Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề cương môn lịch sử 9 học kì I

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 27 tháng 10 2020 lúc 23:20:56 | Được cập nhật: 19 tháng 4 lúc 22:14:08 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 802 | Lượt Download: 29 | File size: 0.033789 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

MÔN LỊCH SỬ LỚP 9
PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ 1945- NAY
Chương I: Liên Xô và các nước Đông Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai
Bài 1: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 cuả thế kỉ XX
● Câu hỏi 1:Hãy nêu những thành tựu về khoa học – kĩ thuật của Liên Xô từ năm 1949 đến
đầu những năm 70 của thế kỉ XX? Theo em những cơ sở nào hình thành hệ thống Xã hội
Chủ nghĩa ?
Hướng dẫn trả lời:
- Những thành tựu về khoa học – kĩ thuật của Liên Xô: Thời kì này khoa học kĩ thuật của Liên Xô có
sự phát triển vượt bậc, gặt hái được những thành công vang dội:
+ Năm 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền hạt nhân của Mĩ
+ Năm 1957 phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào khoảng không của vũ trụ, mở đầu kỉ nguyên chinh
phục vũ trụ của loài người
+ Năm 1961 phóng con tàu “Phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ Ga- ga- rin bay vòng quanh Trái
Đất, cũng là nước dẫn đầu thế giới về những chuyến bay dài ngày trong vũ trụ …
- Những cơ sở nào hình thành hệ thống Xã hội Chủ Nghĩa :
+ Cùng mục tiêu xây dựng CNXH
+ Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản
+ Cùng chung hệ tư tưởng là chủ nghĩa Mác Lê- Nin
Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70
đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX.
Câu hỏi 2:Trình bày hoàn cảnh, nội dung, kết quả của công cuộc cải tổ ở Liên Xô đã diễn ra như
thế nào ? Nguyên nhân sụp đổ Chủ nghĩa Xã hội ở Liên Xô ?
Hướng dẫn trả lời:
- Hoàn cảnh:
Tháng 3/1985 Nhà nước Xô Viết tiến hành công cuộc cải tổ, nhằm khắc phục sai lầm thiếu sót, đưa đất
nước thoát khỏi khủng hoảng và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Nội dung:
+ Về chính trị: Đa nguyên về chính trị, xoá bỏ chế độ một đảng, tuyên bố dân chủ và “công khai” mọi
mặt.
+ Về kinh tế:Có nhiều phương án nhưng chưa thực hiện được gì, kinh tế tiếp tục giảm sút dẫn đến bất
ổn về chính trị, xã hội.
+ Xã hội: Bãi công, nhiều nước cộng hoà đòi li khai, thành lập những quốc gia độc lập, các thế lực
chống đối ráo riết.
- Kết quả:
+ Cuộc đảo chính ngày 19/8/1991 nhằm lật đổ Gooc -ba -chôp nhưng thất bại.
+ Đảng Cộng sản bị đình chỉ hoạt động, 11 nước cộng hòa tách khỏi Liên Bang thành lập Cộng đồng
các quốc gia độc lập (SNG). Chế độ XHCN Liên Xô sụp đổ.
- Nguyên nhân sụp đổ:
+ Mô hình CNXH có nhiều thiếu sót sai lầm.
+ Chậm sữa đổi trước những biến đổi của tình hình thế giới.
1

+ Những sai lầm của một số nhà lãnh đạo.
+ Hoạt động chống phá của các thế lực phản động trong và ngoài nước.
Chương II Các nước Á, Phi, Mĩ la- tinh từ năm 1945 đến nay
Bài 3Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa
Câu hỏi 4:Hãy nêu các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc từ sau năm 1945 và
một số sự kiện tiêu biểu của mỗi giai đoạn ?
Hướng dẫn trả lời:
- Giai đoạn từ năm 1945 đến những năm 60 của thế kỉ XX:
+ Các nước châu Á:
* Đông Nam Á: Inđônêxia, Việt Nam, Lào tuyên bố độc lập.
* Nam Á: Ấn Độ (1946-1950).
+ Các nước châu Phi: Ai Cập (1952), Angiêri(1954-1962). Năm 1960 có 17 nước đã giành độc lập.
+ Các nước Mĩ la tinh:Cu Ba (1-1-1959)
=> Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc cơ bản sụp đổ.
- Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX:
+ GhinêBitxao: (9-1974)
+ Môdăm bích (6-1975)
+ Ănggôla (11-1975)
- Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX:
+ Rôđêdia, sau đó đổi tên là CH DimBaBuê (1980)
+ Tây Nam Phi nay là CH Namibia (1990)
+ Cộng hòa Nam Phi 1993.
=> Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã bị sụp đỗ hoàn toàn.
Bài 4 Các nước Châu Á
Câuhỏi 6: Trình bày và cho biết ý nghĩa sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm
1949 ?
Hướng dẫn trả lời:
- Sự ra đời nước CHND Trung Hoa:
+ Sau kháng Nhật thành công ở Trung Quốc diễn ra nội chiến (1946-1949) giữa Đảng cộng sản Trung
Quốc và Quốc dân Đảng.
+ Tháng 4/1949 quân cách mạng giải phóng Nam Kinh, Tưởng Giới Thạch thất bại, chạy ra đảo Đài
Loan, nội chiến kết thúc.
+ Ngày 01/10/1949 tại Quãng trường Thiên An Môn, Chủ tịch Mao Trạch Đông tuyên bố sự ra đời
nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
- Ý nghĩa:
+ Kết thúc cuộc đấu tranh hơn 100 năm qua chống đế quốc và hàng nghìn năm của chế độ phong kiến.
+ Đưa đất nước vào kỉ nguyên độc lập tự do.
+ Hệ thống XHCN được nối liền từ Châu Âu sang Châu Á.
Câu hỏi 7: Từ khi tiến hành công cuộc cải cách năm 1978 đến nay, Trung Quốc đã giành được
những thành tựu nổi bật nào và ý nghĩa của những thành tựu đó khi Trung Quốc bước sang thế kỉ
XXI ?Bài học rút ra cho VN
2

