Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 1 Hóa 9 ĐỀ SỐ 6

5b4c19ba498be1e7dd9256bc8a6878d6
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 1 tháng 11 2022 lúc 17:10:48 | Được cập nhật: 2 giờ trước (5:24:12) | IP: 253.62.145.47 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 323 | Lượt Download: 1 | File size: 0.020485 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

B. Đề kiểm tra học kì 1 hóa 9 - Đề 6

Câu 1.  Dung dịch H2SO4 tác dụng với dãy chất là:

A. Fe, CaO, HCl.

B. Cu, BaO, NaOH.

C. Mg, CuO, HCl.

D. Zn, BaO, NaOH.

Câu 2. Để phân biệt 2 dung dịch HCl và H2SO4. Người ta dùng thuốc thử là:

A. Quỳ tím.

B. Zn.

C. dung dịch NaOH.

D. dung dịch BaCl2.

Câu 3. Chất gây ô nhiễm và mưa axit là

A. Khí O2.

B. Khí SO2.

C. Khí N2.

D. Khí H2.

Câu 4. Chất tác dụng được với HCl và CO2:

A. Sắt

B. Nhôm

C. Kẽm

D. Dung dịch NaOH.

Câu 5. Phương pháp được dùng để sản xuất khí sunfurơ trong công nghiệp.

A. Phân hủy canxi sunfat ở nhiệt độ cao.

B. Đốt cháy lưu huỳnh trong oxi.

C. Cho đồng tác dụng với axit sunfuric đặc, nóng.

D. Cho muối natrisunfit tác dụng với axit clohiđric.

Câu 6. Dùng Canxi oxit để làm khô khí:

A. Khí CO2

B. Khí SO2

C. Khí HCl

D. CO

Câu 7. Dung dịch axit mạnh không có tính chất là:.

A. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.

B. Tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước.

C. Tác dụng với nhiều kim loại giải phóng khí hiđrô.

D. Làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.

Câu 8. Hòa tan 23,5 gam K2O vào nước. Sau đó dùng 250ml dung dịch HCl để trung hòa dung dịch trên. Tính nồng độ mol HCl cần dùng.

A. 1,5M B. 2,0M C. 2,5 M D. 3,0 M

Câu 9. Khí lưu huỳnh đioxit SO2 được tạo thành từ cặp chất là

A. K2SO4 và HCl.

B. K2SO4 và NaCl.

C. Na2SO4 và CuCl2

D. Na2SO3 và H2SO4

Câu 10. Dung dịch của chất X có pH >7 và khi tác dụng với dung dịch kali sunfat tạo ra chất không tan. Chất X là.

A. BaCl2

B. NaOH

C. Ba(OH)2

D. H2SO4

Câu 11. Nhỏ một giọt quỳ tím vào dung dịch KOH, dung dịch có màu xanh; nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 cho tới dư, vào dung dịch có màu xanh trên thì.

A. Màu xanh vẫn không thay đổi.

B. Màu xanh nhạt dần rồi mất hẳn.

C. Màu xanh nhạt dần rồi mất hẳn, rồi chuyển sanh màu đỏ

D. Màu xanh đậm thêm dần.

Câu 12. Để phân biệt 3 gói bột: Fe, Cu và Al có thể dùng các dung dịch 

A. NaOH và FeCl2 

B. HCl và CuCl2 

C. Ca(OH)2 và NaCl 

D. HCl và NaOH

Câu 13. Có những chất khí sau: CO2; H2; O2; SO2; CO. Khi nào làm đục nước vôi trong .

A. CO2

B. CO2; CO; H2

C. CO2 ; SO2

D. CO2; CO; O2

Câu 14. CaO phản ứng được với tất cả các chất trong dãy

A. NaOH; CaO; H2O

B. CaO; K2SO4; Ca(OH)2

C. H2O; Na2O; BaCl2

D.CO2; H2O; HCl

Câu 15. Khí CO tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A. Fe2O3, CuO, O2, PbO

B. CuO, CaO, C, O2

C. Al2O3, C, O2, PbO

D. Fe2O3, Al2O3, CaO, O2

Câu 16. Đốt cháy 48 gam Lưu huỳnh với khí oxi, sau phản ứng thu được 96 gam khí Sunfuro. Khối lượng của oxi tác dụng là:

A. 40g

B. 44g

C. 48g

D. 52g

Câu 17. Để hòa tan hoàn toàn 1,3 g kẽm thì cần 14,7g dung dịch H2SO4 20%. Khi phản ứng kết thúc khối lượng hiđro thu được là:

A. 0,03g

B. 0,04g

C. 0,05g

D. 0,06g

Câu 18. Hòa tan hoàn toàn 14,40 gam kim loại M (hóa trị II) trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 13,44 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là :

A . Mg

B. Ca

C. Be

D. Ba

Câu 19. Phản ứng giữa các chất nào sau đây không tạo ra muối sắt (II)?

