Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Hóa 10 năm 2020-2021 ĐỀ 2

cf436a0127230e71dea7f052b314afcc
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 4 tháng 10 2022 lúc 17:32:39 | Được cập nhật: 11 giờ trước (17:01:32) | IP: 243.127.51.242 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 90 | Lượt Download: 1 | File size: 0.033577 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐỀ SỐ 2

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1: Cho sơ đồ phản ứng sau: CH4 → X → Y → PVC. Trong đó, X và Y lần lượt là:

A. C2H6, CH2=CHCl. B. C3H4, CH3CH=CHCl.

C. C2H2, CH2=CHCl. D. C2H4, CH2=CHCl.

Câu 2: Số đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C5H12 là:

A. 3 đồng phân. B. 4 đồng phân. C. 5 đồng phân. D. 2 đồng phân.

Câu 3: Chất không làm đổi màu quỳ tím là:

A. NaOH. B. C6H5OH. C. CH3COOH. D. CH3COONa.

Câu 4: Chỉ dùng duy nhất một thuốc thử nào dưới đây có thể phân biệt được: benzen, stiren, toluen?

A. Oxi không khí. B. dd KMnO4. C. dd Brom. D. dd HCl.

Câu 5: Hợp chất có công thức cấu tạo sau: CH3–CH–CH2–CH2–OH, có tên gọi là:

CH3

A. 2-metylbutan-4-ol. B. 4-metylbutan-1-ol. C. pentan-1-ol. D. 3-metylbutan-1-ol.

Câu 6: Cho dãy các chất sau: buta-1,3-đien, propen, but-2-en, pent-2-en. Số chất có đồng phân hình học: A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.

Câu 7: Để phân biệt ba chất lỏng sau: Glixerol, etanol, phenol, thuốc thử cần dùng là:

A. Cu(OH)2, Na. B. Cu(OH)2, dd Br2. C. Quỳ tím, Na. D. Dd Br2, quỳ tím.

Câu 8: Dãy nào sau đây gồm các chất đều có khả năng phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3?

A. CH3COCH3, HC≡CH. B. HCHO, CH3COCH3.

C. CH3CHO, CH3-C≡CH. D. CH3-C≡C-CH3, CH3CHO.

Câu 9: Chất nào sau đây khi cộng HCl chỉ cho một sản phẩm duy nhất:

A. CH2=CH-CH2-CH3. B. CH2=CH-CH3.

C. CH2=C(CH3)2. D. CH3-CH=CH-CH3.

Câu 10: Số đồng phân ancol no, đơn chức, mạch hở có cùng công thức phân tử C4H10O là:

A. 6. B. 4. C. 8. D. 2.

Câu 11: Hãy chọn câu phát biểu đúng về phenol:

1. Phenol tan trong dung dịch NaOH tạo thành natriphenolat.

2. Phenol tan vô hạn trong nước lạnh.

3. Phenol có tính axit nhưng nó là axit yếu hơn axit cacbonic.

4. Phenol phản ứng được với dung dịch nước Br2 tạo kết tủa trắng.

A. 1, 2, 3. B. 1, 2, 4. C. 2, 3, 4. D. 1, 3, 4.

Câu 12: Dãy đồng đẳng của ancol no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là:

A. CnH2n-1OH (n ≥ 3). B. CnH2n-7OH (n ≥ 6).

C. CnH2n+1OH (n ≥ 1). D. CnH2n+2-x(OH)x (n ≥ x, x > 1).

II. TỰ LUẬN (7 điểm).

Câu 1. (1,5 điểm). Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau.

C2H5Cl C2H4 C2H5OH CH3CHO C2H5OH CH3COOH.

Câu 2. (3,5 điểm). Lấy 4,04 gam hỗn hợp A gồm hai ancol no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng tác dụng với Na kim loại dư thu được 1,12 lít H2 (đktc).

