Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 6 trường THCS Thị trấn Phú Minh năm 2019-2020

fafa3451396f0a3c7778d7876ef2cf49
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 13 tháng 1 2022 lúc 19:29:07 | Được cập nhật: 32 phút trước | IP: 14.185.25.223 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 257 | Lượt Download: 1 | File size: 0.023294 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GD& ĐT HUYỆN PHÚ XUYÊN ĐỀ THI THỬ MÔN VĂN

TRƯỜNG THCS TT PHÚ MINH Năm học 2019 - 2020

Thời gian làm bài: 120 phút

(Không kể thời gian giao đề)

Ngày kiểm tra …………

------------------------------------------------------------------------------------

Phần I. (6.5 điểm)

"….Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớp gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thị Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta  được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu, quân mạnh thì ta có sợ gì chúng?"

(Trích “Hoàng Lê thống nhất chí”, Ngô gia văn phái, Ngữ văn lớp 9 tập 1, NXB giáo dục 2005 trang 67)

Câu 1. (1 điểm)

Đoạn trích trên là lời của ai nói với ai? Câu nói đó xuất hiện trong hoàn cảnh nào?

Câu 2. (1 điểm)

Trong câu văn: “ Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được”. Có ý nghĩa phủ định không? Vì sao?.

Câu 3. (3,5 điểm).

Em hãy viết 1 đoạn văn tổng – phân - hợp ( khoảng 10-12 câu )nêu cảm nhận của em về hình tượng anh hùng dân tộc Quang Trung được khắc họa trong đoạn văn bản trên, trong đoạn có sử dụng một câu bị , một câu chứa thành phần khởi ngữ ( gạch chân và chú thích)

Câu 4. (1 điểm) Hãy kể tên 2 tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở viết về chủ để chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

PHẦN II (3, 5 điểm):

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

... Tri thức đúng là sức mạnh. Người ta kể rằng, có một máy phát điện cỡ lớn của công ti Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều kĩ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân. Người ta phải mời đến chuyên gia Xten - mét - xơ. Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ti phải trả cho ông 10 000 đô la. Nhiều người cho Xten - mét - xơ là tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng trong giấy biên nhận, Xten - mét - xơ ghi: "Tiền vạch một đường thẳng là một đô la. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá: 9 999 đô la". Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà người khác không làm nổi. Thử hỏi, nếu không biết cách chữa thì cỗ máy kia có thể thoát khỏi số phận trở thành đống phế liệu được không!?

(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)

1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì? Khái quát nội dung của đoạn trích bằng một câu văn.

2. Ghi lại lời dẫn trực tiếp được tác giả sử dụng trong đoạn trích? Theo em có nên chuyển lời dẫn trực tiếp đó thành lời dẫn gián tiếp không? Vì sao?

3. Từ ý nghĩa của câu chuyện trên và những hiểu biết xã hội, hãy viết một văn bản khoảng 2/3 trang giấy thi với chủ đề " Tri thức là sức mạnh "

---Hết---

Câu Yêu cầu Điểm

1

1 đ

- Những lời trên Quang Trung nói với các tướng Tây Sơn khi hôi quân ở Tam Điệp, sau khi ông luận công tội Sở, Lân.. đó là những tướng được giao trấn giữ Thăng Long nhưng khi quân Thanh kéo sang, họ đã chủ động rút về Tam Điệp chờ đại quân Tây Sơn từ Huế ra.

0,5

0.5

2

-Đây là câu phủ định nhưng không có ý nghĩa phủ định hay phản bác ý kiến.

Vì khẳng định tài năng ngoại giao của Ngô Thì Nhậm.

0,5

0,5

3

3,5 đ

1. Về hình thức: Đoạn văn ( 15 câu ) đảm bảo đúng cấu trúc ngữ pháp, diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, không mắc lỗi chính tả.

2. Về nội dung: Cảm nhận của em về hình tượng người anh hùng dân tộc Quang Trung qua đoạn văn bản.

Đảm bảo các ý cơ bản sau.

-  Sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người: Thể hiện qua cách xử trí vừa có lí vừa có tình với các tướng sĩ tại Tam Điệp.Ông rất hiểu tướng sĩ, hiểu tường tận năng lực của bề tôi, khen chê đúng người đúng việc (Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được)
- Nguyễn Huệ là người anh hùng có ý chí quyết thắng, tầm nhìn xa trông rộng.