A. Fe với dung dịch HCl 

B. Fe với dung dịch HgCl2

C. FeO với dung dịch H2SO4 loãng 

D. Fe với Cl2 

Câu 20. Khối lượng Fe có thể điều chế được 200 tấn quặng hematit chứa 60% Fe2O3 là 

A. 42 tấn 

B. 64 tấn 

C. 80 tấn 

D. 78,13 tấn 

Câu 21. Đinh sắt không bị ăn mòn trong trường hợp nào sau đây?

A. Để đinh sắt trong không khí khô.

B. Ngâm đinh sắt trong ống nghiệm đựng nước có hòa tan khí oxi.

C. Ngâm đinh sắt trong ống nghiệm đựng nước muối

D. Ngâm đinh sắt trong ống nghiệm đựng nước có nhỏ vài giọt axit HCl

Câu 22. Để sản xuất gang trong công nghiệp, cần có các nguyên liệu:

A. Quặng pirit sắt (FeS2), than cốc, không khí và chất phụ gia

B. Sắt phế thải, than cốc, không khí và chất phụ gia.

C. Sắt phế thải, không khí và chất phụ gia

D. Quặng sắt hemantit (Fe2O3) hoặc manhetit (Fe3O4), tha cốc, không khí và chất phụ gia

Câu 23. Muối Fe(NO3)2 có lẫn ít muối AgNO3. Có thể dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch Fe(NO3)2?

A. Zn

B. Fe

C. Cu

D. Ag

Câu 24. Cho 5,4 gam hỗn hợp 2 kim loại Fe và Zn tác dụng hoàn toàn với 90 ml dung dịch HCl 2M. Khối lượng muối thu được là

A. 11,79 gam

B. 11,5 gam

C. 15,71 gam

D. 17,19 gam

Câu 25. Cho 5,4 gam Al vào dung dịch NaOH loãng, dư, sau phản ứng thu được V lít khí H2 (ở đktc)

A. 4,48 lít

B. 6,72 lít

C. 8,96 lít

D. 5,04 lít

Câu 26. Các đồ vật bằng nhôm bền trong không khí và nước là do:

A. Có một lớp Al(OH)3 bên ngoài bảo vệ

B. Có một lớp Al2O3 bên ngoài bảo vệ

C. Nhôm không tan trong nước

D. Nhôm bền, không bị oxi hóa

Câu 27. Kim loại X có nhiệt độ nóng chảy cao nhất, được sử dụng làm dây tóc bóng đèn. Kim loại X là:

A. Vonfram

B. Sắt

C. Thủy ngân

D. Vàng

Câu 28. Dãy nào dưới đây được sắp xếp theo thứ tự giảm dần mức độ hoạt động hóa học

A. K, Ag, Fe, Zn

B. Ag, Fe, K, Zn

C. K, Zn, Fe, Ag

D. Ag, Fe, Zn, K

Câu 29. Trong số các kim loại X, Y, Z, T thì chỉ có:

X và Y đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học kim loại

X và T đẩy được Z ra khỏi dung dịch muối tương ứng.

Dãy sắp xếp các kim loại theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học là

A. X, Y, Z, T

B. X, Y, T, Z

C. Z, T, X, Y

D. Y, X, T, Z

Câu 30. Khi cho kim loại Mg (dư) vào dung dịch gồm 2 muối Cu(NO3)2 và AgNO3, sản phẩm thu được gồm

A. hai kim loại và một muối

B. ba kim loại và một muối

C. ba kim loại và hai muối

D. hai kim loại và 2 muối

...........................HẾT........................

Đáp án đề thi học kì 1 hóa 9 năm học 2020 - 2021 Đề 6

1D 2D 3B 4D 5C 6D 7A 8B 9D 10C
11C 12A 13C 14D 15A 16C 17 18A 19D 20B
21A 22D 23B 24A 25B 26B 27A 28D 29D 30C