Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 1 Văn 8 thị xã Buôn Hồ năm 2020-2021

a659701ddac341deb4fcc84b43f8f64f
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 12 tháng 2 2022 lúc 20:58:02 | Được cập nhật: 13 giờ trước (11:25:09) | IP: 14.185.168.44 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 49 | Lượt Download: 0 | File size: 0.028662 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

UBND TX BUÔN HỒ KIÊM TRA HỌC KÌ I

Đề đề xuất

PHÒNG GD&ĐT Năm học 2020-2021 Môn : Ngữ Văn – Lớp 8

Thời gian: 90

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1 / Kiến thức:

Củng cố kiến thức về: Hai cây phong ,câu ghép,thuyết minh.

2 /Kĩ năng:

Rèn kĩ năng tìm hiểu nhan đề, nhận biết về tác phẩm văn học, hiểu kiểu bài văn cảm nghĩ từ đó áp dụng vào bài viết.

3 / Thái độ:

Từ đó có ý thức cảm nhận giá trị tác phẩm văn học đối với đời sống con người.

II/ HÌNH THỨC KIỂM TRA

- Tự luận: 100%

III/ THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:

Mức độ

NLĐD

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng

1. Đọc hiểu

-Ngữ liệu: đoạn thơ

-Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu:

+ 01 đoạn thơ

Nhớ được tác giả tác phẩm,xuất xứ - Nhân vật “tôi” trong đoạn là ai? vai trò của nhân vật Viết một đoạn văn ngắn về một kỉ niệm sâu sắc của mình. 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1Câu

1.0đ

10%

1Câu

1.0đ

10%

1.Câu

2.0.đ

20%

Xác định câu ghép trong đoạn.

1Câu

1.0đ

10%

2. Tạo lập văn bản Thuyết minh cây bút bi Thuyết minh cây bút bi

1/2C

2.5đ

25%

1/2C

2.5đ

25%

Tổng

số câu

số điểm Tỉ lệ

1C

1.0đ

10%

2Câu

2.0đ

20%

1.5C

4.5đ

45%

1/2C

2.5đ

25%

5C

10.0đ

100%

IV. BIÊN SOẠN ĐỀ :

1.Đọc- hiểu văn bản

Cho đoạn văn: (.. .) Làng tôi không thiếu gì các loại cây nhưng hai cây phong này khác hẳn- chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm chúng cũng nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại thở dài một lượt như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão dông, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực. 

Câu 1(1điểm). Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai? Nêu xuất xứ của văn bản.

Câu 2(1điểm).  Nhân vật “tôi” trong đoạn là ai? Nhân vật đó có vai trò thế nào trong văn bản?

Câu 3(1điểm). Xác định câu ghép trong đoạn.

Câu 4(2điểm). Kỷ niệm tuổi thơ luôn có ý nghĩa đặc biệt đối với mỗi người. Với cảm hứng được khơi gợi từ văn bản có những câu văn trên, hãy viết một đoạn văn ngắn về một kỉ niệm sâu sắc của mình. 

2./ Tạo lập văn bản:(5 điểm)

Câu 5 Thuyết minh về cây bút bi.

V. HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu Hướng dẫn chấm Điểm
Câu 1.

- Tác phẩm: Hai cây phong

- Tác giả: Ai-mai-tốp

- Xuất xứ: trích từ truyện Người thầy đầu tiên

0.25 đ

0.25 đ

0.5 đ

Câu 2.

- Nhân vật tôi: người họa sĩ, người kể lại câu chuyện

- Vai trò:

+ Mạch kể nhân vật tôi, là mạch kể chính trong tác phẩm.

+ Giúp cho câu chuyện trở nên chân thực, hấp dẫn.

+ Giúp câu chuyện giàu cảm xúc hơn

0.5 đ

0.5 đ

Câu 3

Làng tôi/ không thiếu gì các loại cây

CN1 VN1

hai cây phong này /khác hẳn- chúng……êm dịu

CN2 VN2

0,5đ

0,5đ

Câu 4

- Kỉ niệm tuổi thơ ấy là gì? Diễn ra ở đâu? Vào lúc nào?

- Diễn biến kỉ niệm đó

- Kỉ niệm đã để lại cho em ấn tượng, bài học sâu sắc gì?

1.0 đ

0.5 đ

0,5đ

Câu 5

1.Yêu cầu chung: Hình thức:

- Phương thức biểu đạt: Thuyết minh.

- Nội dung: Thuyết minh cây bút bi.

- Phương pháp thuyết minh: Nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, so sánh

- Bố cục:Đầy đủ 3 phần và sắp xếp theo một trình tự hợp lý.

2.Yêu cầu cụ thể: Đảm bảo nội dung sau:

a. Mở Bài

- Giới thiệu về cây bút bi.

b. Thân bài (4đ):

- N-Nguồn gốc: Từ châu Âu, du nhập vào nước ta từ rất lâ

- Hình dáng, màu sắc, cách bài trí bên ngoài của cây bút bi.

- Cấu tạo cây bút bi: gồm hai phần chính là ruột và vỏ, có các phần phụ

+ Ruột: gồm ống mực và ngòi bút.

+ Vỏ: thường làm bằng nhựa để bảo vệ ruột và cầm viết cho dễ dàng.

- Công dụng của cây bút bi: dùng để viết, ghi chép…

- Các loại bút bi: có nhiều loại nhưng được nhiều người yêu

thích hơn là bút: Thiên Long, Bến Nghé…

- Cách bảo quản: Không để bút rơi xuống đất.

c.Kết bài

Vai trò, tác dụng của cây bút bi

*Biểu điểm:
- Điểm 4 - 5: Bài viết có bố cục rõ ràng phương pháp thuyết minh: Nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, so sánh làm nổi bật nội dung

- Điểm 3 - 4: Bài viết đảm bảo yêu cầu của đề, bố cục rõ ràng, lời văn mạch lạc, sai ít lỗi các loại

- Điểm 2 - 3: Bài viết còn sơ sài, chưa thật sự đảm bảo yêu

cầu của đề, lời văn còn vụng sai nhiều lỗi các loại.

- Điểm 0,5 – 1,5: Bài viết sơ sài, lời văn lủng củng, mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0: Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.

(5.đ)

0,5đ

0,5đ

1.5đ

0.5 đ

(0.5đ)

(0.5đ)

(1.0đ)

Duyệt của BGH

Giáo viên ra đề

Phạm Văn Thành