Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 7 trường THCS Trần Hưng Đạo năm 2019-2020

b2e1aa9ba72bb299c110f9c8290383c0
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 12 tháng 2 2022 lúc 17:14:12 | Được cập nhật: 23 phút trước | IP: 14.185.168.44 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 22822 | Lượt Download: 2 | File size: 0.025486 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 12

Trường THCS Trần Hưng Đạo

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019-2020

Môn : Ngữ văn 7

Thời gian: 90 phút

(Không kể thời gian phát đề)

Phần I. Đọc - hiểu (7 điểm)

Câu 1: Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:

“Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, căn nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao !

( Đức tính giản dị của Bác Hồ-Phạm Văn Đồng, SGK Ngữ Văn 7,tập 2)

a). Xác định trạng ngữ và cho biết tác dụng của trạng ngữ trong câu văn :’ Ở việc làm nhỏ đó , chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ” . (1 điểm)

b). Nêu nội dung chính của đoạn văn trên. (1 điểm)

c). Lối sống giản dị của bác được thể hiện qua chi tiết nào trong đoạn văn. (1 điểm)

d). Trong câu văn: “Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất.” Em hiểu nội dung câu văn trên như thế nào? ( 1 điểm)

e). Từ nội dung đoạn văn trên hãy viết 3 - 4 câu nêu cảm nhận của em về lối sống giản dị của Bác Hồ.(1,5 điểm)

f). Viết đoạn văn ngắn, 4 - 5 câu em học tập được điều gì ở Bác cho bản thân mình trong đoạn trích trên. .(1,5 điểm)

Phần II. Làm văn (3 điểm)

Em hãy giải thích câu tục ngữ:

“Uống nước nhớ nguồn”

Hết

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 12

Trường THCS Trần Hưng Đạo

ĐÁP ÁN: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

Môn: Ngữ văn 7

Năm học: 2019-2020

Phần I. Đọc – hiểu:

Câu 1 (7 điểm)

Điểm
a

- Trạng ngữ: Ở việc làm nhỏ đó.

- Tác dụng: Chỉ cách thức, nguyên nhân.

* Mức tối đa (1,0 điểm): Đáp ứng yêu cầu trên.

* Mức chưa tối đa (0,5 điểm): Chưa đáp ứng được yêu cầu trên. * Mức không đạt (0 điểm): Trả lời không đúng hoặc không trả lời.

(Tùy theo cách trả lời của HS, GV cho điểm sao cho phù hợp

0,5

0,5

b

- Ca ngợi đức tính giản dị của Bác Hồ trong đời sống, bữa ăn , nơi ở, hòa hợp với thiên nhiên…

* Mức tối đa (1,0điểm): Đáp ứng yêu cầu trên.

* Mức chưa tối đa (0,5 điểm): Chưa đáp ứng được yêu cầu trên.

* Mức không đạt (0 điểm): Trả lời không đúng hoặc không trả lời.

Lưu ý : Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, miễn sao hợp lý, giáo viên không cứng nhắc, cần động viên khuyến khích cho điểm sao cho phù hợp.

1,0
c

- Lối sống giản dị của bác được thể hiện qua chi tiết:

+ Bữa cơm, đồ dùng, căn nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất..

+ Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng.

1,0
d

- Nội dung câu văn trên là: Ca ngợi sự giản giản dị của Bác trong đời sống , bữa ăn nơi ở, Bác trân trọng thành quả sản xuất của người lao động và Bác rất ngăn nắp, gọn gàng.

Lưu ý : Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, miễn sao hợp lý, giáo viên không cứng nhắc, cần động viên khuyến khích cho điểm sao cho phù hợp.

1,0
e

- Viết thành 2 - 3 câu hoàn thành đề nghị không trừ điểm

  • Bác là vị lãnh tụ kiệt xuất cả, giản dị, đơn sơ.

  • Bác quý trọng thành quả con người lao động, tiết kiệm.

  • Bác hòa hợp với thiên nhiên.

  • Bác gọn gàng, ngăn nắp

Lưu ý : Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, miễn sao hợp lý, giáo viên không cứng nhắc, cần động viên khuyến khích cho điểm sao cho phù hợp.

1,5
f

- Viết thành 3 - 4 câu hoàn thành đề nghị không trừ điểm

- Học ở Bác đức tính giản dị:

+ Tiết kiệm.

+ Đơn sơ, sự ngăn nắp, gọn gàng.

+ Yêu thiên nhiên.

+ Biết quý trọng thành quả sản xuất của người lao động

+ Ghi nhớ nhanh bằng sơ đồ.

+ Phấn đấu , ra sức rèn luyện tu dưỡng đạo đức trở thành con ngoan, trò giỏi cháu ngoan Bác Hồ

Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, miễn sao hợp lý, giáo viên không cứng nhắc, cần động viên khuyến khích cho điểm sao cho phù hợp.

