Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 13 : Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII

 BÀI 13: NƯỚC ĐẠI VIỆT Ở THẾ KỶ XIII

 I.  NHÀ TRẦN THÀNH LẬP:

 1.  Nhà Lý sụp đổ

- Cuối TK XII, quan lại nhà Lý ăn chơi sa đọa, không chăm lo đời sống nhân dân.  hạn hán lụt lội xảy ra liên miên, nhân dân cực khổ nhiều nơi nổi dậy đấu tranh, các thế lực phong kiến chống lại triều đình.

-  Nhà Lý dực vào họ Trần để dẹp loạn

- 12/1226 Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh, nhà Trần thành lập

2.  Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền.

- Bộ máy nhà nước được tổ chức chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương. Đứng đầu là Vua, thực hiện chế độ Thái Thượng Hoàng. Dưới vua có các quan đại thần văn võ do họ Trần nắm giữ. Nhà Trần đặt thêm một số cơ quan: quốc sử viện, thái y viện và một số chức quan: hà đê sứ, khuyết nông sứ, đồn điền sứ. Cả nước chia thành 12 lộ, dưới lộ là phủ, châu, huyện, dưới cùng là xã.

Bộ máy nhà nước thời Trần
Bộ máy nhà nước thời Trần

 

3.  Pháp luật thời Trần

- Ban hành bộ luật mới: Quốc Triều Hình luật: xác định lại những điều ban hành dưới thời Lý và có bổ sung,xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản,quy định cụ thể việc mua bán ruộng  đất

- Cơ quan pháp luật thời Trần được tăng cường, hoàn thiện hơn và đặt cơ quan Thẩm Hình Viện để xử kiện.

II. Nhà Trần xây dựng quân đội và phát triển kinh tế

1.  Nhà Trần xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng.

-  Quân đội: Gồm cấm quân và quân ở các lộ. Ngoài ra, có hương binh ở xã, quân đội của các vương hầu

+   Chủ trương xây dựng quân đội: Quân lính cốt tinh, không cốt đông, thực hiện chính sách: Ngụ binh ư nông, được luyện tập thường xuyên

-  Quốc phòng:

+   Cử các tướng giỏi đóng giữ các vị trí hiểm yếu.

+  Vua Trần thường đi tuần tra việc phòng bị.

2.  Phục hồi và phát triển kinh tế.

* Nông nghiệp:

- Chú trọng khai hoang mở rộng diện tích canh tác, đắp đê phòng lũ lụt, đào sông,nạo vét kênh mương.

- Nông dân được nhà nước quan tâm tích cực cày cáy.

-  Đặt chức quan Hà Đê Sứ

* Thủ công nghiệp:

- Lập nhiều xưởng thủ công nhà nước chuyên sản xuất đồ gốm, dệt và chế tạo vũ khí.

- Thủ công trong nhân dân có nhiều nghành như đúc đồng, làm giấy, khắc ván in.

Thạp và chậu gốm hoa nâu thời Trần
Thạp và chậu gốm hoa nâu thời Trần

 

* Thương nghiệp:

- Chợ mọc nhiều ở làng xã,Thăng Long có 61 phố phường.

- Buôn bán với nước ngoài rất phát triển:mở nhiều cửa biển: Hội thống, Hội triều,Vân đồn …

những người bán hàng rong xưa ở chợ Bưởi
Những người bán hàng rong ở chợ Bưởi thời Trần

 

* HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Sau khi học xong chương II (Nước Đại Việt thời Lý), em hãy nên vài nét vắn tắt về nhà Lý ?

Trả lời :

- Nhà Lý thành lập vào năm 1009

- Kinh đô nhà Lý xây dựng tại Thăng Long

- Năm 1054, nhà Lý đổi tên là Đại Việt

- Kinh tế, xã hội, văn hóa và nghệ thuật thời Lý rất phát triển

- Nhà Lý ban hành bộ luật Hình thư, đây là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta

- Năm 1077, nhà Lý đánh bại âm mưu xâm lược của nhà Tống, bảo vệ nền độc lập tự chủ của Đại Việt

- Từ cuối thế kỉ XII, đầu thế kỉ XIII, nhà Lý ngày càng suy yếu

2. Những biểu hiện nào cho thấy từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý bị suy yếu ?

Trả lời :

Những biểu hiện nào cho thấy từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý bị suy yếu :

- Vua, quan không quan tâm đến việc cai trị, không chăm lo đến đời sống của nhân dân như trước, chỉ lo ăn chơi sa đọa, quan lại giành quyền lực.

