Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA (NGỮ VĂN 10), TRƯỜNG THPT QUỐC OAI - HÀ NỘI.

388651d25cd8a0b1a314705afcca5b51
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 8 tháng 2 2021 lúc 14:55:19 | Được cập nhật: 2 giờ trước (20:42:36) Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 417 | Lượt Download: 2 | File size: 0.019173 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA

(Thân Nhân Trung)

  1. Kiến thức trọng tâm cần nắm:

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả: Thân Nhân Trung (1448-1499), tự Hậu Phủ, quê Bắc Giang. Ông đỗ tiến sĩ năm 1469, được Vua Lê Thánh Tông tin dùng.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ:

Để đề cao việc học:

Từ năm 1439, triều Lê đặt lệ xướng danh, yết bảng, vinh quy bái tổ cho những người đỗ đạt cao.

Năm 1484, Thân Nhân Trung được vua giao soạn bài văn bia này dựng ở Văn Miếu.

b. Thể loại văn bia: Bài văn khắc trên bia để ghi công tích các bậc danh nhân, anh hùng hoặc các sự kiện trọng đại.

II. Đọc hiểu văn bản

  1. Nội dung chính:

  1. Vai trò của hiền tài đối với đất nước.

  • Người hiền tài là người tài cao, học rộng, có đạo đức, có vai trò quan trọng quyết định đến sự hưng thịnh hoặc suy vong của quốc gia, dân tộc.

  • Những việc làm trọng đãi hiền tài của nhà nước phong kiến xưa:

  • Đề cao danh tiếng.

  • Ghi tên ở bảng vàng.

  • Phong tước, cấp bậc.

  • Ban yến tiệc.

  • Những việc đã làm chưa xứng đáng với vai trò, vị trí của hiền tài

  • Khắc bia tiến sĩ lưu danh sử sách.

  1. Ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ.

  • Khuyến khích nhân tài

  • Noi gương người hiền

  • Ngăn ngừa điều ác

  • Làm cho đất nước hưng thịnh, bền vững lâu dài

  • Tôn vinh hiền tài và răn dạy, nhắc nhở người hiền tài ý thức rõ trách nhiệm của mình đối với vận mệnh quốc gia.

  1. Bài học lịch sử được rút ra từ việc khắc bia tiến sĩ:

  • Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, chân lí ngàn đời của mọi thời đại.

  • Hiền tài có mối quan hệ sống còn đối với thịnh suy của đất nước.

  • Nhà nước Việt Nam quan điểm: giáo dục là quốc sách hàng đầu và có nhiều chính sách để trọng dụng nhân tài.

  1. Câu hỏi và bài tập:

  1. Đọc hiểu văn bản:

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu; rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quí chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ơn rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất.

(Ngữ văn 10, tập hai, NXB Giáo dục – 2006, tr.31 -32)

  1. Nêu các nội dung chính của văn bản.

  2. Thế nào là “hiền tài”?

  3. Mệnh đề Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, được tác giả triển khai như thế nào trong đoạn văn?

  4. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 – 10 câu), nêu suy nghĩ của anh/chi về sứ mệnh của hiền tài đối với đất nước.

  1. Làm văn:

  1. Anh/chị hãy giới thiệu bài văn bia Hiền tài là nguyên khí của quốc gia của Thân Nhân Trung.

  2. Suy nghĩ của anh/chi về tinh thần yêu nước của Thân Nhân Trung qua Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (trích Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba).

  3. Từ văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (trích Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba), hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 – 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của những nhân tài đất Việt ngày nay trong công cuộc xây dựng đất nước.