Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi HSG Địa 9 huyện Tam Nông năm 2014-2015

a29fc57b5f8da609bf794cc8b3d00f01
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 11 tháng 8 2021 lúc 21:49:28 | Được cập nhật: 29 tháng 4 lúc 22:57:35 | IP: 14.245.250.39 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 206 | Lượt Download: 5 | File size: 0.194048 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TAM NÔNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2014-2015 Môn: Địa lí Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1. (4,0 điểm) Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam hãy: a) Nêu các đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí nước ta về mặt tự nhiên. b) Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho việc phát triển kinh tế - xã hội nước ta? Câu 2. (2,0 điểm) Bằng kiến thức của mình Anh (chị) hãy cho biết: Dân số đông và tăng nhanh gây nên những hậu quả gì? Câu 3. (5,0 điểm). a) Phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp? b) Hãy lập sơ đồ thể hiện cơ cấu các ngành dịch vụ ở nước ta. Câu 4. (5,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày: Các thế mạnh chủ yếu của vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ trong việc phát triển kinh tế? Câu 5. (4,0 điểm): Dựa vào bảng số liệu dưới đây: Sản lượng thủy sản của nước ta. (Đơn vị: nghìn tấn) Năm Tổng số Khai thác Nuôi trồng 1990 890,6 728,5 162,1 1994 1465,0 1120,9 344,1 1998 1782,0 1357,0 425,0 2002 2647,4 1802,6 844,8 2005 3465,9 1987,9 1478,0 a) Hãy tính tỷ lệ sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng trong tổng sản lượng thủy sản của nước ta, từ năm 1990 đến 2005. b) Từ biểu đồ đã vẽ, nêu nhận xét về sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản. -------------------------Hết------------------------Họ và tên học sinh :…………………………................trường……………………… (Thí sinh được sử dụng Át lát Địa lí Việt Nam - NXBGD) PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TAM NÔNG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2014-2015 Môn: Địa lí Câu Nội dung cần đạt Câu 1 Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 4 và 5 - Tái bản 2010 (Hành chính và (4,0 điểm) Hình thể) Điểm 0,25 a) Các đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên: - Vị trí nội chí tuyến. - Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. - Vị trí cầu nối giữa đất liền với biển; giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo. - Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật. b) Những thuận lợi và khó khăn của vị trí và hình dạng lãnh thổ đối với việc phát triển kinh tế - xã hội nước ta: * Thuận lợi: - Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ làm cho thiên nhiên nước ta phân hoá đa dạng tạo điều kiện phát triển một nền kinh tế toàn diện. - Mở rộng giao lưu với các nuớc Đông Nam Á và thế giới do vị trí trung tâm và cầu nối. - Động thực vật phong phú do vị trí giao lưu các luồng sinh vật. - Miền Bắc và vùng núi có mùa đông lạnh nên sản xuất cây trồng vùng lạnh. * Khó khăn: - Lãnh thổ kéo dài, nhiều sông suối nên giao thông gặp nhiều khó khăn; cần đầu tư xấy dựng nhiều đường, cầu, cống… - Khí hậu nhiệt đới gió mùa bên cạnh thuận lợi gây nhiều thiên tai: bão, lụt, hận hán, cháy rừng, rét đậm … Câu 2 Dân số đông và tăng nhanh sẽ gây sức ép tới sự phát triển kinh tế - xã hội, (2,0 điểm) cụ thể: (HS nêu các ý sau và đưa ra dẫn chứng) a) Về kinh tế - Gây sức ép đến lao động và việc làm (d/c)… - Ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế của đất nước (d/c)… - Gây sức ép tới tiêu dùng và tích lũy (d/c)…. b) Về xã hội - Gây sức ép đến giáo dục (d/c)…. - Gây sức ép đến Y tế và chăm sóc sức khỏe (d/c)… - Gây sức ép đến thu nhập, mức sống… c) Về môi trường - Tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt (d/c)…. - Ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững (d/c)… Câu 3 (5,0 điểm) 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 a) Phát triển và phân bố công nghiệp chế biến ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp: - Góp phần nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh của hàng nông nghiệp. -Giúp sử dụng và bảo quản sản phẩm được lâu dài; đa dạng hóa sản phẩm lương thực, thực phẩm. - Nâng cao hiệu quả sản xuất, ổn định và phát triển các vùng chuyên canh. - Đưa công nghiệp phục vụ nông nghiệp để từng bước hiện đại hóa nông nghiệp, tiến tới mô hình sản xuất liên kết nông – công nghiệp) -Giảm chi phí và thời gian vận chuyển sản phẩm nông nghiệp… b) Lập sơ đồ các ngành dịch vụ (nếu không lập sơ đồ mà chỉ nêu ra đúng, đủ các ngành thì chấm 1,0 điểm) - Đúng 3 ngành của dịch vụ tiêu dùng (0,75đ) - Đúng 3 ngành của dịch vụ sản xuất (0,75đ) - Đúng 2 ngành của dịch vụ công cộng (0,5đ) 0,75 0,5 0,5 0,75 0,5 Các ngành dịch vụ Dịch vụ tiêu dùng: Câu 4 Dịch vụ sản xuất: Dịch vụ công cộng: - Thương nghiệp, dịch vụ - Giao thông vận tải, - KHCN, giáo dục, y sửa chữa - Khách sạn nhà hàng. - Dịch vụ cá nhân và cộng đồng bưu chính viễn thông. - Tài chính, tín dụng. - Kinh doanh tài sản, tư vấn. tế, văn hóa, thể thao. - Quản lí nhà nước, đoàn thể và bảo hiểm bắt buộc Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 26 - Tái bản 2010 (Vùng Trung du và 2,0 0,25 (5,0 điểm) miền núi Bắc Bộ, vùng đồng bằng Sông Hồng). Các thế mạnh chủ yếu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trong việc phát triển kinh tế: - Khoáng sản: + Kim loại đen: Sắt, Man gan, Ti tan.. 0,5 + Kim lại mầu: Đồng, Thiếc, Chì, Kẽm, Vàng… + Phi kim loại: A patit, Phot pho, Pi rit, Đá vôi, Đất hiếm, Than… 0,5 0,5 => Phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản. - Thủy điện: + Do địa hình núi cao, đồ sộ, cắt xẻ mạnh; mạng lưới sông ngòi dày đặc, lượng mưa trung bình năm lớn nên vùng có tiềm về thủy điện lớn nhất cả nước. + Phân bố các nhà máy thủy điện: Hòa Bình (sông Đà) – 1,9 triệu kw; Thác Bà (sông Chảy) – 11 vạn kw; Sơn La (sông Đà) – 2.400 Mw. 0,25 0,5 0,5 - Cây công nghiệp lâu năm, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới: Do khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông kèm theo mưa phùn. + Cây công nghiệp: Chè, sơn, trẩu, sở,…phân bố chủ yếu ở Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ… + Cây dược liệu: Hồi, quế, đỗ trọng, xuyên khung, nhân trần…. phân bố chủ yếu Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn… + Cây rau, quả: Su hào, bắp cải, súp lơ, đào, lê, táo, mận…. phân bố khắp miền. - Chăn nuôi đại gia súc: Trâu, bò, voi,…phân bố vùng trung du: do có nhiều đồng cỏ… - Lâm nghiệp: Do vùng có tài nguyên đất, khí hậu thuận lợi cho phát triển nghề trồng rừng, theo hướng nông - lâm kết hợp; bảo rừng đầu nguồn và khai thác gỗ. Câu 5 a) Tính tỷ lệ (xử lý số liệu) (4,0 điểm) Sản lượng thủy sản của nước ta. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 (Đơn vị: %) Năm Tổng số Khai thác Nuôi trồng 1990 100 81,80 18,20 1994 100 76,51 23,49 1998 100 76,15 23,85 2002 100 68,09 31,91 2005 100 57,36 42,64 b) Vẽ biểu đồ: - Vẽ chính xác, đẹp, chia khoảng cách hợp lý (Vẽ biểu đồ miền chấm điểm tối đa 1,0 điểm; nếu vẽ biểu đồ đường chấm 0,5 điểm). - Có tên biểu đồ, đơn vị ở 2 trục, chú giải (thiếu mỗi yếu tố trừ 0,25 điểm) c) Nhận xét: - Tỷ trọng sản lượng thủy sản khai thác ngày càng giảm và giảm liên tục, qua các năm từ 81,80% xuống 57,36%; do đánh bắt thủy sản tự nhiên quá mức... - Tỷ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng ngày càng tăng và tăng liên tục, qua các năm từ 18,20% xuống 42,64%; tăng nhanh nhất là giai đoạn sau năm 1998; do có chính sách khuyến khích nuôi trồng... 0,75 1,0 0,75 0,75 0,75