Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 7 trường THCS Thượng Thanh năm 2018-2019

c4102d921786ab20ed4349aaa0677f33
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 12 tháng 2 2022 lúc 17:13:00 | Được cập nhật: 19 phút trước | IP: 14.185.168.44 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 22836 | Lượt Download: 1 | File size: 0.018433 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH

Năm học 2018 - 2019

ĐỀ THI HỌC KÌ II

Môn: Ngữ văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Ngày thi: 24/04/2019

Phần I (3 điểm). Cho đoạn văn sau:

“Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!”

(Trích Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Cho biết tên tác giả và thể loại của văn bản đó.

Câu 2. Giải thích ý nghĩa nhan đề của văn bản trên.

Câu 3. Văn bản trên đã vạch trần bộ mặt tên quan tham thờ ơ với sự sống còn của người dân. Từ đó, em rút ra được bài học gì cho mình khi đứng trước nỗi đau, số phận của người khác trong cuộc sống hàng ngày?

Phần II (7 điểm).

Câu 1. Chỉ ra và nêu tác dụng phép liệt kê trong câu văn sau: “Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi.”

(Trích “Ca Huế trên sông Hương”)

Câu 2. Hãy chuyển đổi câu chủ động sau thành câu bị động:

a. Nhà trường khen thưởng lớp tôi trong phong trào kế hoạch nhỏ.

b. Nhân ngày khai giảng, mẹ mua cho Lan một chiếc cặp sách mới.

Câu 3. Viết đoạn văn khoảng 15 câu giải thích câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”.

--------- Hết---------

TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH Năm học 2018 – 2019

Đề số 1

HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ THI HỌC KÌ II

Môn: Ngữ văn 7

Phần I (3.0 điểm).

Câu Đáp án Điểm

Câu 1

(1.0 điểm)

- Đoạn văn được trích từ văn bản “Sống chết mặc bay”

- Tác giả: Phạm Duy Tốn

- Thể loại: Truyện ngắn

0.25

0.25

0.5

Câu 2

(1.0 điểm)

Ý nghĩa nhan đề của văn bản “Sống chết mặc bay” là:

- “Sống chết mặc bay” bắt nguồn từ câu tục ngữ: “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”.

- Thể hiện sự bất bình, căm ghét của tác giả đối với tên quan phụ mẫu và bọn quan lại đương thời.

- Phản ánh thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm, tàn nhẫn, táng tận lương tâm của tên quan phụ mẫu trước tình cảnh thảm sầu của nhân dân.

0.25

0.25

0.5

Câu 3

(1.0 điểm)

HS nêu ít nhất được 2 biểu hiện: không thờ ơ, vô cảm trước khó khăn, nỗi đau của người khác; biết giúp đỡ, đùm bọc những người có hoàn cảnh khó khăn... 1

Phần II (7.0 điểm).

Câu Đáp án Điểm

Câu 1

(1.0 điểm)

- Liệt kê các ngón đàn của nhạc công: ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi.

- Tác dụng: Diễn tả đầy đủ sự phong phú, đa dạng điêu luyện các ngón đàn của nhạc công.

0.5

0.5

Câu 2

(1.0 điểm)

a. Lớp tôi được nhà trường khen thưởng trong phong trào kế hoạch nhỏ.

b. Nhân ngày khai giảng, Lan được mẹ mua cho một chiếc cặp sách mới.

0.5

0.5

Câu 3

(5.0 điểm)

a. Hình thức:

- Đúng hình thức đoạn văn nghị luận, đủ số câu

- Lập luận chặt chẽ, mạch lạc

- Không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả…

b. Nội dung:

* Mở đoạn: Giới thiệu câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”

* Thân đoạn:

- Giải thích câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân” là thương yêu người khác như chính bản thân mình

- Biểu hiện:

+ Giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khó khăn với tinh thần “nhường cơm xẻ áo” (dẫn chứng)

+ Hi sinh cả bản thân mình vì người khác (dẫn chứng)…

- Ý nghĩa:

+ Đó là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.

+ Thể hiện nét đẹp trong cách ứng xử giữa con người với con người.

+ Đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mình và những người xung quanh.

* Kết đoạn:

- Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ.

- Liên hệ bản thân.

2

3