Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 7 trường THCS Trần Văn Ơn năm 2019-2020

c3be60843bdc97bc2ae472e799919803
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 12 tháng 2 2022 lúc 17:13:32 | Được cập nhật: 3 phút trước | IP: 14.185.168.44 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 22847 | Lượt Download: 1 | File size: 0.02276 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN 1 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM HỌC 2019-2020

TRẦN VĂN ƠN MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 7

Ngày kiểm tra: 13 tháng 6 năm 2020

ĐỀ CHÍNH THỨC

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (3,0 điểm): Đọc kĩ ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới

“Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao!”

(Sách giáo khoa Ngữ văn 7 – tập 2)

a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản? của tác giả? (0,5đ)

b. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? (0,5đ)

c.Tìm phép liệt kê có trong đoạn văn trên? Về mặt cấu tạo, cho biết kiểu của phép liệt kê đó? (1,0đ)

d.Từ đoạn văn trên, em học tập được ở Bác điều gì? Viết từ 2 đến 3 câu trình bày suy nghĩ đó. (1,0đ)

Câu 2 (7,0 điểm)

Em hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”.

--------------------- Hết ---------------------

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu; cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Họ và tên thí sinh....................................................Số báo danh...............................

UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN 1 ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ II

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM HỌC 2019-2020

TRẦN VĂN ƠN MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 7

Ngày kiểm tra: 13 tháng 6 năm 2020

HƯỚNG DẪN CHẤM

(gồm 2 trang)

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu

Nội dung

Điểm

a. Xác định được đúng văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ. (0,25đ)

Nêu đúng tác giả: Phạm Văn Đồng (0,25đ)

b. Nêu đúng nội dung đoạn văn (0,5đ)

c. Xác định phép liệt kê (0,5đ)

Bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.

Xác định đúng kiểu cấu tạo của phép liệt kê (0,5đ)

d. Viết được 2 đến 3 câu theo yêu cầu đề (1,0đ)

3,0

2

Viết bài tập làm văn

7,0

  1. Tiêu chí về nội dung

  1. Mở bài (0,5đ)

- Giới thiệu câu tục ngữ => Vấn đề cần giải thích.

- Đạt mức tối đa (0,5đ)

Có giới thiệu nhưng chưa hay, còn mắc lỗi dùng từ, diễn đạt. (0,25đ)

- Không đạt (0,0đ): không viết mở bài, lạc đề hoàn toàn.

  1. Thân bài (5,0đ)

* Ý 1: Giải thích nội dung câu tục ngữ. “Thương người như thể thương thân”

- “Thương” là tình, yêu thương, trân trọng, sẻ chia, giúp đỡ khi gặp khó khăn, hoạn nạn là sự thấu hiểu với nhau trong cuộc sống.

- “Thân” là bản thân mình.

=> Câu tục ngữ “thương người như thể thương thân” có ý nghĩa khuyên ta nên xem người khác như chính mình dành cho họ những tình cảm yêu thương chân thành sâu sắc như đối với chính bản thân mình.

* Ý 2: Tại sao phải Thương người như thể thương thân?

- Đây là một truyền thống đạo lí vô cùng quý báu của dân tộc ta.

- Con người không ai có thể tách rời khỏi cộng đồng để sống đơn độc, lẻ loi mà phải biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau để tạo mối quan hệ vối mọi người xung quanh.

- Yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau là cơ sở để tạo nên sức mạnh của cả dân tộc để chống giặc ngoại xâm hay những khó khăn do thiên tai gây ra.

- Yêu thương giúp đỡ của người khác là giúp đỡ chính mình.

- Mọi người cùng tiến bộ, phát triển thì xã hội, đất nước cũng sẽ phát triển tốt đẹp hơn.

* Ý 3: Chúng ta cần làm gì để thể hiện tình cảm yêu thương ấy?

- Biểu hiện của lòng yêu thương, đùm bọc lẫn nhau là trong gia đình yêu thương ông bà, cha mẹ.

- Còn ngoài xã hội ta giúp đỡ người khác bằng tấm lòng nhân ái và điều kiện vật chất mà mình có khả năng.

- Yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau xuất phát từ lòng chân thành, tự nguyện, không tính toán mới là nghĩa cử cao đẹp thể hiện nhân cách con người.

* Ý 4: Phê phán thái độ thờ ơ, những kẻ có lối sống ích kỉ, hẹp hòi trước nỗi đau của người khác.

* Đạt mức tối đa (5 điểm): học sinh giải thích theo trình tự hợp lý, kết hợp với dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu làm nổi bật vấn đề cần giải thích, liên kết khá chặt chẽ bài làm tốt.

* Đạt mức chưa tối đa (4,0 - 4,5 điểm): học sinh viết khá, giải thích được vấn đề, biết kết hợp dẫn chứng còn mắc một vài lỗi chính tả, diễn đạt.

(3,0 - 3,5 điểm): học sinh viết được nhưng còn sơ sài, thiếu ý, nội dung chưa sâu sắc.

* Chưa đạt (2,0 - 2,5 điểm): viết quá sơ sài, nghèo nàn, diễn xuôi qua loa.

* Không đạt (0,0 điểm): lạc đề, bỏ giấy trắng hoặc không làm bài.

3. Kết bài (0,5đ)

- Khẳng định ý nghĩa câu nói là một truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc chúng ta cần phát huy, là lời khuyên bổ ích cho mọi người

- Biết liên hệ bản thân một cách khéo léo.

- Có phần kết bài nhưng bài học, suy nghĩ mơ hồ, lan man: 0,25 điểm - Không viết kết bài: 0,0 điểm

  1. Các tiêu chí khác

- Bố cục đầy đủ ba phần, thân bài có tách đoạn

- Nắm phương pháp làm bài văn nghị luận giải thích.

- Không mắc các lỗi diễn đạt, không sai lỗi chính tả (hoặc mắc 1 vài lỗi không đáng kể) trình bày rõ ràng, mạch lạc.

- Ngôn ngữ trong sáng, đúng ngữ pháp, có hình ành, có cảm xúc sâu sắc, chân thực. (phần tiêu chí này, giáo viên xem xét tổng thể bài làm học sinh và cân nhắc việc cho hoặc trừ điểm hợp lý)

0,5

0,5

Lưu ý - Trên đây là một số gợi ý, giáo viên trong khi chấm cần căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh để chấm cho phù hợp, khuyến khích những bài viết có nhiều ý tưởng, giàu chất văn và sáng tạo của học sinh

--------------------------Hết-------------------------