- Không quan tâm đến sản xuất nên lũ lụt, hạn hán, mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra.

- Dân nghèo nổi dậy đấu tranh ở nhiều nơi

- Xã hội không ổn định : nạn trộm cướp, các thế lực ở địa phương đánh giết lẫn nhau, quấy phá nhân dân, chống lại triều đình.

3. Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh nào ?

Trả lời :

Nhà Lý chỉ lo ăn chơi xa hoa, bất lực, không chăm lo đến đời sống của nhân dân làm cho nhân dân đói khổ. Họ bất mãn và nổi dậy khởi nghĩa. Các thế lực phong kiến ở địa phương đánh giết lẫn nhau làm cho triều đình nhà Lý thêm suy yếu, xã ội rối loan. Vua tôi nhà Lý bỏ chạy. Nhà Lý phải dựa vào thế lực của nhà Trần để tồn tại, đó chính là cơ hội để nhà Trần buộc Lý Chiêu Hoàng (vua cuối cùng của nhà Lý) phải nhường ngôi cho Trần Cảnh ( tháng 12, năm Ất Dậu 1226) và nhà Trần thành lập.

4. Theo em, việc nhà Trần thay nhà Lý có cần thiết không ?

Trả lời :

Trong hoàn cảnh suy sụp của nhà Lý (Cuối thế kỉ XII), nhà Trần thành lập thay nhà Lý quản lý đất nước là việc làm cần thiết để ổn định tình hình chính trị, xã hội, cải thiện đời sống cho nhân dân, xây dựng và bảo vệ đất nước, hợp với quy luật phát triển của lịch sử.

5. Bộ máy nhà nước thời Trần được tổ chức như thế nào ?

Trả lời :

- Được tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền, gồm ba cấp : triều đình, các đơn vị hành chính trung gian từ lộ đến phủ, huyện châu và cấp hành chính cơ sở là xã.

- Đứng đầu triều đình là vua, bên cạnh vua có Thái thượng Hoàng, bên dưới là các chức đại thần văn bõ, phần lớn là người họ Trần nắm giữ.

- Hệ thống quan lại bên  dưới vẫn như thời Lý nhưng được tổ chức có quy củ và đầy đủ hơn.

- Nhà Trần đặt thêm một số cơ quan như : Quốc sử viện ( đảm nhiệm việc viết sử), Thái y viên (coi việc chữa bệnh trong cung vua), Tôn nhân phủ ( nắm sự vụ họ hàng tôn thất) và một số chức quan như Hà đê sứ, khuyến nông sứ, đồn điền sứ...Nhà Trần còn quy định cụ thể thời hạn (cứ 15 năm) để xem xét việc thưởng, phạt quan lại.

6. Các đơn vị hành chính từ cấp lộ đến cấp xã ở thời Trần có gì thay đổi so với thời Lý ?

Trả lời :

Cả nước chia thành 12 lộ. Đứng đầu lộ có các chức chánh, phó An phủ sứ. Dưới lộ là phủ do chức chi phủ cai quản. Châu, huyện do các chức chi chây, tri huyện trông coi. Dưới cùng là xã, do xã quan đứng đầu, bộ máy hành chính ở triều đình và địa phương được tổ chức quy củ và đầy đủ hơn, có nhiều cơ quan quản lý nhà nước về các mặt.

7. Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần so với thời Lý ?

