Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 7 trường THCS Ninh Hiệp năm 2019-2020

2538c146ba7051523f3be1a3bcebd69c
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 12 tháng 2 2022 lúc 17:11:29 | Được cập nhật: 28 phút trước | IP: 14.185.168.44 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 22842 | Lượt Download: 0 | File size: 0.024712 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM

TRƯỜNG THCS NINH HIỆP

Đề số 1

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

Năm học: 2019-2020

Môn : Ngữ văn 7

Thời gian: 90 phút

I. TRẮC NGHIỆM (2điểm). Chọn câu trả lời đúng nhất:

Câu 1. Câu đặc biệt là gì?

A. Là câu cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ. B. Là câu chỉ có vị ngữ

C. Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ. D. Câu chỉ có chủ ngữ.

Câu 2. Đâu là câu rút gọn trả lời cho câu hỏi “Hằng ngày, cậu dành thời gian cho việc gì nhiều nhất”?:

A. Đọc sách.

B. Hằng ngày, mình dành cho việc đọc sách nhiều nhất.

C. Mình dành thời gian nhiều nhất cho việc đọc sách hằng ngày.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 3.Thủ pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong tác phẩm “Sống chết mặc bay”là?

A. Liệt kê và tang cấp. B. Tương phản và tăng cấp.

C. Tương phản và phóng đại. D. So sánh và đối lập.

Câu 4. Thành phần trạng ngữ có thể đứng ở vị trí nào trong câu?

A. Đầu câu. B. Giữa câu.

C. Cuối câu. D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 5. Trong các câu sau, câu nào là câu chủ động?

A. Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé. B. Lan được mẹ tặng chiếc cặp sách.

C. Thuyền bị gió đẩy ra xa. D. Ngôi nhà đã bị thợ xây phá.

Câu 6. Trong văn bản “Đức tính giản dị của bác Hồ” tác giả Phạm Văn Đồng đã đề cập đến sự giản dị của Bác ở những phương diện nào?

A. Bữa ăn, công việc B. Đồ dùng, căn nhà.

C. Quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 7. Trong cảnh mưa gió tầm tã, nước sông cuồn cuộn dâng lên, … viên quan phụ mẫu đi đâu và làm gì?

A. Đi kiểm tra tình hình đê điều. B. Đi chơi bài bạc (đánh tổ tôm) với bọn thuộc hạ.

C. Đi đôn đốc việc hộ đê. D. Dầm mưa dãi gió, đi chống lũ lụt.

Câu 8. Câu “Cây bàng lá đã rụng hết” có cụm chủ – vị mở rộng thành phần nào?

A. Chủ ngữ. B. Vị ngữ.

C. Phụ ngữ. D. Cả chủ ngữ và vị ngữ

.

II. TỰ LUẬN (8 điểm)

Câu 1. (3 điểm):

Viết đoạn văn từ 8-10 câu để làm sáng tỏ “Sự giản dị của Bác đã được tác giả Phạm Văn Đồng khắc họa rõ trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ”.Trong đoạn có sử dụng câu rút gọn và gạch chân các câu rút gọn đó.

Câu 3. (5 điểm):Học sinh chọn 1 trong 2 đề sau:

Đê 1: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.

Đề 2: Ca dao có câu: “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy.

PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM

TRƯỜNG THCS NINH HIỆP

Đề số 2

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

Năm học: 2019-2020

Môn : Ngữ văn 7

Thời gian: 90 phút

I. TRẮC NGHIỆM (2điểm). Chọn câu trả lời đúng nhất:

Câu 1. Văn bản “Ý nghĩa văn chương” của tác giả nào?

A. Hoài Thanh. B. Phạm văn Đồng.

C. Phạm Duy Tốn. D. Đặng Thai Mai.

Câu 2. Câu tục ngữ “Học ăn, học nói, học gói, học mở” rút gọn thành phần nào?:

A.Vị ngữ. B. Cả chủ ngữ và vị ngữ.

C. Chủ ngữ. D. Trạng ngữ.

Câu 3. Thủ pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong tác phẩm “Sống chết mặc bay”là?

A. Liệt kê và tăng cấp. B. Tương phản và tăng cấp. C. Tương phản và phóng đại. D. So sánh và đối lập.

Câu 4.Trong tiếng việt, từ một câu chủ động có thể chuyển đổi thành mấy câu bị động tương ứng?