Hướng dẫn trả lời:
-Bối cảnh lịch sử:
+ Tháng 12/1978, Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối đổi mới, mở đầu cho công
cuộc cải cách kinh tế- xã hội đất nước.
- Thành tựu trong công cuộc cải cách mở cửa:
+ Sau 20 năm cải cách mở cửa (1979-2000) nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ
tăng trưởng cao nhất thế giới:
+ Tổng sản phẩm trong nước tăng trung bình hàng năm 9,6%, đứng thứ 7 trên thế giới.
+ Đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt.
+ Đối ngoại: bình thường hóa mối quan hệ với các nước, thu hồi chủ quyền Hồng Kông và Ma Cao.
- Ý nghĩa:
+ Kinh tế phát triển nhanh, chính trị xã hội ổn định, địa vị Trung Quốc trên trường quốc tế được nâng
cao.
+ Tạo điều kiện cho sự hội nhập của Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực đối với các nước và ngược lại.
Bài học rút ra cho VN
-Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm
- Thực hiện cải cách ,mở cửa, làm bạn với tất cả các nước trên thế giới.
-Áp dụng các thành tựu khoa học –KT vào thực tiễn sản xuất.
Bài 5 Các nước Đông Nam Á
Câu hỏi 8:Nêu những nét chính về tình hình Đông Nam Á từ trước và sau năm 1945 ?
Hướng dẫn trả lời:
- Đông Nam Á là khu vực rộng gần 4,5 km 2, gồm 11 nước với số dân là 536 triệu dân (ước tính năm
2002).
- Trước năm 1945 hầu hết các nước Đông Nam Á là thuộc địa của đế quốc thực dân phương Tây ( trừ
Thái Lan).
- Tháng tám năm 1945 khi phát xít Nhật đầu hàng đồng minh , các nước Đông Nam Á nổi dậy giành
chính quyền:
Việt Nam ( 8/1945)
Inđônêxia ( 8/1945)
Lào (10/1945)
- Ngay sau đó các nước thực dân phương Tây trở lại xâm lược Đông Nam Á . Nhân dân các nước Đông
Nam Á lại tiếp tục đấu tranh, đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á lần lượt
giành độc lập.
- Cũng từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, trong bối cảnh “chiến tranh lạnh”, tình hình Đông Nam Á
ngày càng trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực, các nước Đông Nam Á có
sự phân hóa trong đường lốiđốingoại
Câu hỏi 9:Tại sao có thể nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới mở ra trong
lịch sử khu vực Đông Nam Á” ?
Hướng dẫn trả lời:
- Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”
vì:
+ Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, sau “chiến tranh lạnh ” và vấn đề Campuchia được giải quyết
bằng việc kí hiệp định Pari về Campuchia (10/1991). Tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt.
3

+ Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN: 01/1984 Brunây, 7/1995
Việt Nam, 9/1997 Lào và Myanma, 4/1999 Campuchia.
+ Như thế :
* ASEAN từ 6 nước đã phát triển thành 10 nước thành viên.
* Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống
nhất
* Trên cơ sở đó, ASEAN chuyển trọng tâm họat động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một
khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh
- Năm 1992 Đông Nam Á trở thành khu vực mậu dịch tự do ( AFTA).
- Năm 1994 lập diễn đàn khu vực ( ARF) gồm 23 quốc gia.
Câu hỏi 10: Kể tên những nước trong khu vực Đông Nam Á ? Tên thủ đô của từng nước trong khu
vực ? Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa như thế nào
trong đường lối đối ngoại?
Hướng dẫn trả lời:
- Kể tên nước và thủ đô của các nước Đông Nam Á:
Số TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Tên nước
Việt Nam
Lào
Campuchia
Inđônêxia
Malaixia
Philippin
Thái Lan
Xingapo
Brunây
Mianma
Đông Timo

Thủ đô
Hà Nội
Viên chăn
Phnôm Pênh
Giacacta
Cualalămpơ
Manila
Băng Cốc
Xingapo
BanđaXiriBêgaoan
Yangun
ĐiLi

- Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối
ngoại:
+ Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, trong bối cảnh “chiến tranh lạnh” , tình hình Đông Nam Á
ngày càng trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực.
+ Tháng 9/1954, Mĩ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO), nhằm ngăn chặn
sự ảnh hưởng của CNXH và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc.
+ Thái Lan và Philipin tham gia vào khối quân sự SEATO.
+Việt Nam, Lào, Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
+ Inđônêxia và Myanma thực hiện đường lối hòa bình trung lập.
- Như thế từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường
lối đối ngoại.
Câu hỏi 11 :Hoàn cảnh ra đời , mục tiêu và nguyên tắc họat động của tổ chức ASEAN ?
Hướng dẫn trả lời:
- Hoàn cảnh ra đời:
+ Sau khi giành được độc lập và đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
4

+ Nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm: Hợp tác phát triển
kinh tế, hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
+ Ngày 8/8/1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á thành lập ( viết tắt ASEAN) tại Băng Cốc (Thái Lan )
gồm 5 nước thành viên : Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Xingapo, Thái Lan.
- Mục tiêu họat động :
Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nổ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần
duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
- Nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN:
+ Tôn trọng chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nhau;
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;
+ Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình;
+ Hợp tác phát triển có hiệu quả.
Bài 6 Các nước Châu Phi
Câu hỏi 12: Phong trào giải phóng dân tộc Châu Phi từ năm 1945 đến nay phát triển và thắng lợi
như thế nào? Hiện nay Châu Phi còn gặp những khó khăn gì ?
Hướng dẫn trả lời:
- Tình hình chung :
+ Sau chiến tranh thế giới thứ 2, phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ ở Châu Phi, sớm nhất là Bắc
Phi ( Ai Cập, Agiêri)
+ 1960 có 17 nước giành độc lập “ Năm Châu Phi”
+ Thắng lợi của các nước làm cho hệ thống thuộc địa của đế quốc lần lượt tan rã.
+ Sau khi độc lập các nước ra sức xây dựng phát triển kinh tế đạt nhiều thành tựu.
- Hiện nay:
+ Châu Phi vẫn nằm trong tình trạng đói nghèo lạc hậu, bệnh tật, mù chữ, bùng nổ dân số, chính trị
không ổn định.
+ Để khắc phục nghèo đói, một tổ chức thống nhất Châu Phi thành lập (Liên minh Châu Phi AU).
Câu hỏi 13. Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai ở Nam Phi đạt được thắng
lợi ra sao? Ý nghĩa lịch sử ?
Hướng dẫn trả lời:
- Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc:
+ Trong hơn 3 thế kỉ chính quyền thực dân da trắng thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc tàn bạo ở
Nam Phi ( chủ nghĩa Apacthai).
+ Nhân dân Nam Phi kiên trì đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc dưới sự lãnh đạo của
“Đại hội dân tộc Phi ANC”
+ Từ 1990 đến nay đấu tranh giành nhiều thắng lợi:
+ Năm 1993 chính quyền da trắng tuyên bố xóa bỏ chế độ Apacthai.
+ Ông Nenxơn Manđêla được trả tự do sau 27 năm bị cầm tù.
+ 5/1994 ông Nenxơn trở thành tổng thống người da đen đầu tiên ở Nam Phi.
+ Năm 1996 chính quyền mới đề ra chiến lược kinh tế vĩ mô nhằm phát triển sản xuất, giải quyết việc
làm và cải thiện đời sống nhân dân.
- Ý nghĩa:
5

+Chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai bị xóa bỏ.
+ Xóa bỏ sự vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền.
+ Là cơ sở quan trọng để nhân dân Nam Phi đoàn kết và xây dựng đất nước.
Bài 7 Các nước Mĩ la tinh
Câu hỏi 14:Vì sao MÜ La tinh níc mÖnh danh lµ “ Lôc ®Þa bùng cháy”?. Hãy trình bày những
hiểu biết của em về mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân CuBa với nhân dân Việt Nam?
Hướng dẫn trả lời:
- Mĩ la tinh được mệnh danh là “Lục địa bùng cháy” vì cơn bão táp cách mạng đã làm thay đổi cục
diện chính trị ở nhiều nước:
+ Trước kia bị rơi vào vòng lệ thuộc nặng nề và trở thành “sân sau”của Mĩ.
+Bây giờ, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, cuồn cuộn như những ngọn núi lửa tấn
công vào chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ, thành lập chính phủ, giành được quyền dân tộc thực sự.
- Mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân CuBa với nhân dân Việt Nam:
+ Trong kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta, Ông PhiĐen Caxtơrô là nguyên thủ nước ngoài duy
nhất đã vào tuyến lửa Quảng Trị động viên nhân dân ta.
+ Bằng trái tim và tình cảm chân thành, PhiĐen Caxtơrô và nhân dân CuBa luôn ủng hộ cuộc kháng
chiến của nhân dân Việt Nam “ Vì Việt Nam, CuBa sẵn sàng hiến cả máu”.
+ CuBa cử các chuyên gia, bác sĩ nghiên cứu bệnh sốt rét, mổ cho các thương binh ở chiến trường.
+ Sau 1975, CuBa giúp nhân dân Việt Nam xây dựng thành phố Vinh, bệnh viện CuBa ở Đồng Hới
( Quảng Bình).
Câu hỏi 15: Nêu những nét chính về cách mạng CuBa năm 1959 ?
Hướng dẫn trả lời:
- CuBa nằm trên vùng biển Caribê, diện tích 111.000 km2, dân số 11,3 triệu người.
- Tháng 3/1952 Mĩ thiết lập ở đây chế độ độc tài quân sự Batixta làm tay sai cho Mĩ.
- Ngày 26/7/1953 Phi đen Caxtơrô cùng 135 thanh niên CuBa tấn công trại lính Môncađa nhưng thất
bại, Ông sang Mê hicô.
- Tuy thất bại nhưng sự kiện này mở đầu cho thời kì đấu tranh vũ trang giải phóng đất nước.
- Từ năm 1956-1958 là thời kì xây dựng lực lượng.
- Ngày 1/1/1959 quân cách mạng tiến vào thủ đô Lahabana lật đổ chế độ độc tài, cách mạng thắng lợi.
- Chính phủ mới do Phiđen Caxtơrô đứng đầu thực hiện nhiều cải cách về ruộng đất, quốc hữu hóa xí
nghiệp tư bản.
- Tháng 4/1961 sau chiến thắng Hirôn, CuBa tuyên bố tiến lên xây dựng CNXH.
- Dù bị Mĩ bao vây cấm vận nhưng CuBa vẫn giành nhiều thắng lợi trong xây dựng đất nước.
Câu hỏi 16: Em hãy nêu những nét nổi bật của tình hình Mĩ La-tinh từ sau năm 1945? Vì sao nói
cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa (26/7/1953) đã mở ra một giai đoạn mới trong phong trào đấu
tranh của nhân dân CuBa ?
Hướng dẫn trả lời:
- Những nét nổi bật của tình hình Mĩ La-tinh từ sau năm 1945: Từ sau năm 1945 tình hình Mĩ La-tinh
có nhiều chuyển biến mạnh mẽ:
+ Phong trào cách mạng ở nhiều nước.
+ Từ 1959- 1980, Mĩ La-tinh diễn ra cao trào khởi nghĩa vũ trang và trở thành “Lục địa bùng cháy ”
6

