Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 7 trường THCS Nguyễn Huy Tưởng năm 2019-2020

f580e3dd7136c59a240c9e447c29e21c
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 12 tháng 2 2022 lúc 17:09:23 | Được cập nhật: hôm kia lúc 2:24:13 | IP: 14.185.168.44 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 59 | Lượt Download: 0 | File size: 0.017534 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Trường THCS Nguyễn Huy Tưởng ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2019-2020)

Lớp : 7 A… (Thời gian: 90 phút)

Họ và tên : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

ĐỀ 1

Phần I (5 điểm): Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi

“…Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ.”

( Ngữ Văn 7 – tập 2)

Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Việc sử dụng phép liệt kê trong câu: “Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất.” có tác dụng gì?

Câu 3: Nội dung chính của đoạn trích là gì ? Qua văn bản đã học, em đã rút ra được những bài học gì để rèn luyện đạo đức theo tấm gương của Bác.

Câu 4: Bằng một đoạn văn khoảng 08 câu, hãy trình bày cảm nhận của em về đức tính giản dị của Bác qua đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động ( xác định rõ).

Phần II : Tập làm văn: Học sinh chọn một trong hai đề sau:

Đề 1: Một trong những đạo lý tốt đẹp mà nhân dân ta vô cùng trân trọng từ xưa đến nay là: “ Đói cho sạch, rách cho thơm”. Em hiểu câu tục ngữ trên như thế nào?

Đề 2: Các tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ Văn 7 đã bồi đắp cho em những tình cảm tốt đẹp trong đó có tình cảm gia đình. Bằng những hiểu biết của mình, em hãy làm sáng tỏ điều đó .

Trường THCS Nguyễn Huy Tưởng ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2019-2020)

Lớp : 7 A…. (Thời gian: 90 phút)

Họ và tên : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

ĐỀ 2

Phần I (5 điểm): Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi

“…Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn…Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp...”

( Ngữ Văn 7 – tập 2)

Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Việc sử dụng phép liệt kê trong câu: “Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam...” có tác dụng gì?

Câu 3: Nội dung chính của đoạn trích là gì ? Qua văn bản đã học, em đã rút ra được những bài học gì để rèn luyện đạo đức theo tấm gương của Bác.

Câu 4: Bằng một đoạn văn khoảng 08 câu, hãy trình bày cảm nhận của em về đức tính giản dị của Bác qua đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động ( xác định rõ).

Phần II : Tập làm văn: Học sinh chọn một trong hai đề sau:

Đề 1: Một trong những đạo lý tốt đẹp mà nhân dân ta vô cùng trân trọng từ xưa đến nay là: “ Đói cho sạch, rách cho thơm”. Em hiểu câu tục ngữ trên như thế nào?

Đề 2: Các tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ Văn 7 đã bồi đắp cho em những tình cảm tốt đẹp trong đó có tình cảm gia đình. Bằng những hiểu biết của mình, em hãy làm sáng tỏ điều đó

ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM

Phần/Câu Nội dung Biểu điểm

Phần I

5 điểm

Câu 1: (0.5đ)

- Bài “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” – Phạm Văn Đồng

Câu 2:Tác dụng của phép liệt kê

+ Đề 1: các dẫn chứng được kiệt kê phong phú, cụ thể, xác thực thể hiện sự đạm bạc trong bữa ăn của Bác.

+ Đề 2: các dẫn chứng được kiệt kê phong phú, cụ thể, xác thực thể hiện sự quan tâm, chu đáo của Bác trong mọi công việc.

Câu 3:

- ND chính của mỗi đoạn trích:

+ Đề 1: sự giản dị của Bác trong bữa ăn hàng ngày

+ Đề 2: sự giản dị của Bác trong việc làm

- Liên hệ:

+ Học tập ở Bác lối sống giản dị trong sinh hoạt hàng ngày

+ Sống chan hòa, biết yêu thương và trân trọng công sức của người lao động.

(…. Gv linh hoạt cho điểm tùy theo cách diễn đạt của HS)

Câu 4: Đoạn văn

- Hình thức:

+ đảm bảo từ 7- 9 câu, trình bày đúng quy định,

+ sử dụng hợp lý câu bị động.

- Nội dung: cần đảm bảo những ý cơ bản sau:

Đề 1:

+ Trình bày những cảm xúc, suy nghĩ về sự giản dị của Bác trong bữa ăn hàng ngày: chỉ có vài ba món giản đơn, lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm….=> bữa ăn của một lãnh tụ mà đạm bạc như bao người dân; sự quý trọng công sức của người lao động; thể hiện tình thương của Bác với nhân dân trong hoàn cảnh khó khăn của đất nước.

+ Dẫn chứng cụ thể, xác thực; lời văn giản dị thấm đượm tình cảm chân thành của tác giả với Bác

+ Lòng kính yêu, tự hào và noi gương Bác Hồ vĩ đại

Đề 2:

+ Trình bày những cảm xúc, suy nghĩ về sự giản dị của Bác trong việc làm và quan hệ với mọi người: từ việc lớn như cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ như trồng cây, viết thư….=> sự tận tụy, tận tâm vì dân , vì nước; sự quan tâm chu đáo, ân cần của một lãnh tụ với tất cả mọi người.

+ Dẫn chứng cụ thể, xác thực; lời văn giản dị thấm đượm tình cảm chân thành của tác giả với Bác

+ Lòng kính yêu, tự hào và noi gương Bác Hồ vĩ đại

0.5 đ

0.5đ

0.5đ

0.25đ

0.5đ

0.5đ

0.5đ

0.5đ