A. Ba câu bị động tương ứng. B. Ít nhất là 2 câu bị động tương ứng.

C. Một câu bị động tương ứng. D. Hai câu bị động tương ứng.

Câu 5. Câu in đậm trong trường hợp sau thuộc kiểu câu gì: “Vài hôm sau. Buổi chiều. Anh đi bộ dọc con đường”?

A. Câu đặc biệt. B. Câu rút gọn

C. Câu ghép. D. Câu đơn bình thường.

Câu 6. Công dụng nào của văn chương được Hoài Thanh khẳng dịnh trong bài viết của mình?

A. Văn chương giúp cho người gần người hơn.

B. Văn chương là loại hình giải trí của con người.

C. Văn chương gây cho ta tình cảm và bồi dưỡng tình cảm ta sẵn có.

D. Văn chương sẽ dự báo những điều trong tương lai.

Câu 7. Cho câu: “Trong lũng nhỏ, lúa vàng chói chang, bồng bồng như bọt nước.” đâu là bộ phận trạng ngữ ?

A.Trong lũng nhỏ. B. Trong lũng nhỏ, lúa vàng chói chang.

C. Lúa vàng chói chang. D. Bồng bồng như bọt nước.

Câu 8. Thành phần trạng ngữ trong câu trên dùng để chỉ ?

A. Nguyên nhân,mục đích. B. Nơi chốn.

C. Thời gian. D. Phương tiện.

II. TỰ LUẬN

Câu 1. (3 điểm):

Viết đoạn văn từ 8-10 câu để làm sáng tỏ “Tên quan phụ mẫu trong văn bản Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn kẻ vô trách nhiệm, lòng lang dạ thú”.Trong đoạn có sử dụng câu rút gọn và gạch chân các câu rút gọn đó.

Câu 3. (5 điểm):Học sinh chọn 1 trong 2 đề sau:

Đê 1: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.

Đề 2: Ca dao có câu: “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy.

PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM

TRƯỜNG THCS NINH HIỆP

Đề số 2

BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

Năm học: 2019-2020

Môn : Ngữ văn 7

Thời gian: 90 phút

Phần I: Mỗi câu đúng được 0,25 điểm

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8
A C B D A C A B

Phần II :

Câu 1: ( 3 điểm):

Hình thức: ( 1 điểm) - Đủ số câu: 8-10 câu

- Có câu có sự liên kết chặt chẽ

- Có sử dụng và chỉ rõ câu rút gọn

Nội dung:( 2 điểm) - Quan phụ mẫu là kẻ vô trách nhiệm

+ Nhiệm vụ là hộ đê

+ Quan lại chơi bài trong đình

  • - Là kẻ “lòng lang dạ thú”

+ Đi hộ đê nhưng mang những đồ dùng đắt tiền...

+ Chơi tổ tôm trong đình dù trời long đất lở

+ Có người vào báo “đê sắp vỡ” quan phụ mẫu quát “mặc kệ” rồi chơi tiếp

+ Khi có người báo “đê vỡ” quan đỏ mặt tía tái, quát tháo.

+ Khi đê vỡ là lúc quan ù ván bài to, ngài vô cùng sung sướng.

Câu 2 : ( 5 điểm)

Đề 1

I. Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề chứng minh

- Khái quát nội dung, ý nghĩa của câu tục ngữ: Lòng biết ơn.

II. Thân bài

1. Giải thích

* Nghĩa đen:

- Uống nước: là uống những dòng nước mát lành từ thiên nhiên ban tặng cho chúng ta trong cuốc sống.

- Nguồn là nơi bắt đầu của dòng nước

* Nghĩa bóng:

- “Uống nước nhớ nguồn”: Thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước. Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.

Ý nghĩa: Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước

2. Chứng minh: Dân tộc Việt nam sống theo đạo lý đó được thể hiện qua hành động và lời ăn tiếng nói hàng ngày.

- Lễ hội: Giỗ tổ, lễ tế thần nông, Tết tảo mộ, Tết thanh minh…

- Bàn thờ gia tiên để thờ cúng tổ tiên,ông bà…kính nhớ những người đã khuất. Phụng dưỡng ông bà, bố mẹ..