+ Làm thay đổi cục diện chính trị ở Mĩ La-tinh.
+ Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX, các nước Mĩ La-tinh ra sức phát triển kinh tế, văn hoá.
- Cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa (26/7/1953) đã mở ra một giai đoạn mới trong phong trào đấu
tranh của nhân dân CuBa vì:
+ Đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh vũ trang trên toàn đảo.
+ Cách mạng CuBa chuyển sang giai đoạn đấu tranh vũ trang giành thắng lợi với một thế hệ chiến sĩ
cách mạng mới trẻ tuổi, đầy nhiệt tình và kiên cường.
Chương III. Mĩ, Nhật Bản,Tây Âu từ 1945 đến nay
Bài 8 Nước Mĩ
Câu hỏi 17: Vì sao Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới sau khi chiến tranh thế giới
thứ hai kết thúc?(có nêu dẫn chứng).Nguyên nhân vì sao từ thập niên 70 thế kỉ XX nền kinh tế Mĩ
suy giảm?
Hướng dẫn trả lời:
- Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới:
+ Nước Mĩ ở xa chiến trường, được hai đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở
không bị chiến tranh tàn phá.
+ Mĩ giàu lên trong chiến tranh do được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hóa cho các
nước tham chiến thu được 114 tỉ USD lợi nhuận.
+ Thừa hưởng những thành tựu khoa học – kĩ thuật thế giới.
+ Tài nguyên phong phú, nhân công dồi giàu.
+ Nhờ trình độ quản lí và tập trung tư bản.
- Dẫn chứng:
+ Về công nghiệp: Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới.
+ Về nông nghiệp: Mĩ gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Tây Đức, Italia, Nhật
Bản cộng lại.
+ Nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng thế giới.
+ Về quân sự: Mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.
- Nguyên nhân suy giảm:
+ Tây Âu và Nhật Bản phát triển cạnh tranh gay gắt với Mĩ.
+ Kinh tế không ổn định, thường xảy ra suy thoái.
+ Chi phí lớn cho chạy đua vũ trang, lập căn cứ quân sự và gây chiến tranh xâm lược.
+ Sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn trong xã hội.
Câu hỏi 18:Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, nước Mĩ đã giành được những thành tựu chủ yếu
nào trong khoa học-kĩ thuật? Những thành tựu đó có tác động gì đến nước Mĩ?
Hướng dẫn trả lời:
- Những thành tựu khoa học – kĩ thuật ở Mĩ:
Mĩ là nơi khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại diễn ra những năm 40 của thế kỉ XX và
đạt nhiều thành tựu nổi bật trong tất cả các lĩnh vực:
+ Sáng chế công cụ sản xuất mới …
+ Phát hiện và sử dụng các nguồn năng lượng mới…
+ Sáng tạo những vật liệu tổng hợp mới…
+ Đạt kết quả cao trong “Cách mạng xanh”, cách mạng về giao thông vận tải và thông tin liên lạc…
7

+Là một trong số ít quốc gia chinh phục vũ trụ…
+Sản xuất được nhiều vũ khí hiện đại…
Với những thành tựu đó, Mĩ là quốc gia đi đầu về khoa học- kĩ thuật và công nghệ trên thế giới.
- Tác dụng của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật:
+ Nền kinh tế Mĩ không ngừng tăng trưởng.
+ Đời sống vật chất tinh thần của người dân Mĩ thay đổi nhanh chóng..
Câu hỏi 19: Trình bày những nét nổi bật trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ từ sau chiến
tranh thế giới thứ hai?
Hướng dẫn trả lời:
-Đối nội:
+ Hai Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa thay nhau cầm quyền ở Mĩ.
+ Ban hành hàng loạt các đạo luật phản động như: Cấm Đảng Cộng sản hoạt động, phong trào đình
công…
+ Phá hoại và đàn áp phong trào cách mạng
+ Thực hiện phân biệt chủng tộc với người da đen và da màu
-Đối ngoại:
+ Đề ra “Chiến lược toàn cầu”, với ý đồ thống trị thế giới, chống các nước XHCN
+ Thông qua viện trợ để khống chế các nước, thành lập khối quân sự như: NATO, SEATO…gây chiến
tranh xâm lược. Mĩ gặp thất bại nặng nề, tiêu biểu ở Việt Nam (1954-1975).
+ Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc
+ Từ năm 1991-2000 Mĩ thiết lập thế giới “đơn cực” để chi phối và khống chế thế giới nhưng chưa
thực hiện được.
Bài 9 Nhật Bản
Câu hỏi 20: Hãy nêu những dẫn chứng tiêu biểu về sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản
trong những năm 70 của thế kỉ XX? Phân tích các nguyên nhân làm cho nền kinh tế Nhật Bản
phát triển thần kì trong những năm 70 của thế kỉ XX?
Hướng dẫn trả lời:
- Những dẫn chứng tiêu biểu về sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của
thế kỉ XX :
+ Về tổng sản lượng quốc dân: năm 1950 Nhật Bản chỉ đạt 20 tỉ USD, nhưng đến năm 1968 đạt tới 183
tỉ USD, vươn lên đứng hàng thứ hai trên thế giới sau Mĩ ( 830tỉ USD).
+ Thu nhập bình quân đầu người: năm 1990 đạt 23796 USD, vượt Mĩ và đứng hàng thứ hai trên thế
giới sau Thụy Sĩ ( 29850 USD).
+ Về công nghiệp: những năm 1950-1960, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 15%, những năm
1961-1970 là 13.5%.
+ Về nông nghiệp: Trong những năm 1967-1969, cung cấp hơn 80% lương thực trong nước, 2/3 nhu
cầu thịt, sữa, nghề đánh bắt cá phát triển đứng hàng thứ hai thế giới sau Pêru.
-Các nguyên nhân làm cho nền kinh tế Nhật Bản phát triển thần kì trong những năm 70 của thế kỉ XX:
+ Truyền thống văn hóa lâu đời của người Nhật, sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới
nhưng cần giữ được bản sắc dân tộc.
+ Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty Nhật Bản.