Trả lời :

Tổ chức bộ máy quan lại và các đơn vị thời Trần được hoàn chỉnh và chặt chẽ hơn thời Lý, chứng tỏ chế độ tập quyền thời Trần được củng cố hơn thời Lý

8. So với bộ máy nhà nước thời Lý, bộ máy nhà nước thời Trần có đặc điểm gì khác ?

Trả lời :

So với bộ máy nhà nước thời Lý, bộ máy nhà nước thời Trần có đặc điểm :

- Vua nhường ngôi cho con, sớm tự xưng là Thái thượng Hoàng, cùng con cai quản đất nước

- Các chức quan đại thần cho những người trong họ nắm giữ

- Đặt thêm một số cơ quan và một số chức quan để trông coi sản xuất

- Cả nước chia thành 12 lộ

9. Em hãy trình bày những nét chính về pháp luật thời Trần ?

Trả lời :

- Nhà nước chú trọng sửa sang luật pháp, ban hành bộ luật mới gọi là Quốc triều hình luật.

- Quốc triều hình luật thời Trần cũng giống như thời bộ Hình thư thời Lý, nhưng được bổ sung thêm. Pháp luật xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản, quy định cụ thể việc mua bán ruộng đất.

- Cơ quan pháp luật thời Trần được tăng cường và hoàn thiện hơn. Nhà Trần đặt cơ quan Thẩm hình viện để xét xử việc kiện cáo. Vua Trần vẫn để chuông lớn ở thềm điện Long Trì cho dân đến kêu oan khi cần. Sự cách biệt giữa vua, quan và dân chúng chưa thực sự sâu sắc.

10. Em hãy nhận xét bộ Quốc triều hình luật thời Trần với bộ Hình thư thời Lý ?

Trả lời :

Bộ Quốc triều hình luật :

- Xác định lại những điều luật ban hành dưới thời Lý và có bổ sung

- Xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản

- Quy định cụ thể việc mua bán ruộng đất

- Nhà Trần đặt cơ quan thẩm hình việc xét xử, kiện cáo còn ở thời Lý không có cơ quan xử lí và thi hành pháp luật mọi việc do vua quyết định.

=> Cơ quan pháp luật thời Trần được tăng cường và hoàn thiện hơn.

11. Quân đội thời Trần được tổ chức như thế nào ?

Trả lời :

- Quân đội nhà Trần gồm có cấm quân và quân ở các lộ. Cấm quân là đạo quân bảo vệ kinh thành, triều đình, nhà vua

- Ở các làng xã có hương binh. Khi có chiến tranh, còn có quân đội của các vương hầu.

- Quân đội nhà Trần được tuyển dụng theo chính sách "ngụ binh ư nông" và theo chủ trương "Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông", xây dựng tình đoàn kết trong quân đội.

- Quân đội nhà Trần được học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ thường xuyên

- Nhà Trần còn cử nhiều tướng giỏi cầm quần đóng giữ các vị trí hiểm yếu, nhất là vùng biên giới phía Bắc. Vua Trần thường đi tuần tra việc phòng bị ở các nơi này

12. Cấm quân được nhà Trần tuyển chọn như thế nào ?

Trả lời :

Cấm quân của nhà Trần được tuyển chọn từ những trai tráng khỏe mạnh ở quê hương của nhà Trần (Tức Mặc, Nam Định)

13. Em hiểu thế nào về chính sách "Ngụ binh ư nông" dưới thời nhà Trần ? Chính sách này có tác dụng như thế nào ?

Trả lời :

- Chính sách "ngụ binh ư nông" dưới thời nhà Trần là khi trong nước không có việc gì thì cho quân lính về làm ruộng, khi có việc chinh chiến thì hết thảy mọi người dân đều là quân lính.

- Chính sách trên vừa đảm bảo tiềm lực kinh tế, vừa có tác dụng trong việc bảo vệ đất nước. Hai nhiệm vụ vừa xây dựng đất nước, vừa bảo vệ đất nước luôn được chú trọng và thực hiện.

14. Qua hình vẽ người chiến binh và voi chiến, hình 27 (SGK 52), em có suy nghĩa gì về quân đội thời Trần ? Hình vẽ trang trí trên thống gốm đời Trần nói lên điều gì về tình hình đất nước ta thời đó ?

