Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề ôn thi học kì 1 Hóa lớp 10 đề số 1

fa0393d10389d9c4149778a1f80beaa8
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 28 tháng 9 2022 lúc 0:22:24 | Được cập nhật: 20 giờ trước (4:51:42) | IP: 251.204.110.147 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 32 | Lượt Download: 0 | File size: 0.01976 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

HÓA HỌC 10: ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ 1 (ĐỀ SỐ 1)

I. Phần trắc nghiệm:

Câu 1: Cho phản ứng: Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2S + H2O. Tồng hệ số cân bằng là:

A. 18 B. 19 C. 20 D. 16

Câu 2. Cho Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + SO2 + H2O. Tổng hệ số các chất tham gia phản ứng là:

A. 6 B. 8 C. 4 D. 10

Câu 3. Cho 11,2 gam Fe + HNO3 thu được khí X có thể tích 13,44 lít. Khí X là:

A. N2 B. NO2 C. NO D. N2O

Câu 4. Cho 9,6 gam Mg tác dụng với H2SO4 thu được 0,1 mol khí X. Khí X là:

A. S B. SO2 C. H2S D. SO3

Câu 5. Cho 5,4 gam Al tác dụng với H2SO­4 đặc, nóng thoát ra 6,72 lít khí X ( đktc) . Tổng hệ số cân bằng của phản ứng là:

A. 18 B. 20 C. 11 D. 18

Câu 6. Cho Al + HNO3 thu được hỗn hợp hai khí N2 và NO tỉ lệ mol 1:1. Tổng hệ số cân bằng của HNO3

A. 63 B, 104 C.102 D. 98

Câu 7. Cho Zn tác dụng với HNO3 thu được hỗn hợp gồm N2O và NO theo tỉ lệ thể tích là 2:3. Tổng hệ số của phản ứng là:

A. 62 B., 58 C. 64 D. 80

Câu 8. Cho m gam Zn tác dụng với HNO3 thu được 6,72 lít khí N2O. m có giá trị là:

A. 16,5 B. 7,8 C. 13,5 D. 26.5

Câu 9. Cho m gam Al tác dụng với H2SO4 thu được 13.44 lit khí H2S . m có giá trị là:

A. 32.2 B. 43.2 C. 44.2 D. 65.2

Câu 10. Cho 19.2 gam Cu tác dụng với HNO3 được V lít khí NO. Khối lượng của dung dịch sau phản ứng tăng hau giảm bao nhiêu gam:

A. tăng 13.2 gam B. giảm 13.2 gam

C. tăng 19,2 gam D. không thay đổi.

Câu 11. Cho 8,3 gam Al và Fe tác dụng với HNO3 thu được 13.44 lít khí NO2 ( đktc). Xác định %Al trong hỗn hợp.

A. 35.5% B. 32.53% C. 67.17% D. 56.15%

Câu 12. Cho 7,8 gam hỗn hợp gồm Al và Mg tác dụng với H2SO4 thu được 8,96 lít khí SO2 (đktc). Tỉ lệ khối lượng của Al và Mg là
A. 9/3 B. 9/4 C. 27/24 D. 54/19

Câu 13. Cho hỗn hợp m gam Al và Cu ( có tỉ lệ mol tương ứng là 1:2) tác dụng với HNO3 thu được 1.568 lít khí N2 . Giá trị m là?

A. 13,2 B. 15.5 C. 16.8 D.16.5

Câu 14. Cho MnO2 + HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O. Số phân tử HCl đóng vai trò môi trường:

A. 1 B. 4 C.2 D. 3

Câu 15. Cho Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + N2 + H2O. Tỉ lệ số phân tử HNO3 đóng vai trò môi trường và bị khử là:

A. 5:1 B. 1:5 C. 12:5 D. 12:5

Câu 16. Mg + H2SO4 → MgSO4 + S + H2O. Tìm số phân tử H2SO4 bị khử và môi trường.

A. 3, 8 B. 2,7 C. 1,3 D. 2,5

Câu 18. P + HNO3 + H2O → H3PO4 + NO. Số phân tử HNO3bị khử và môi trường là”

A. 5,0 B. 4,0 C. 6,5 D. 6,4

Câu 19. Cho 5,4 gam Al tác dụng với HNO3 thoát ra khí NO2 . Tính số mol HNO3 đóng vai trò môi trường:

A. 0,6 B. 0,2 C. 0,8 D. 0,5

Câu 20. Sơ đồ nào sau đây viết sai:

A. Al → Al3+ + 3e B. Fe3+ +1e → Fe2+
C/ O2 + 2e → 2O2- D. Cl2 + 2e → 2Cl-
Câu 21. Cho Al → Al3+ + 3e. Đi từ 13,5 gam Al . sẽ có bao nhiêu mol e được tách ra.

A. 0.5 B. 0.25 C. 1.5 D. 1.7

Câu 22. Sơ đồ nào sau đây biểu diễn quá trinh oxi hóa.