8

+ Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và
sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng.
+ Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi
trọng tiết kiệm.
Câu hỏi 21: Những nội dung cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai và phân tích
ý nghĩa của nó ?
Hướng dẫn trả lời:
- Những nội dung cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai:
+ Ban hành hiến pháp có nhiều nội dung tiến bộ, thực hiện cải cách ruộng đất (1946-1949)
+ Xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trừng trị các tội phạm chiến tranh, giải giáp các lực lượng vũ trang.
+ Giải thể các công ty độc quyền lớn, thanh lọc các phần tử phát xít ra khỏi cơ quan nhà nước.
+ Ban hành các quyền tự do dân chủ ( luật công đoàn, đề cao địa vị phụ nữ, trường học tách khỏi ảnh hưởng
tôn giáo….)
- Phân tích ý nghĩa :
+ Mang lại luồng không khí mới cho các tầng lớp nhân dân lao động Nhật Bản.
+ Nhật Bản chuyển từ chế độ chuyên chế sang chế độ dân chủ, tạo cơ sở cho nền kinh tế Nhật Bản phát
triển thần kì về sau.
Bài 10 Các nước Tây Âu
Câu hỏi 22: Những nét nổi bật của tình hình các nước Tây Âu sau năm 1945 là gì?
Hướng dẫn trả lời:
- Sau 1945 kinh tế bị tàn phá nặng nề, công nông nghiệp giảm sút nhanh, đều là con nợ của Mĩ.
- Năm 1948, 16 nước Tây Âu nhận viện trợ của Mĩ theo “kế hoạch phục hưng Châu Âu” để phục hồi
nền kinh tế.( kế hoạch Macsan )
- Tháng 4/1949 các nước Tây Âu gia nhập NATO để chống lại Liên Xô và các nước XHCN.
-Tháng 9/1949 Công hòa Liên Bang Đức thành lập trên cơ sở hợp nhất khu vực chiếm đóng của Anh,
Pháp, Mĩ.
- Tháng 10/1949 Cộng hòa Dân chủ Đức thành lập trên khu vực chiếm đóng của Liên Xô.
- Đến những năm 70 của thế kỉ XX, kinh tế CHLB Đức phát triển vươn lên đứng thứ 3 trên thế giới tư
bản sau Mĩ, Nhật.
- Ngày 3/10/1990, nước Đức thống nhất trở thành một quốc gia có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh nhất
Tây Âu.
Câu hỏi 23: Nêu những mốc thời gian thành lập các tổ chức liên kết kinh tế ở khu vực Tây Âu ?Vì
sao các nước có xu hướng liên kết?
Hướng dẫn trả lời:
- Quá trình liên kết:
+ Tháng 4/1951 “Cộng đồng than thép châu Âu” ra đời gồm 6 nước: CHLB Đức, Pháp, Bỉ, Italia, Hà
Lan, Lucxămbua.
+Tháng 3/1957: Sáu nước trên thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu”, rồi “Cộng đồng
kinh tế châu Âu” ( EEC).
+ Tháng 7/1967: Ba Cộng đồng trên hợp thành Cộng đồng châu Âu ra đời ( EC).
+ Tháng 12/1991 hội nghị Ma-a-xtơ-rich ( Hà Lan) quyết định với tên gọi mới là: Liên minh châu Âu
( EU), là một tổ chức liên minh chính trị lớn nhất thế giới.
9

+ Tổng số nước thành viên 2004 là 25 nước, 2007 là 27 nước
- Các nước có xu hướng liên kết vì:
+ Các nước Tây Âu có chung một nền văn minh, có nền kinh tế không cách biệt và từ lâu có mối quan
hệ mật thiết với nhau.
+ Các nước Tây Âu muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ, nếu đứng riêng lẻ không thể đọ sức với Mĩ, họ
cần liên kết với nhau trong cuộc cạnh tranh với các nước ngoài khu vực.
Bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu hỏi 24: Trình bày những nhiệm vụ, vai trò của Liên Hợp Quốc ? Những việc làm của Liên Hợp
Quốc giúp nhân dân Việt Nam mà em biết ? Hãy kể tên những tổ chức của Liên Hợp Quốc có mặt
tại Việt Nam ?
Hướng dẫn trả lời:
- Ngày 24/10/1945 Liên Hợp Quốc chính thức thành lập, đặt trụ sở tại Niu-Oóc.
- Nhiệm vụ :
+ Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
+ Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền các dân tộc.
+ Hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo.
- Vai trò:
+ Giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế.
+ Đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
+ Giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật.
- Liên Hợp Quốc giúp nhân dân Việt Nam:
+ Chăm sóc trẻ em, các bà mẹ có thai và nuôi con nhỏ, tiêm chủng phòng dịch, đào tạo nguồn nhân lực,
các dự án trồng rừng, giúp các vùng bị thiên tai, ngăn chặn dịch AIDS.
+ Chương trình phát triển LHQ – UNDP viện trợ khoảng 270 triệu USD, quỹ nhi đồng LHQ –
UNICEF giúp khoảng 300 triệu USD, quỹ dân số thế giới và UNFPA giúp 86 triệu USD, tổ chức nông
lương thế giới FAO giúp 76,7 triệu USD.
- Những tổ chức Liên Hợp Quốc hoạt động tại Việt Nam:
+ UNICEF( Quỹ nhi đồng )
+ FAO ( Nông nghiệp lương thực)
+ UNESCO (văn hóa khoa học giáo dục)
+ PAM (Chương trình lương thực)
Câu hỏi 25: Hội nghị Ianta có những quyết định nào và hệ quả của các quyết định đó?
Hướng dẫn trả lời:
- Hoàn cảnh:
+ Chiến tranh thế giới 2 sắp kết thúc.
+Tháng 2/1945, ba cường quốc Liên Xô, Anh, Mĩ tổ chức hội nghị cấp cao tại Ianta (Liên xô)
-Hội nghị thông qua quyết định:
+Về việc phân chia khu vực ảnh hưởng giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ ở Châu Âu, Châu Á sau
khi chiến tranh kết thúc .
+Thành lập tổ chức quốc tế mới là Liên Hợp Quốc để giữ gìn hòa bình và trật tự thế giới sau chiến
tranh.
10