+ Mới khởi binh, chưa lấy được tấc đất nào, vậy mà Quang Trung đã tuyên bố chắc nịch “phương lược tiến đánh đã có sẵn”, “Chẳng qua mươi ngay có thể đuổi được người Thanh”.
+ Biết trước kẻ thù “lớn gấp mười nước mình”, bị thua một trận “ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù” khiến việc binh đao không bao giờ dứt nên Nguyễn Huệ còn tính sẵn cả kế hoạch ngoại giao sau chiến thắng để có thời gian “yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng”, làm cho nước giàu quân mạnh.
=>là người có ý chí sáng suốt,nhạy bén,quết thắng trước mọi thời cuộc

0.5

1.5

1.5

4

1 đ

-Có thể kể 2 văn bản: Nam quốc Sơn Hà; Hịch tướng sĩ.
PHẦN II (3, 5 điểm)

1

0.5 đ

1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là nghị luận

Khái quát nội dung của đoạn trích bằng một câu văn: Tri thức là sức mạnh

0.25

0.25

2

1 đ

2. Lời dẫn trực tiếp được tác giả sử dụng trong đoạn trích: "Tiền vạch một đường thẳng là một đô la. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá: 9 999 đô la."

Không nên chuyển lời dẫn trực tiếp đó thành lời dẫn gián tiếp

bởi đây là dẫn chứng xác thực, ghi lời dẫn trực tiếp làm nội dung của nó được nhấn mạnh hơn về độ chính xác và cũng thể hiện sự tôn trọng với tác giả viết ra câu nói đó.

0.25

0.25

0.5

3

2 đ

1. Kĩ năng: Đảm bảo một bài văn nghị luận xã hội; lập luận chặt chẽ, bố cục hợp lí; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp cơ bản…

2. Kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

* Giải thích.
- Tri thức là những hiểu biết về khoa học, văn học, lịch sử , đời sống xã hội mà con người chiếm lĩnh được.
- Là những hiểu biết của nhân loại được đúc kết quả hàng trăm thế kỷ phát triển từ thời xa xưa đến ngày nay.
* Vai trò của tri thức trong cuộc sống
- Trong quá khứ đã có biết bao hào kiệt anh tài với tài ba thao lược, võ giỏi, văn hay, tri thức sâu rộng nhờ đó mà ta lực lượng yếu vẫn thắng địch giành lại độc lập cho dân
- Ngày nay, khi đất nước được thái bình tri thức rất cần thiết trong việc phát triển quốc gia, dân tộc:
+ Về chính trị: Cần phải được xây dựng vững mạnh, ổn định, cần những người lãnh đạo có năng lực, tầm nhìn lớn.
+ Về kinh tế: Để phát triển nền kinh tế tri thức, đưa đất nước sánh vai với cường quốc trên thế giới.
+ Đối với xã hội, văn hoá giáo dục, tri thức cũng góp tiếng nói của mình vào sự ổn định phát triển.
* Đối với bản thân mỗi người:
- Tri thức mang lại cuộc sống đủ đầy, nâng cao chất lượng đời sống và sống có ích.
- Tri thức mang đến những chân trời mới của cuộc sống, con người khẳng định được bản thân là nhờ có tri thức
- Tri thức giúp bản thân ngày càng hoàn thiện hơn, biết lựa chọn những tinh hoa để tiếp nhận, rời xa những xấu xa, ích kỉ, nhỏ nhen tầm thường trong cuộc sống, biết " gạn đục khơi trong", biết yêu thương nhiều hơn.
→ Tri thức là hành trang thiết yếu mà mỗi người cần có trên đường đời.
* Mở rộng:
+ Trên thực tế, ta vẫn thấy nhiều bạn trẻ chỉ mải mê ăn chơi, đua đòi mà không học hành
+ Chúng ta là những người trẻ, những hy vọng tương lai của nước nhà, cần hiểu được tầm quan trọng của trí thức,cố gắng học tập thật giỏi, trau dồi, rèn luyện cả đạo đức, tri thức để phát triển toàn diện

-"Tri thức là sức mạnh", hãy trau dồi tri thức để mang đến sức mạnh cho chính mình, cho quốc gia, dân tộc mình. Hãy là một vì sao lấp lánh tài năng, bản lĩnh và một trái tim đẹp.

0.5

1.0

0.5