  1. Tìm công thức phân tử của hai ancol.

  2. Tính thành phần phần trăm về khối lượng từng ancol trong hỗn hợp A.

  3. Oxi hóa hoàn toàn 4,04 gam hỗn hợp ancol trên bằng CuO, đun nóng sau đó, đem toàn bộ sản phẩm hữu cơ cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được a gam Ag↓. Tính a.

Câu 3: Hỗn hợp A gồm C2H5OH và C6H5OH. Cho A tác dụng hết với Na sinh ra 3,36 lít H2 (đktc). Cũng lượng hỗn hợp A như trên tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 1M. Tính khối lượng từng chất trong A?

Câu 4: Cho 6,9 gam một ancol no, đơn chức phản ứng với CuO nung nóng, thu được 9,3 gam hỗn hợp X gồm anđehit, nước và ancol dư. Cho hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Tính khối lượng Ag sinh ra?

Phần 1. Trắc nghiệm

1A 2A 3B 4B 5C 6C
8C 9D 10B 11D 12C 7B

Phần 2. Tự luận 

Câu 1. 

C2H5Cl + KOH → KCl + C2H4 + H2O

C2H4 + H2O → C2H5OH

C2H5OH + O2 → CH3CHO + H2O

CH3CHO + H2 → C2H5OH

C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2

Câu 2.

Gọi công thức chung của 2 ancol là CnH2n+1OH

2CnH2n+1OH + 2Na → 2CnH2n+1ONa + H2

Ta có:

nH2 = 1,12/22,4 = 0,05 mol → nA = 2nH2 = 0,05.2 = 0,1 mol

→ MA = 14n + 18 = 4,04/0,1 = 40,4 → n=1,6

Vì 2 ancol no, đơn chức kế tiếp nhau nên số C của chúng lần lượt là 1 và 2.

Vậy 2 ancol là CH3OH; C2H5OH

Gọi số mol 2 ancol lần lượt là x, y.

→ x + y = 0,1 mol; 32x + 46y = 4,04 gam →x = 0,04;y  = 0,06

→mCH3OH = 0,04.32 = 1,28 gam

→% mCH3OH=1,28/4,04.100% = 31,68%

→% mC2H5OH = 68,32%

Phản ứng xảy ra:

CH3OH + CuO →HCHO + Cu + H2O

C2H5OH + CuO →CH3CHO + Cu + H2

→ nHCHO = nCH3OH = 0,04 mol; nCH3CHO = nC2H5OH = 0,06 mol

→nAg = 4nHCHO + 2nCH3CHO = 0,04.4 + 0,06.2 = 0,28 mol → a = 108.0,28 = 30,24 gam

Câu 3. 

nH2 = 3,36/22,4 = 0,15 mol

nNaOH = 0,1.1 = 0,1 mol

Cho hỗn hợp tác dụng với Na, ta có các PTHH

C2H5OH + Na → C2H5ONa + 1/2H2 (1)

C6H5OH + Na → C6H5ONa + 1/2H2 (2)

Cho hỗn hợp tác dụng với NaOH, chỉ có Phenol phản ứng:

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

    0,1               0,1 

Vậy nC6H5OH = 0,1 mol

Theo PTHH (2), suy ra: nH2(2) = 0,05 => nH2(1)= 0,15−0,05 = 0,1 mol

Theo PTHH (1) => nC2H5OH = 0,2 mol

Vậy m = 0,2.46 + 0,1.94 = 18,6 gam 

Câu 4. 

Ta có: mX - mancol ban đầu = mO trong CuO phản ứng = 2,4 (g)

mancol phản ứng = nanđehit = nO trong CuO phản ứng = 2,4/16 = 0,15(mol)

Lại có : nancol ban đầu > 0,15(mol) ⇒Mancol < 6,9/0,15 = 46 ⇒ Mancol < 6,9/0,15 = 46

=>ancol là CH3OH anđehit là HCHO

Vậy nAg = 4nandehit = 0,6 (mol)⇒mAg = 64,8 (g)