Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề cương ôn tập Kiểm tra Học kì I Ngữ văn 10 (CT Cơ bản), năm học 2020-2021, trường THPT Chuyên Bảo Lộc

04a0ffc9b3cb218ea893a339de1841f7
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 31 tháng 1 2021 lúc 14:01:55 | Được cập nhật: 4 tháng 5 lúc 4:49:09 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 418 | Lượt Download: 4 | File size: 0.204281 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC TỔ: NGỮ VĂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I MÔN: NGỮ VĂN 10 - CƠ BẢN Năm học: 2020 – 2021 A. NỘI DUNG ÔN TẬP I. Phần Tiếng Việt HS cần lưu ý các đơn vị kiến thức sau để trả lời các câu hỏi trong phần đọc – hiểu: 1. Các phương thức biểu đạt: Nhận diện phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản 2. Các biện pháp tu từ: Chỉ ra và nêu ngắn gọn hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản. 3. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: phân tích các nhân tố giao tiếp, các đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trong văn bản. 4. Văn bản: Xác định thể thơ, nội dung văn bản, chủ đề của văn bản. 5. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: phân tích đặc điểm của ngôn ngữ sinh hoạt, đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. II. Phần Đọc văn HS cần nắm vững những nét chính về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung và nghệ thuật các văn bản sau: - Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão) - Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) - Đọc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du ) - Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm) III. Phần Làm văn HS cần nắm vững phương pháp viết đoạn văn, bài văn, các thao tác lập luận giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ để vận dụng vào việc: 1. Viết một đoạn văn nghị luận xã hội (10 – 15 dòng) bàn về vấn đề được rút ra từ văn bản đọc hiểu. 2. Viết bài văn nghị luận văn học. B. CẤU TRÚC ĐỀ THI VÀ THỜI GIAN LÀM BÀI I. Cấu trúc đề thi Phần I: Đọc – hiểu (3,0 điểm) gồm 3 - 4 câu hỏi về xác định phương thức biểu đạt, thể thơ, nội dung của văn bản, chủ đề văn bản, các biện pháp tu từ và tác dụng của các biện pháp tu từ ... (Có thể lấy văn bản trong chương trình đã học hoặc văn bản ngoài chương trình) Phần II: Làm văn (7,0 điểm): gồm 2 câu: Câu 1 (2,0 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết đoạn văn nghị luận xã hội bàn về vấn đề được rút ra từ văn bản đọc – hiểu. Câu 2 (5,0 điểm): Vận dụng khả năng đọc – hiểu, kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học. II. Thời gian làm bài: 90 phút C. ĐỀ THAM KHẢO (Thời gian làm bài 90 phút) PHẦN I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới: “Những ngày qua, đau đáu hướng về miền Trung với nỗi đau quặn lòng, mỗi người chúng ta cũng thấy lan tỏa, nhân lên gấp bội sự sẻ chia, “tương thân tương ái”, “lá lành đúm lá rách”, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”… vốn là đạo lý ngàn đời nay của cả dân tộc Việt, của mỗi con dân mang trong mình dòng máu “con Lạc, cháu Hồng” dù ở bất cứ phương trời nào, trong nước hay nước ngoài. Đâu đâu trong các cơ quan, đoàn thể, tổ chức ở Trung ương và địa phương những ngày này đều thấy phát động, tiến hành quyên góp, ủng hộ đồng bào miền Trung bị thiệt hại nặng nề do thiên tai, bão lũ. Đặc biệt, sự sẻ chia, đùm bọc lẫn nhau trong cơn hoạn nạn, lúc khó khăn đã lan tỏa trong mọi tầng lớp nhân dân. Mỗi người dân, tùy theo điều kiện, hoàn cảnh của mình đều đồng lòng hướng về miền Trung thân yêu, có những nghĩa cử, việc làm thiết thực để giúp đỡ, đồng bào bị mất mát, thiệt hại. Không khỏi xúc động trước việc hàng nghìn người dân thuộc nhiều tầng, nhiều giới đã gác công việc, gia đình sang một bên để quyên góp, vượt đường sá xa xôi có trường hợp tới hàng nghìn km để mang lương thực, thực phẩm, áo phao, quần áo, thuốc men tới tận những nơi cô lập, ngập sâu nhiều ngày trong mưa lũ. Ai cũng cảm thấy ấm lòng trước việc người dân thức trắng đêm nấu cơm, làm bánh chưng… để đưa tới tận nơi những đồng bào mà nhà cửa, ruộng vườn bị ngập trắng. Tổ chức cứu trợ lương thực, nước uống, nhu yếu phẩm cho người dân, nhất là đối với những hộ dân bị mất nhà cửa, những hộ ở vùng ngập sâu chia cắt dài ngày; tuyệt đối không để người dân thiếu đói, thiếu nước uống, không có chỗ ở… đã trở thành mệnh lệnh của không chỉ hệ thống chính trị từ Trung ương tới địa phương mà thực sự đã là mệnh lệnh từ trái tim của mỗi người dân chúng ta lúc này. Càng khó khăn, càng hoạn nạn thì tình nghĩa đồng bào càng được nhân lên, lan tỏa. Đạo lý làm nên khối sức mạnh đại đoàn kết dân tộc từ bao đời ấy lại thấy rất rõ trong đợt thiên tai, mưa lũ lịch sử ở miền Trung này. (Ấm áp lan tỏa tình nghĩa đồng bào trong lũ dữ - Báo an ninh Thủ đô) 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên? 2. Dựa vào đoạn trích, cho biết những hành động, việc làm thể hiện truyền thống “tương thân, tương ái” đối với “khúc ruột miền Trung” đang oằn mình chống bão? 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Tổ chức cứu trợ lương thực, nước uống, nhu yếu phẩm cho người dân, nhất là đối với những hộ dân bị mất nhà cửa, những hộ ở vùng ngập sâu chia cắt dài ngày; tuyệt đối không để người dân thiếu đói, thiếu nước uống, không có chỗ ở… đã trở thành mệnh lệnh của không chỉ hệ thống chính trị từ Trung ương tới địa phương mà thực sự đã là mệnh lệnh từ trái tim của mỗi người dân chúng ta lúc này”? 4. Theo tác giả, truyền thống đạo lý “tương thân tương ái” của dân tộc ta có tác dụng làm nên khối sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Anh/ chị có đồng tình với điều đó không? Vì sao? PHẦN II. Làm văn (7 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ bài thơ ở phần đọc hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 - 15 dòng), trình bày suy nghĩ của bản thân về tinh thần “tương thân tương ái” của dân tộc ta trong đợt mưa lũ lịch sử ở miền Trung vào tháng 10/2020. Câu 2. (5,0 điểm) Phân tích bài thơ Nhàn của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm .............................HẾT......................................