Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 8 trường THCS Thông Tây Hội năm 2014-2015

7cbe1fe719df34d9f6c9f25e994a5363
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 9 tháng 9 2021 lúc 22:18:39 | Được cập nhật: 1 tháng 5 lúc 6:16:32 | IP: 113.165.207.93 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 82 | Lượt Download: 0 | File size: 0.01654 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GD ĐT GÒ VẤP TRƯỜNG THCS THÔNG TÂY HỘI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2014-2015 Môn: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ BÀI PHẦN I: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN (6 điểm) Đọc kĩ đoạn thơ sau: “ … Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa. Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?” Câu 1: (1,0 điểm) Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Thuộc thể thơ gì? Kể tên hai bài thơ thuộc phong trào Thơ Mới trong chương trình ngữ văn 8 hkII. Câu 2: (2,0 điểm) a/ Câu thơ cuối của đoạn thơ trên thuộc kiểu câu gì? Mục đích nói của câu đó là gì? b/ Đoạn thơ trên đã thể hiên cảm xúc gì của nhà thơ? Câu 3: (3,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội (Khoảng 10- 15 câu) nói về việc giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. PHẦN II :TẠO LẬP VĂN BẢN ( 4 điểm ) Suy nghĩ về câu tục ngữ: “ Thương người như thể thương thân.” Hết ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM Phần I ( 6 điểm ) Câu 1: (1,0 điểm) - Tên bài thơ “ Ông đồ” (0,25 điểm) - Tác giả: Vũ Đình Liên (0,25 điểm) - Thuộc thể thơ ngũ ngôn (0,25 điểm) - Hai bài thơ: Nhớ rừng, Ông đồ (0,25 điểm) Câu 2: (2,0 điểm) a/ Câu thơ cuối của đoạn thơ trên thuộc kiểu câu nghi vấn. Mục đích nói của câu đó là bộc lộ cảm xúc. b/ Đoạn thơ trên đã thể hiên nỗi niềm thương tiếc của nhà thơ trước việc vắng bóng hình ảnh ông đồ vào mỗi dịp xuân về. Câu 3: ( 3 điểm) Cần thể hiện được các nội dung cơ bản sau: - Giải thích thế nào là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc? ( Là những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc ta được lưu truyền lại…) - Những biểu hiên của việc giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. - Phê phán những thái độ không tôn trọng hoặc phá hoại những nét đẹp ấy. - Nêu nhiệm vụ của bản thân PHẦN II ( 4 ĐIỂM ) Yêu cầu vận dụng kiến thức về văn nghị luận xã hội để giải quyết vấn đề Về nội dung cần đảm bảo các ý cơ bản + Nêu được vấn đề cần nghị luận (Câu tục ngữ: “ Thương người như thể thương thân”.) + Giải thích câu tục ngữ + Biểu hiện của truyền thống “Thương người như thể thương thân” và rút ra ý nghĩa… + Biểu hiện trái ngược và phê phán +Rút ra bài học cho bản thân: Thể hiện lòng thương người, tinh thần tương thân tương ái… Về hình thức : bố cục phải rõ ràng, mạch lạc Yêu cầu HS phải viết một văn bản nghị luận có đủ bố cục 3 phần rõ ràng.  Lưu ý: GV trân trọng những bài làm có ý tưởng độc đáo, sáng tạo, biết dùng lí lẽ và lập luận theo trình tự hợp lí. Hết