1,5

Phần II. Làm văn

Câu 1 (3 điểm)

Điểm
1

A. Yêu cầu chung:

1. Kĩ năng:

- Bài viết có đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài; thể hiện được kĩ năng làm bài văn nghị luận giải thích và chứng minh; kết cấu hợp lí, cân đối; diễn đạt lưu loát, chữ viết, cách trình bày sạch đẹp; biết dựng đoạn văn; không mắc các lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

- Trình bày đúng kiểu bài văn nghị luận giải thích, chứng minh.

2. Kiến thức:

- Xác định đúng vấn đề nghị luận.

- Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, chân thực.

2

B. Yêu cầu cụ thể:

1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:

2. Xác định đúng vấn đề nghị luận

- Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.

3. Triển khai nội dung phù hợp:

a. Mở bài :

- Khuyên người ta phải biết nhớ ơn và đền ơn những người đi trước đã đem lại thành quả cho mình hưởng thụ, tục ngữ có câu: Uống nước nhớ nguồn

- Đó là một lời khuyên có ý nghĩa giáo dục về nhân cách làm người của cha ông ta, thể hiện sâu sắc đạo lý của con người Việt Nam: Luôn trân trọng, biết ơn người đi trước.

b. Thân bài:

* Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:

- Nghĩa đen: Uống nước: Sử dụng nguồn nước trong cuộc sống, trong sinh hoạt hàng ngày.

+ Nguồn: Nơi xuất phát của dòng nước.

- Nghĩa bóng:

+ Uống nước: Thừa hưởng thành quả lao động, hoặc đấu tranh cách mạng của người khác, của các thế hệ đi trước.

+ Nguồn: Những người làm ra thành quả đó.

Ý nghĩa chung của câu tục ngữ: Câu tục ngữ thể hiện triết lý sống: Khi hưởng thụ thành quả lao động nào đó, phải nhớ ơn và đền ơn xứng đáng những người đem lại thành quả mà ta đang hưởng.

* Giải thích tại sao Uống nước phải nhớ nguồn?

- Trong thiên nhiên, xã hội không có hiện tượng nào không có nguồn gốc. Trong xã hội không có thành quả nào mà không có công của ai đó tạo nên.

- Là kẻ thụ hưởng, chẳng hạn hạt gạo ta ăn, tấm áo ta mặc, sách vở giúp ta mở mang trí tuệ, phát triển tài năng nhân cách. Trước mắt là của cha mẹ thầy cô, người nông dân, công nhân đang lao động, sản xuất, đã chăm lo mọi thứ cho ta.

- Cuộc sống thanh bình của chúng ta ngày hôm nay có được là do sự hi sinh xương máu của bao thế hệ tiền nhân đã bảo vệ Tổ quốc từ hàng ngàn năm nay.

- Lòng biết ơn giúp ta gắn bó với ông bà cha mẹ, anh em, tập thể tạo ra một xã hội nhân ái, đoàn kết. Thiếu lòng biết ơn và hành động để đền ơn con người sẽ trở nên ích kỉ, xâu xa độc ác.

Vì vậy, uống nước nhớ nguồn là đạo lý mà con người phải có và nó trở thành một truyền thống tốt đẹp của nhân dân.

*Những biểu hiện của uống nước nhớ nguồn trong thực tế đời sống (HS cần lấy các dẫn chứng cụ thể để chứng minh):

+ Con cháu kính yêu và biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

+ Các lễ hội văn hoá, tục đón tết cổ truyền.

+ Truyền thống thờ cúng tổ tiên.

+ Tôn sùng và nhớ ơn những người anh hùng, những người có công trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

+ Ngày 27/7 thương binh liệt sĩ.

+10/3 hàng năm giỗ tổ Hùng Vương là dịp để chúng ta thể hiện lòng biết ơn đó.

+ Học trò biết ơn thầy giáo và cô giáo.

+ Những câu ca dao khuyên con người phải ghi nhớ công ơn của ông bà cha mẹ.

+ Các phong trào đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc bà mẹ Việt Nam anh hùng…

- Phê phán hiện tượng làm trái đạo lý của câu tục ngữ.

(HS cũng có thể chứng minh biểu hiện của truyền thống đạo lý tốt đẹp từ câu tục ngữ theo phạm vi từ gia đình, cộng đồng đến toàn xã hội).

* Nhớ nguồn phải thể hiện như thế nào?

- Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.

- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nước ngoài.

- Có ý thức tiết kiệm, sử dụng thành quả lao động đúng đắn, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

- Giữ gìn bảo vệ thành quả của người đi trước đã tạo ra.

- Có ý thức và có hành động thiết thực để đền ơn đáp nghĩa cho những người có công với bản thân, với đât nước.

c. Kết bài:

- Nhấn mạnh ý nghĩa của câu tục ngữ và tác dụng của nó.

- Bài học rút ra cho bản thân.

0,25

0,5

0,5

0,5

0,5

0,25