-Hệ quả: Hình thành trật tự thế giới mới, mà lịch sử gọi là Trật tự hai cực Ianta do Mĩ và Liên Xô đứng
đầu mỗi cực.
Câu hỏi 26: Hãy nêu các xu thế phát triển của thế giới ngày nay ? Nhiệm vụ to lớn của nhân dân ta
hiện nay là gì?
Hướng dẫn trả lời:
- Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay:
Tháng 12/1989, Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh, mở ra một thời kì mới trong quan
hệ quốc tế:
+ Xuất hiện xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế.
+ Đang xác lập một Trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm.
+ Các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.
+ Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội
chiến giữa các phe phái.
- Xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.
- Nhiệm vụ của nhân dân ta hiện nay: Dốc sức vào sản xuất, làm ra nhiều của cải để chiến thắng nghèo
nàn lạc hậu, đem lại ấm no hạnh phúc cho nhân dân.
Câu hỏi 27: Em hiểu thế nào là chiến tranh lạnh? Biểu hiện của chiến tranh lạnh? Em có nhận
xét , suy nghĩ gì về chiến tranh lạnh?
Hướng dẫn trả lời:
- Chiến tranh lạnh:
Chiến tranh lạnhlà chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên
Xô và các nước XHCN.
- Biểu hiện của chiến tranh lạnh:
+ Mĩ và các nước đế quốc chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khối quân
sự và xây dựng nhiều căn cứ quân sự, tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược.
+ Liên Xô và các nước XHCN tăng ngân sách quốc phòng, củng cố khả năng phòng thủ.
- Nhận xét:
+ Chiến tranh lạnh làm cho thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, không ổn định, hao tốn nhiều tiền
và của .
+ Em mong muốn thế giới không có chiến tranh, luôn tồn tại trong hòa bình.
Bài 12 Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học kĩ thuật
Câu hỏi 28: Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật trong những năm gần đây có những thành tựu
nào ? Theo em thành tựu nào đáng chú ý nhất ? vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
-Thành tựu:
+ Khoa học cơ bản: Thu những thành tựu trong ngành Toán, Vật lý, Hóa, Sinh được ứng dụng vào kĩ
thuật và sản xuất.
+ Công cụ sản xuất mới: Máy tính điện tử, máy tự động, hệ thống máy tự động.
+ Tìm ra nguồn năng lượng mới: Năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, thủy triều…
+ Sáng chế ra vật liệu mới: Chất Pôlime
+ Cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp đã khắc phục được nạn thiếu lương thực thực phẩm.
11

+ Giao thông vận tải và thông tin liên lạc có máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa siêu tốc, vệ tinh nhân
tạo phát sóng truyền hình rất hiện đại.
+ Chinh phục vũ trụ.
- Thành tựu quan trọng đáng chú ý nhất là chinh phục vũ trụ, vì nhờ có thành tựu này mà con người
khám phá ra những bí mật của vũ trụ để phục vụ đắc lực cho cuộc sống con người trên trái đất.
Caâu hỏi 29 :Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện nay có ý nghĩa và tác động như thế nào đối
với cuộc sống con người? Chúng ta phải làm gì để hạn chế những tiêu cực mà cách mạng khoa học
kĩ thuật mang lại ?
Hướng dẫn trả lời:
- Ý nghĩa (tác động) tích cực :
+ Làm thay đổi đời sống vật chất và tinh thần của con người.
+ Cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất năng suất lao động,
nâng cao mức sống của con người.
+Thay đổi cơ cấu dân cư lao động, lao động công nông nghiệp giảm, lao động dịch vụ tăng nhất là các
nước phát triển cao.
- Tác động tiêu cực :
+ Tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm nặng (khí quyển, đại dương, sông hồ…)
+ Chế tạo ra các lọai vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống.
+ Nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, giao thông, dịch bệnh và tệ nạn xã hội.
- Biện pháp hạn chế:
+ Con người cần phải nghiên cứu để khai thác hợp lý và bảo vệ tài nguyên.
+ Sử dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật vào đúng mục đích hòa bình, nhân đạo..
Bµi 13 Tổng kết lịch sử thế giới
Câu hỏi 30 :Tại sao nói “Hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ vừa là thách thức
với các dân tộc ?
Hướng dẫn trả lời:
- Thời cơ: Là có điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế của thế giới và khu vực, có điều kiện rút ngắn
khoảng cách với các nước phát triển, áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
-Thách thức:Nếu không chớp thời cơ để phát triển sẽ tụt hậu, hội nhập sẽ hòa tan.
- Là vì các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế, văn hóa, nhân lực còn nhiều hạn
chế với sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới. Việc giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc
và sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại. Nếu không nắm bắt thời cơ thì sẽ bị tụt hậu
so với các dân tộc khác. Nếu nắm bắt thời cơ nhưng không có đường lối chính sách đúng đắn phù hợp
sẽ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
=> Vì vậy mỗi dân tộc đều có những chính sách, đường lối phù hợp để phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách, đường lối phù hợp. Nhờ đó, đất
nước ta từng bước phát triển hoà nhập dần vào đời sống khu vực và thế giới.

