Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi HSG Hóa 9 huyện Nông Cống năm 2020-2021

be8e9f6891f488b3548aba60e535dc2b
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 8 tháng 8 2021 lúc 11:30:54 | Được cập nhật: hôm kia lúc 6:33:32 | IP: 14.245.250.39 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 358 | Lượt Download: 5 | File size: 0.016058 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NÔNG CỐNG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: HOÁ HỌC Câu 1: (2 điểm) 1. Nêu hiện tượng và viết phương trình hoá học xảy ra khi: Cho dây sắt vào dung dịch axit HCl dư, thêm từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch sau phản ứng, sau đó để một thời gian ngoài không khí. 2. Cho 100 ml dung dịch H2SO4 20% (d = 1,14g/ml) vào 400 gam dung dịch BaCl2 5,2%. Khi kết thúc phản ứng thu được kết tủa A và dung dịch B. Tính lượng kết tủa A và nồng độ % các chất trong dung dịch B. Câu 2: (2 điểm) Cho 6,5 gam hỗn hợp A gồm Fe, Mg, Zn phản ứng hoàn toàn với 2 lít dung dịch HCl 0,3M. 1. Chứng tỏ rằng A đã tan hết. 2. Tổng số mol 3 kim loại trong hỗn hợp A là 0,15; tỉ lệ số mol giữa Fe và Mg là 1 : 1. Tính % khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp A. Câu 3: (2 điểm) 1. Cho 23 gam Na vào 500 ml dung dịch NaOH 10% (d = 1,2 gam/ml). Tính nồng độ % của dung dịch mới. 2. Hãy giải thích vì sao không được bón chung các loại phân đạm như: Đạm Ure CO(NH 2)2; đạm 2 lá NH4NO3; đạm sunfat (NH4)2SO4 với vôi Ca(OH)2 hay tro bếp chứa K2CO3. Câu 4: (2 điểm) 1. Hoà tan 27,8 gam tinh thể MSO 4.nH2O vào nước thì thu được V ml dung dịch A. Cho Ba(NO3)2 dư vào V ml dung dịch A thu được 23,3 gam kết tủa. Mặt khác cho NaOH dư vào V ml dung dịch A thì thu được 9,0 gam kết tủa. Xác định công thức của tinh thể. 2. Cho a gam CO2 vào dung dịch chứa b mol Ca(OH) 2. Hãy xác định mối quan hệ giữa a và b trong hai trường hợp. a. Phản ứng thu được kết tủa cực đại. Tính số mol kết tủa. b. Phản ứng thu được kết tủa cực tiểu. Tính số mol kết tủa? Câu 5: (2 điểm) 1. Làm thế nào để pha chế được 1 lít dung dịch CuSO4 0,5M từ tinh thể CuSO4.5H2O và nước cất. 2. Làm thế nào để pha chế 1 lít dung dịch KOH 0,5M từ dung dịch KOH 40% và nước cất. Biết dung dịch KOH 40% có D = 1,4g/ml. Câu 6: (2 điểm) 1. Chỉ dùng thêm thuốc thử là dung dịch phenolphtalein nhận biết 5 chất lỏng mất nhãn đựng H2O, dung dịch NaCl, dung dịch BaCl 2, dung dịch NaHSO4, dung dịch NaOH. Viết phương trình hoá học nếu có. 2. Chỉ dùng thêm thuốc thử là quỳ tím nhận biết 5 dung dịch đựng trong 5 lọ mất nhãn sau: HCl, Ba(OH)2, Na2SO4, KOH, H2SO4. Viết phương trình hoá học nếu có. Câu 7: (2 điểm) 1. Dẫn 2,464 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH 1,05M thu được dung dịch A. Tính khối lượng muối trong A. 2. Cần tối thiểu bao nhiêu gam dung dịch Ba(OH) 2 40% cho vào dung dịch A để lượng kết tủa lớn nhất. Câu 8: (2 điểm) 1. Viết phương trình hoá học khi cho kim loại A hoá trị n tác dụng với các chất sau đây: Khí oxi; Nước; Axit clohidric (điều chế H2); Axit sunfuric (điều chế H2); Axit sunfuric (điều chế SO2). 2. Viết các phương trình hoá học (ghi rõ điều kiện của phản ứng) để hoàn thanh sơ đồ chuyển hoá sau: FeS2 → Fe2O3 → FeCl3 → Fe(OH)3 → H2O → Ba(OH)2 Câu 9: (2 điểm) Một hỗn hợp chứa Fe, FeO, Fe2O3. Nếu hoà tan a gam hỗn hợp trên bằng dung dịch HCl dư thì khối lượng H2 thoát ra bằng 1,00% khối lượng hỗn hợp đem thí nghiệm. Nếu khử a gam hỗn hợp trên bằng H2 dư thì thu được khối lượng nước bằng 21,15% khối lượng hỗn hợp đem thí nghiệm. Xác định phần trăm về khối lượng mỗi chất có trong a gam hỗn hợp trên. Câu 10 (2 điểm) 1. Cho BaO và dung dịch H2SO4 loãng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn A và dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với Na 2CO3. Viết các phương trình và xác định các chất trong A, B. 2. Tính tỉ khối của hỗn hợp khí A với hỗn hợp khí B. Biết A, B có cùng thể tích và ở cùng điều kiện. A là hỗn hợp hai khí C3H8 và C4H10. B là hỗn hợp gồm hai khí N2 và C2H4.