Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 7 trường THCS Tam Kỳ năm 2019-2020

e67b7b1ffeb0aaa26b9fc645cee738da
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 12 tháng 2 2022 lúc 17:09:03 | Được cập nhật: 51 phút trước | IP: 14.185.168.44 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 22837 | Lượt Download: 2 | File size: 0.021741 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT KIM THÀNH

TRƯỜNG THCS TAM KỲ

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: Ngữ văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề này gồm 03 câu 01 trang)

Câu 1 (3,0 điểm):

Cho đoạn văn sau :

"Ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít, nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch nghiêm trang lắm : trừ quan phụ mẫu ra, mọi người không ai dám to tiếng. So với cái cảnh trăm họ đang vất vả, lấm láp, gội gió tắm mưa, như đàn sâu lũ kiến ở trên đê, thời trong đình rất là nhàn nhã, đường bệ, nguy nga : nào quan ngồi trên, nào nha ngồi dưới, người nhà, lính lệ như khoanh tay sắp hàng, nghi vệ tôn nghiêm, như thần, như thánh...." 

(Ngữ văn 7, tập hai)

a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b. Nêu ngắn gọn đặc sắc nghệ thuật và nội dung đoạn văn trên?

Câu 2 (2,0 điểm):

Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép liệt kê trong đoạn thơ sau:

Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt

Máu trộn bùn non

Gan không núng

Chí không mòn

(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên Tố Hữu)

Câu 3 (5,0 điểm):

Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim".

----------------------Hết----------------------

PHÒNG GD&ĐT KIM THÀNH

TRƯỜNG THCS TAM KỲ

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA

HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: Ngữ văn 7

(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)

I. HƯỚNG DẪN CHUNG:

- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm điểm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, đánh giá được năng lực văn chương của các em trong toàn bài.

- Cần linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm, khuyến khích những bài có sáng tạo, giàu chất văn.

- Giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh để đánh giá cho phù hợp. Khuyến khích những bài làm sáng tạo. Có thể cho điểm lẻ tới 0.25 điểm.

II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ:

Câu 1 (3,0 điểm):

a. Mức tối đa:

Phần Nội dung Điểm
a

- Đoạn văn trên trích trong văn bản: Sống chết mặc bay

- Tác giả: Phạm Duy Tốn

0,5đ

0,5đ

b

- Nghệ thuật:

+ Đoạn văn trên sử dụng phép liệt kê: vất vả, lấm láp, gội gió tắm mưa; nhàn nhã, đường bệ, nguy nga; nào quan ngồi trên, nào nha ngồi dưới

+ Sử dụng phép so sánh: như đàn sâu lũ kiến ở trên đê

+ Sử dụng nghệ thuật tương phản: giữa cảnh trong đình và cảnh ở ngoài đê...

+ Sử dụng thành ngữ: gội gió tắm mưa

- Nội dung: Nhấn mạnh sự đối lập giữa người dân ở trên đê đang vất vả chống đỡ chạy đua với lũ lụt để bảo vệ tính mạng mình trong khi đó ở trong đình quan đi hộ đê nhưng có cuộc sống vương giả, sung túc... Thể hiện sự thờ ơ, vô trách nhiệm của tầng lớp quan lại trong xã hội phong kiến, đồng thời thấy được sự khốn cùng của người dân trong xã hội đó.

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

1,0đ

b. Mức chưa tối đa: Nêu chưa đủ ý, trình bày bẩn.

c. Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 2 (2,0 điểm):

a. Mức tối đa:

Phần Nội dung Điểm
Chỉ ra đúng phép tu từ liệt kê

Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt

Máu trộn bùn non

Gan không núng

Chí không mòn

1.0đ
Tác dụng - Biện pháp tu từ liệt kê trên có tác dụng thể hiện hành động, ý chí của bộ đội ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Đồng thời đã nêu bật được sức mạnh, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược của quân và dân ta… 1.0

b. Mức chưa tối đa: Chưa nêu đầy đủ đáp án trên.

c. Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 3 (5,0 điểm):

a. Mức tối đa:

Hình thức

Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:

- Trình bày đầy đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lý và nêu được vấn đề; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.

- Làm đúng kiểu bài nghị luận bằng phép lập luận chứng minh (kết hợp giải thích); biết cách lập ý hợp lí, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, xác thực.

- Không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, chính tả.

0,5
Sáng tạo Có cách diễn đạt độc đáo, suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề nghị luận... 0,5
Nội dung Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ và nêu vai trò quan trọng của ý chí, nghị lực, lòng kiên trì, nhẫn nại trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã nêu như là một chân lí. 0,5

Thân bài: Trình bày, đánh giá chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:

* Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng :

- Nghĩa đen: Một thanh sắt to nhưng nếu con người kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm thì sẽ rèn thành một cây kim bé nhỏ hữu ích.

- Nghĩa bóng: Con người có lòng kiên trì, nhẫn nại, quyết tâm và chăm chỉ chịu khó thì sẽ thành công trong cuộc sống.

- Nghĩa sâu xa: Dùng hình ảnh sắt, kim để nói về đức tính kiên trì của con người. Con người nếu có lòng kiên trì thì việc gì cũng có thể làm được. Kiên trì là điều rất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại trong cuộc sống.

* Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:

- Những người có đức tính kiên trì đều thành công:

+ Dùng dẫn chứng để chứng minh:

Trong cuộc sống, học tập và lao động như: Cao Bá Quát, Nguyễn Hiền, ...

Trong kháng chiến: Dân tộc Việt Nam của ta...

- Kiên trì giúp ta vượt qua mọi trở ngại tưởng như không thể vượt qua được:

+ Dùng dẫn chứng để chứng minh:

Trong cuộc sống, học tập và lao động như: thầy Nguyễn Ngọc Kí, anh Nguyễn Công Hùng, Nick Vujicic ...

- Nếu con người không có lòng kiên trì và không có nghị lực thì sẽ không thành công.

+ Dùng dẫn chứng để chứng minh: Trong cuộc sống và lao động, trong học tập và trong kháng chiến...

- Dân gian có câu: “Nước chảy đá mòn”. Kiên trì, nhẫn nại, quyết tâm sẽ giúp người ta làm nên sự nghiệp.

- Phê phán những con người thiếu ý chí, nghị lực và lòng kiên trì...

* Khuyên nhủ mọi người cần phải có lòng kiên trì, có ý chí và nghị lực.

- Liên hệ bản thân...

0,5

2,0

0,5

Kết bài:

+ Khẳng định lòng kiên trì và nghị lực là đức tính quan trọng của con người.

+ Nêu suy nghĩ của bản thân.

0,5
* Lưu ý: Trên đây là những gợi ý cơ bản, khi chấm, giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để đánh giá cho phù hợp, trân trọng những bài viết sáng tạo.

b. Mức chưa tối đa: Chưa đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thứcnêu trên.

c. Mức không đạt: Không làm bài hoặc làm lạc đề.