PHẦN HAI
12

LỊCH SỬ VI ỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY
Chương I Việt Nam trong những năm 1919-1930
Bài 14:Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất
I/Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp.
*Nguyên nhân: Sau CT Pháp là nước thắng trận nhưng bị thiệt hại nặng nề, do đó tư bản Pháp vừa tăng cường
bóc lột nhân dân trong nước, vừa đẩy mạnh khai thác thuộc địa để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra.
Ở VN chúng tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai.
*Nội dung khai thác:(Chính sách kinh tế):
a.Nông nghiệp:đầu tư nhiều vốn ,ra sức cướp đất mở đồn điền (chủ yếu là cao su).
+ Năm 1927 vốn đầu tư vào nông nghiệp là 400 triệu Frăng , gấp nhiều lần trước chiến tranh.
+ Diện tích trồng cao su năm 1918 có 15.000 ha ,đến năm 1930 lên tới 120.000 ha
+ Nhiều công ti cao su lớn ra đời: đất đỏ, Misơlanh....
b.Công nghiệp:
+ Hạn chế công nghiệp nặng .Đầu tư tiền vốn ,chú trọng khai thác mỏ(đặc biệt là than ),nhiều công ty than liên
tiếp ra đời như công ty than Đông Triều, công ty than Tuyên Quang....
+Mở thêm các cơ sở công nghiệp nhẹ như : nhà máy sợi, dệt( Hải Phòng , Nam Định), rượu (Hà Nội, Nam
Định) Diêm (Hà Nội ,Bến Thủy).....
c.Thương nghiệp:phát triển hơn thời kì trước chiến tranh . Để nắm chặt thị trường VN,Pháp đánh thuế rất nặng
hàng hóa các nước khác , làm cho lượng hàng hóa Pháp vào Việt Nam tăng nhanh.
d.Giao thông vận tải:được đầu tư phát triển thêm, đường sắt xuyên Đông Dương được nối nhiều đoạn :Đồng
Đăng- Na Sầm, Vinh –Đông Hà...
e. Tài chính : Lập ngân hàng Đông Dương có cổ phần trong hầu hết các công ty xí nghiệp lớn, nắm quyền chỉ
huy các nghành kinh tế Đông Dương.
g. Thuế:đặt ra hàng trăm thứ thuế nặng nề để vơ vét tiền của nhân dân ta như: thuế ruộng đất, thuế thân, thuế
rượu, thuế muối, thuế thuốc phiện....
=> Mục đích các chính sách trên nhằm vơ vét tài nguyên khoáng sản, tiền của, bóc lột sức lao động của nhân
dân ta để làm giàu cho tư bản Pháp.
Câu 1: So sánh điểm giống và khác nhau giữa chương trình khai thác lần hai( 1919- 1929) với chương
trình khai thác lần 1(1898-1914).
*Giống nhau:
-Mục tiêu: đều nhằm tăng cường vơ vét tài nguyên khoáng sản, bóc lột sức lao động vơ vét tiền của của nhân
ta....
-Chính sách khai thác thuộc địa không thay đổi :hạn chế công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng làm cho
nền kinh tế VN phát triển què quặt, phụ thuộc vào kinh tế Pháp.
13

*Khác nhau:
-Chương trình khai thác lần 2 :thực dân Pháp đầu tư tiền vốn gấp nhiều lần chương trình khai thác lần thứ nhất,
cơ cấu vốn đầu tư cũng thay đổi , lần 1 vốn đầu tư chủ yếu là của tư bản nhà nước , còn lần 2 vốn chủ yếu là của
tư bản tư nhân.
-Trong lần 1 việc khai thác khoáng sản chiếm vị trí hàng đầu, còn lần 2 vị trí đó thuộc về nông nghiệp.
Câu 2. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 của TDP có tác động như thế nào đối với nền kinh tế VN ?
*Tích cực :
-Quá trình khai thác thuộc địa của Pháp ở VN làm cho neefnf kinh tế VN có sự chuyển biến theo hướng tư bản .
Chính sự thâm nhập của KT TBCN đã dẫn tơi sự tan rã của nền kinh tế phong kiến ở nông thôn VN ,tạo điều
kiện cho sự phát triển KT hàng hóa.
-Tuy nhiên do mục đích của TDP biến VN thành thị trường cung caaps nguyên liệu và tiêu thụ hàng hóa nên tác
dụng của phương thức SX TBCN du nhập vào cũng chỉ hạn chế.
*Tiêu cực:
-Mặt khác ,Pháp vẫn tiếp tục duy trì quan hệ SX phong kiến ở VN ,tiếp tục sử dụng giai cấp địa chủ phong
kiến ...do đó nền kinh tế VN bấy giờ là nền KT đan xen tồn tại 2 phương thức SX : TBCN & phong kiến. Tóm
lại :là nền KT lạc hậu ,què quặt, phụ thuộc vào KT Pháp.
-Nguồn tài nguyên thiên nhiên bị vơi cạn ,đời sống các tầng lớp nhân dân khó khăn ,nền KT mất cân đối và
ngày càng phụ thuộc chặt chẽ vào KT Pháp.
II/Các chính sách chính trị- văn hóa:
*Về chính trị
-Pháp thi hành chính sách ”chia để trị” ,chia nước ta thành 3 kì với 3 chế độ chính trị khác nhau.
-Ra sức chia rẽ dân tộc ,tôn giáo nhằm gây mất đoàn kết....
-Triệt để lợi dụng bộ máy cường hào ,tay sai để bảo vệ sự thống trị củ chúng.
=> Mục đích những chính sách trên nhằm củng cố bộ máy thống trị của Pháp , chia rẽ gây mất đoàn kết nhằm
làm giảm sức đấu tranh của nhân dân ta.
*Về văn hóa ,giáo dục
-Chúng triệt để thi hành chính sách văn hóa nô dịch nhằm gây tâm lí tự ti.
-Khuyến khích các tệ nạn xã hội, các hoạt động mê tín dị đoan....
-Hạn chế mởi trường học , chủ yếu mở các trường tiểu học , các trường trung học chỉ có ở một số thành phố lớn,
con các trường đại học ,cao đẳng ở Hà Nội thực chất chỉ là những trường chuyên nghiệp.
-Xuất bản sách báo công khai để tuyên truyền chính sách ”khai hóa ” của thực dân ,reo rắc ảo tưởng hợp tác ,
hòa bình với thực dân phong kiến.
14

