Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 15: Bài toán về chuyển động ném ngang

I. Khảo sát chuyển động của vật ném ngang

1. Chọn hệ trục toạ độ và gốc thời gian

  - Chọn hệ trục toạ độ Đề-các xOy, trục Ox hướng theo véc tơ vận tốc \(\vec{v_0}\), trục Oy hướng theo véc tơ trọng lực \(\vec{P}\)

  - Chọn gốc thời gian lúc bắt đầu ném vật.

2. Phân tích chuyển động ném ngang

v O x y M Mx My v v x y
 - Mx và My là hình chiếu của chuyển động M trên các trục Ox và Oy gọi là các chuyển động thành phần.

 - Chuyển động của vật trên trục Ox: 

        + \(a_x=0\)

        + \(v_x=v_0\) (1)

        + \(x=v_0.t\) (2)

- Chuyển động của vật trên trục Oy:

        + \(a_y=g\)

        + \(v_y=g.t\)  (3)

        + \(y=\dfrac{1}{2}g.t^2\) (4)

II. Xác định chuyển động của vật

1. Dạng của quỹ đạo và vận tốc của vật

  - Phương trình quỹ đạo:

         (2) \(\Rightarrow t = \dfrac{x}{v_0}\)

          Thế vào (4) ta được: \(y = \dfrac{g}{2{{v}_{o}}}{{x}^{2}}\)

  - Phương trình vận tốc: \(v =\sqrt{v_x^2+v_y^2} = \sqrt{v_{o}^{2}+{{(gt)}^{2}}}\)

2.Thời gian chuyển động

  - Gọi \(h\) là độ cao của vật.

  - Vật chạm đất khi \(y=h\Rightarrow \dfrac{1}{2}g.t^2=h\Rightarrow t=\sqrt{\dfrac{2h}{g}}\)

3. Tầm ném xa

  \(L = x_{max}\) ; vào lúc \(t =\sqrt{\dfrac{2h}{g}}\)  \(\Rightarrow L = v_0.\sqrt{\dfrac{2h}{g}}\)

Bài tập

Có thể bạn quan tâm