A. N2 + 6e → 2N3- B. Fe2+ → Fe3+ + 1e

C. Na+ + Cl- → NaCl D. NaOH + HCl → NaCl + H2O

Câu 23. Cho 5,4 gam Al tác dụng H2SO4 đặc thu được 6,72 lít khí X ( đktc). Tổng hệ số cân bằng là:

A. 12 B. 18 C. 19 D. 20

Câu 24. Cho phản ứng: P + HNO3 + H2O → H3PO4 + NO. Chất bị oxi hóa là:

A. P B. HNO3 C. H2O D. H3PO4

Câu 25. Cho m gam Al , Cu tỉ lệ mol 1:1 + HNO3 thu được 11,2 lít khí NO. Giá trị m là:

A. 29,3 gam B. 27.3 gam C. 27,1 gam D. 25,6 gam

Câu 26. Trong phân tử CO2 có bao nhiêu liên kết pi.

A. 4 B. 2 C. 1 D. 3

Câu 27. Cho 21.9 gam Al và Cu tác dụng với HNO3 thu được 6,72 lít khí NO. Tỉ lệ mol của Al và Cu là:

A. 1:3 B. 3:1 C/ 2:1 D. 1:2

Câu 28. Cho 0.13 mol Al tác dụng với HNO3 thu được V lít khí N2 va NO theo tỉ lệ mol 1:1 Giá trị của V là:

A. 0.448 lít B. 1.344 lít C. 0.672 lít D. 0.884 lít

Câu 29. Sắp xếp số e trong các ion sau theo thử tự tăng dần.NH4+, SO32-, CO32-.

A. NH4+ < SO32- < CO32- B. NH4+ < CO32- < SO32-

C. SO32- < CO32-< NH4+ D. CO32-< NH4+ < SO32-

Câu 30. Cho m gam hỗn hợp Al, Fe, Cu tác dụng với O2 thu được 19,6 gam chất rắn. Hóa tan hết 19,6 gam chát rắn cần 100 ml dung dịch HCl 12M. Tính m?

A. 10 gam B. 19.6 gam C. 18.2 gam D. 24 gam

Câu 31. Cho nguyên tử X có tổng e ở phân lớp s = 7. X thuộc nhóm A. Cho biết X là nguyên tố nào:

A. Na B. K C. O D. S

Câu 32. Cho các chất sau đây: CO2, CH4, N2, HCl, H2O, O2. Số chất không có sự phân cực.

A. 3 B. 2 C. 4 D. 5

Câu 33. Cho X2+ có cấu hình e: [ Ar] 3d6. Tìm vị trí của X:

………………………………

Câu 34. X có hai đồng vị có số khối 13 và 11. Có % đồng vị bằng nhau. 0,25 mol X có khôi lượng:

A. 3 B. 12 C/ 4 D. 6

Câu 35. Cho phản ứng : Na + Cl2 → 2NaCl ∆ H = -882,2 kj

Đây là phản ứng:

A. Thu nhiệt B. tỏa nhiệt. C. không thu nhiệt. D. trao đổi.

Câu 36. X , Y nằm cùng một chu kì, 2 nhóm liên tiếp có tổng e bằng 25. Tính số mol của e nhương đi từ 0,1 mol X và 0.2 mol Y.

A. 0.6 B.0,8 C. 0.7 D. 0.5

Câu 37. Nguyên tố X có công thức oxit cao nhất là: RO2/ Trong đó trong hợp chất khí với H %R bằng 75%. Xác định số cặp e liên kết và chưa liên kết trong oxit cai nhất.

A. 4,2 B. 2,0 C. 4,0 D. 2,4

Câu 38. Cho 32 gam hỗn hợp Al, Fe, Zn tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch HCl 0,5M thu được 44,2 gam muối. Giá trị V :

A. 0.2 lít B. 0.4 lít C. 0.8 lít D. số khác.

Câu 39. X và Y là hai kim loại kiềm có khối luộng 10,1 gam tác dụng hết nước thoát ra 3,36 lít khí (đktc). Xác định lệ mol X và Y. (MX < MY)

A. 2:3 B. 1:2 C. 2:1 D/ 1:1

Câu 40. Nguyên tố X nằm chu kì 3, nhóm VIA. X thuộc nguyên tố nào sau đây:

A. s B, p C. f D. d

II. Phần tự luận:

Câu 1: Cân bằng; a. FeCl2 + K2Cr2O7 + HCl -> FeCl3 + KCl + CrCl3 + H2O

b. KMnO4 + FeSO4 + H2O → K2SO4 + MnO2 + Fe2(SO4)3 +Fe(OH)3

Câu 2. Cho 4.4 gam hỗn hợp 2 kim loại thuộc nhóm IIA và ở 2 chu kỳ liên tiếp vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch X và 3,36 lít H2(đkc)
a) Xác định tên 2 kim loại và tính %khối lượng hỗn hợp của chúng trong hỗn hợp ban đầu .
b) Nếu ban đầu khối lượng đã dùng 200 gam HCl. Tính nồng độ % của các muối trong dung dịch X.
Câu 3. Hỗn hợp gồm Al và Mg có khối lượng là 3.54 gam được chia thành hai phần bằng nhau:

+ Phần 1: cho tác dụng với HCl dư thu được 1.904 lít khí H2 (đktc).

+ Phần 2: Hòa tan trong HNO3 loãng dư thu được hỗn hợp khí gồm NO và N2O có tỉ lệ mol là 1:2.

Tính thế tích từng khí NO và N2O ở điều kiện tiêu chuẩn.