=> Những chính sách trên nhằm thực hiện chính sách ngu dân, ru ngủ quần chúng để dễ bề cai trị.
Câu 3: Mục đích của các chính sách về kinh tế ,chính trị ,văn hóa ,giáo dục mà TDP đã tiến hành ở VN
sau chiến tranh thế giới thứ nhất ?
-Các chính sách KT: nhằm tăng cường vơ vét tài nguyên khoáng sản , tiền của , bóc lột sức lao động của nhân
dân ta để làm giàu cho TB Pháp.
-Các chính sách về chính trị: nhằm củng cố bộ máy thống trị của thực dân Pháp , gây chia rẽ mất đoàn kết ,
nhằm làm giảm sức đấu tranh của nhân dân ta.
-Các chính sách về VH,GD :nhằm thực hiện chính sách ngu dân, ru ngủ quần chúng để dễ bề cai trị.
Tóm lại, các chính sách trên đều nhằm đẩy mạnh khai thác ,bọc lột, đàn áp và cai trị nhân dân ta.
III/ Xã hội VN phân hóa (4 giai cấp)
-Giai cấp địa chủ phong kiến ngày càng câu kết chặt chẽ và làm tay sai cho Pháp , áp bức bóc lột nhân dân. Có
1 bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước.
-Giai cấp tư sản ra đời sau chiến tranh ,trong quá trình phát triển phân hóa thành 2 bộ phận :Tư sản mại bản làm
tay sai cho Pháp ,tư sản dân tộc ít nhiều có tinh thần dân tộc dân chủ chống đế quốc và phong kiến .
- Tầng lớp tư sản thành thị tăng nhanh về số lượng ,nhưng bị chèn ép ,đời sống bấp bênh . Bộ phận trí
thức ,sinh viên, học sinh có tinh thần hăng hái cách mạng và là một lực lượng cách mạng.
-Giai cấp nông dân chiếm trên 90% dân số ,bị thực dân ,phong kiến áp bức ,bóc lột nặng nề. Họ bị bần cùng hóa
.Đây là lực lượng hăng hái và đông đảo của cách mạng .
-Giai cấp công nhân ngày càng phát triển , bị áp bức bóc lột ,có quan hệ gắn bó với nông dân, có truyền thống
yêu nước ....vươn lên thành giai cấp lãnh đạo cách mạng.
Câu 4: Vì sao giai cấp công nhân VN giữ vai trò lãnh đạo cách mạng?
-Vì gc công nhân nói chung đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến ,lao động tập trung có kỉ luật, có kĩ
thuật.
-Ngoài những đặc điểm của công nhân quốc tế , gc công nhân VN còn có những đặc điểm riêng :
+ Bị áp bức bóc lột nặng nề nhất nên có tinh thần CM cao nhất.
+ Có quan hệ tự nhiên gắn bó với nông dân.
+ Kế thừa truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc.
+ Đặc biệt vừa lớn lên, gc CN VN đã tiếp thu ngay chủ nghĩa Mác –Lênin, ảnh hưởng CM tháng Mười Nga
và phong trào CM thế giới sau chiến tranh.
-Giai cấp CN VN với hoàn cảnh ra đời và phát triển như vậy, cùng với đặc điểm của mình là giai cấp yêu
nước ,cho nên cùng với nông dân họ trở thành 2 lực lượng chính của CM, trong đó công nhân nắm lấy ngọn cờ
lãnh đạo CMVN.
BÀI 15: PHONG TRÀO CM VN
15

SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1919-1925)
Câu 5: Phong trào CMVN sau chiến tranh thế giới thứ nhất phát triển như thế nào?
a.Phong trào dân tộc ,dân chủ công khai.(1919-1925)
-Tư sản dân tộc phát động phong trào chấn hưng nội hóa ,bài trừ ngoại hóa 1919,chống độc quyền cảng Sài Gòn
và chống độc quyền lúa gạo ở Nam Kì 1923.
-Các tầng lớp tiểu tư sản được tập hợp trong các tổ chức chính trị như VN nghĩa hòa đoàn, hội phục Việt... với
những hình thức đấu tranh như xuất bản báo tiến bộ ,tổ chức áp sát những tên trùm thực dân , phong trào đòi thả
Phan Bội Châu , đám tang Phan Châu Chinh.
b. Phong trào công nhân (1919-1925)
-Năm 1925 công nhân Sài Gòn –Chợ Lớn thành lập tổ chức công hội
-Năm 1922 công nhân ở Bắc Kì đòi nghỉ chủ nhật có trả lương .
-Năm 1924 cuộc bãi công của công nhân ở Nam Định , Hà Nội , Hải Dương.
-8/1925 công nhaanBa Son ngăn cản tàu chiến Pháp chờ binh lính sang đàn áp cách mạng Trung quốc.
=>Đánh dấu một bước tiến mới của phong trào công nhân VN, đấu tranh có tổ chức và mục đích chính trị rõ
ràng.
*Đánh giá ,nhận xét chung
-Mục tiêu: đòi quyền lợi về kinh tế và chính trị(tăng tiền lương ,giảm giờ làm, đòi các quyền tự do dân chủ)
-Điểm hạn chế, tích cực :phong trào thời kì này tuy còn lẻ tẻ , tự phát ,thiếu tổ chức ,lãnh đạo thống nhất chưa
thể hiện tính độc lập về chính trị của tổ chức công nhân ...nhưng cho thấy ý thức giai cấp công nhân đã cao hơn
trước , làm cơ sở cho các tổ chức và phong trào cao hơn về sau.
+ Đến tháng 8.1925 ,thắng lợi của công nhân Ba Son là mốc đánh dấu phong trào đã tiến lên một bước mới: từ
đây công nhaanVN bắt đầu đi vào đấu tranh có tổ chức , có mục đích chính trị rõ ràng -> phong trào chuyển từ
tự phát đến tự giác.

16