- 27/7 viếng các nghĩa trang liệt sĩ.

- Các phong trào đền ơn đáp nghĩa.

3. Phải làm gì để "nhớ nguồn".

- Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.

- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nước ngoài.

- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

III. Kết bài

- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.

- Phải sống sao xứng đáng, trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.

Đề 2

I. Mở bài

- Dẫn dắt giới thiệu câu ca dao cần giải thích

II. Thân bài

1. Giải thích

- Nhiễu là thứ vải tơ đẹp, điều là màu đỏ. Nhiễu điều là thứ vải quý,mềm mịn, màu đỏ mang vẻ đẹp quý phái và sang trọng. Chúng thường được dùng để may áo đẹp hay để lót những vật quý.

- Giá gương là vật dụng trong mỗi gia đình được thợ thủ công chạm khắc để đỡ chiếc gương soi.

- Tấm vải lụa đỏ và chiếc giá gương tưởng không liên quan gì đến nhau nhưng khi ta phủ tấm lụa lên giá gương thì chiếc gương sẽ không bị bám phải bụi bẩn và không bị hoen ố.

- Nghĩa bóng: “Nhiễu điều” và “giá gương” là hình ảnh ẩn dụ cho những con người trong cuộc sống. Là người thì phải biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Như “nhiễu điều phủ lấy giá gương”, con người cũng phải biết san sẻ, đùm bọc, che chở và đoàn kết với nhau.

2. Tại sao phải sống đoàn kết, đùm bọc che chở?

- Bởi đó là truyền thống đạo lý của ông cha ta từ ngàn đời nay.Có đoàn kết thì mới tạo lên sức mạnh vượt qua mọi khó khăn.

- Yêu người cũng chính là yêu mình, giúp đỡ cưu mang những người hoạn nạn cũng chính là sự cứu rỗi trái tim mình. Như vậy yêu thương, sẻ chia là nguồn gốc của hạnh phúc.

- Cho đi cũng là nhận lại. Ta mở rộng tấm lòng yêu thương, bao dung với người khác thì ta sẽ nhận lại được trái tim thanh thản và sự yêu mến kính trọng từ mọi người.

- Yêu thương ngày nay được định nghĩa một cách đơn giản hơn. Một cái nắm tay động viên khi bạn bè gặp thất bại, một nắm xôi sáng nóng hổi cho đứa bé đói rét bên đường, một tờ báo cho đứa bé dầu mưa dãi nắng để mưu sinh... những hành động nhỏ nhưng mang cả trái tim ấm áp.

- Ngày nay nhiều chương trình như “Cặp lá yêu thương”, “Trái tim cho em” hay “Vì bạn xứng đáng” được tổ chức để giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn có được cuộc sống tốt đẹp hơn. Đó cũng là phương tiện để lan tỏa tình yêu thương.

3. Cần phải làm gì để thực hiện bài học đó?

- Cần mở rộng trái tim đồng cảm với mọi người xung quanh.

- Phê phán lối sống thờ ơ, vô cảm, thiếu tình thương, không biết quan tâm chia sẻ giúp đỡ người khác. Đó là biểu hiện của con người ích kỉ, chỉ nghĩ tới bản thân mình.

III.Kết bài

- Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ

- Để thế giới này trở nên tốt đẹp hơn, để tình yêu thương được san sẻ tới với tất cả mọi người, các bạn cần hành động ngay từ hôm nay. Tôi đã sẵn sàng, còn các bạn thì sao?

* Biểu điểm:

- Điểm 5: Làm tốt các yêu cầu về nội dung và hình thức, bài viết sáng tạo, lập luận rõ ràng , thuyết phục, lời văn trong sáng

- Điểm 3-4: Làm đúng yêu cầu kiểu bài, vận dụng phương pháp chưa được nhuần nhuyễn, nội dung còn sơ sài, còn mắc vài lỗi nhỏ về lập luận, chính tả, dùng từ đặt câu…

- Điểm dưới 2 và dưới 2: Không vận dụng được các kĩ năng của kiểu bài nghị luận giải thích - chứng minh, bài viết mắc nhiều lỗi; nội dung bài viết quá yếu…