Trả lời :

- Quân đội nhà Trần rất hùng mạnh gồm nhiều binh chủng, trong đó tượng binh đã có những cống hiến nhất định.

- Hình vẽ trên thống phản ảnh tinh thần thượng võ của dân tộc ta với chủ trương đúng đắn "Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông" có nghĩa là chủ trương quân lính được luyện tập kĩ càng có chất lượng trong chiến đấu, một người mà chiến đấu giỏi còn hơn 10 người, 20 người không có chất lượng.

15. Việc xây dựng quân đội nhà Trần có gì khác và giống nhau so với thời Lý ?

Trả lời :

- Giống nhau : Quân đội gồm 2 bộ phận là cấm quân và quân ở địa phương, được tuyển dụng theo chính sách "ngụ binh ư nông".

- Khác nhau : 

  + Cấm quân thời Trần được tuyển chọn từ những người khỏe mạnh ở quê  hương của nhà Trần

  + Quân đội được xây dựng theo chủ trương " quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông".

16. Để củng cố quốc phòng, nhà Trần đã làm gì ?

Trả lời :

- Xây dựng tinh thần đoàn kết trong quân đội.

- Thực hiện chính sách "Ngụ binh ư nông"

- Quân đội nhà Trần được học tập binh pháp và thường xuyên luyện tập võ nghệ.

- Vua Trần thường đi điều tra việc phòng bị những nơi hiểm yếu, nhất là vùng biên giới phía bắc.

17. Chính sách " Khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc" của nhà Trần có ý nghĩa gì ?

Trả lời :

Chủ trương trên có ý nghĩa là nhà Trần biết "lấy yếu thắng mạnh", "lấy ít thắng nhiều". Phát huy sức mạnh đoàn kết nhân dân, biết lựa sức mình mà đánh, trên dưới một lòng đoàn kết thì trăm trận trăm thắng. Đó là những yếu tố vô cùng quan trọng để đánh bại kẻ thù xâm lược.

18. Nhà Trần đã làm gì để phục hồi và phát triển nông nghiệp ?

Trả lời :

- Về nông nghiệp, nhà Trần đẩy mạnh công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích sản xuất, đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh mương.

- Nhà vua hạ lệnh cho các lộ đắp đê từ đầu nguồn đến cửa biển để đề phòng nước sông lên to, gọi là đê Đỉnh nhĩ; Đặt chức Hà đê sứ để trông coi, đôc thúc việc đê; chỗ nào nắp vào ruộng đất của dân sẽ tính trả lại tiền.

- Năm 1266, nhà Trần cho phép các vương hầu, công chúa, phò mã, cung tần chiêu tập những người phiêu tán không có sản nghiệp làm nô tì để khai khẩn ruộng hoang, lập điền trang.

19. Em có nhận xét gì về chủ trương phát triển nông nghiệp của nhà Trần ?

Trả lời :

Các chủ trương phát triển nông nghiệp của nhà Trần rất tiến bộ, tích cực phù hợp trong tình hình bấy giờ. Nông dân được nhà nước quan tâm, cố gắng tích cực cày cấy, nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và phát triển

20. Tình hình thương nghiệp thời Trần phát triển như thế nào?

Trả lời :

- Ở các làng xã, chợ mọc lên ngày càng nhiều. Ở kinh thành Thăng Long, bên cạnh Hoàng thành đã có 61 phường

- Các của biển Hội Thống (Nghệ An), Hội Triều (Thanh Hóa), Vân Đồn (Quảng Ninh)....là nơi buôn bán tấp nập với thương nhân nước ngoài.

21. Em có nhận xét gì về tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần thế kỉ XIII ?

Trả lời :

Thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần thế kỉ XIII phát triển hơn thời Lý. Ở kinh thành Thăng Long bên cạnh Hoàng thành đã có 61 phường, các nghề thủ công đạt trình độ cao, việc buôn bán giao lưu trao đổi hàng hóa với người nước ngoài được mở rộng hơn trước.

Bài tập

Có thể bạn quan tâm



Có thể bạn quan tâm