Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 7 trường THCS Nguyễn Tất Thành năm 2019-2020

4c7f0ce85598d782250ff510aba9fac6
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 12 tháng 2 2022 lúc 17:08:50 | Được cập nhật: 30 tháng 4 lúc 11:06:39 | IP: 14.185.168.44 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 66 | Lượt Download: 1 | File size: 0.026634 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

UBND HUYỆN QUỲNH NHAI

TRƯỜNG THCS NGUYỄN TẤT THÀNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

MÔN NGỮ VĂN 7

NĂM HỌC 2019 - 2020

(Thời gian: 90 phút, không kể thời gian giao đề)

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyển rồi gợn vô mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là lúc ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc hành vân. Cũng có bản nhạc mang âm hưởng điệu Bắc pha phách điệu Nam không vui, không buồn như tứ đại cảnh. Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán...”

(Trích Ngữ văn 7 – Tập II)

Câu 1 (0,5 điểm):

Cho biết các phương thức biểu đạt của đoạn văn?

Câu 2 (1,5 điểm):

Chỉ ra và cho biết công dụng của phép liệt kê được sử dụng trong đoạn văn?

Câu 3 (1,0 điểm):

Nội dung chính của đoạn trích trên?

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

Từ đoạn văn phần đọc - hiểu, em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) nêu suy nghĩ về Giữ gìn và phát huy giá trị của lễ hội truyền thống ở địa phương em?

Câu 2 (5,0 điểm):

Hãy giải thích ý nghĩa của tục ngữ sau:

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

MÔN: NGỮ VĂN 7

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3,0 điểm)

Câu Đáp án Điểm
1 - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp với tự sự, miêu tả 0,5
2

* Chỉ ra các phép liệt kê được sử dụng trong đoạn văn:

- Đấy là lúc ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc hành vân.

- Cũng có bản nhạc mang âm hưởng điệu Bắc pha phách điệu Nam không vui, không buồn như tứ đại cảnh.

- Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán...

0,5

0,5

0,5

3 - Nội dung chính của đoạn văn: Vẻ đẹp của xứ Huế và những làn điệu ca Huế phong phú, sâu sắc thấm thía về nội dung, tình cảm. 1,0

II. PHẦN LÀM VĂN: (7,0 điểm)

Câu Đáp án Điểm

1

(2 điểm)

* Xây dựng đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 câu viết về Giữ gìn và phát huy giá trị của các lễ hội truyền thống ở địa phương:

a. Đảm bảo về hình thức đoạn văn: Viết theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định nội dung đoạn văn về Giữ gìn và phát huy giá trị của các làn điệu dân ca ở địa phương

c. Triển khai nội dung của đoạn văn:

+ Vai trò và ý nghĩa của Lễ hội truyền thống trong nền văn hóa dân tộc.

+ Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu ở địa phương: Lễ hội đua thuyền, lễ hội gội đầu...

+ Mỗi người cần phải giữ gìn và phát huy giá trị của các lễ hội truyền thống ở địa phương.

- Trách nhiệm của học sinh giữ gìn và phát huy giá trị của các lễ hội truyền thống ở địa phương.

2,0

0,25

0,25

1,5

0,25

0,25

0,5

0,5

2

(5 điểm)

I. Yêu cầu chung:

- HS biết vận dụng các kiến thức về yêu cầu, thể loại và cách làm bài văn lập luận giải thích

- Bố cục bài văn 3 phần rõ ràng, mạch lạc chặt chẽ. Xây dựng sắp xếp hệ thống luận điểm, luận cứ trình tự hợp lí.

- Diễn đạt lưu loát, không sai chính tả, đúng ngữ pháp.

- Văn phong sáng sủa, dùng từ chính xác, viết đúng chính tả, ngữ pháp.

II. Yêu cầu cụ thể :

a. Mở bài:

- Giới thiệu tinh thần đoàn kết, gắn bó và khái quát nội dung của câu tục ngữ:

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

0,5

b. Thân bài:

1. Giải thích nghĩa đen – nghĩa bóng câu tục ngữ :

+ Nghĩa đen: “Một cây” chỉ số ít sự đơn lẻ yếu ớt không làm thành rừng cây ngọn núi. Còn “ba cây” chỉ số nhiều tạo lên sức mạnh làm thành rừng cây. Còn “chụm lại” thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng lòng quyết tâm.

+ Nghĩa bóng: câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ nói về tinh thần đoàn kết đồng lòng của con người, của dân tộc. 

2. Những biểu hiện của tinh thần đoàn kết gắn bó đời sống xã hội:

- Trong chiến đấu: Tinh thần đoàn kết đi đến chiến thắng được thể hiện rất rõ trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông ta

- Ngày nay trên con đường phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa hàng triệu con người Việt nam vẫn đang chung tay góp sức, vượt qua những khó khăn: ủng hộ người nghèo, ủng hộ miền trung gặp thiên tai lũ lụt, chúng ta chung tay xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh nêu cao truyền thống đại đoàn kết dân tộc.

3. Bàn luận: Phê phán những hiện tượng sống ích kỉ cá nhân, không có tinh thần đoàn kết giúp đỡ, sống thiếu trách nhiệm với mọi người xung quanh...

4. Liên hệ với các câu tục ngữ khác tương tự

- Rút ra bài học cho bản thân.

4,0

1,0

1,0

1,0

1,0

c. Kết bài:

- Khẳng định tính đúng đắn và giá trị của câu tục ngữ trong đời sống hiện nay.

0,5

Lưu ý: Trên đây là những gợi ý hướng dẫn, giáo viên khi chấm bài cần linh hoạt nhằm phát huy khả năng sáng tạo của học sinh./.