Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Văn bản Đồng chí

7141671233696ba5b59cb917c1dbca23
Gửi bởi: Thành Đạt 28 tháng 10 2020 lúc 0:21:21 | Được cập nhật: 28 tháng 4 lúc 20:52:54 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 283 | Lượt Download: 3 | File size: 0.146944 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Ngày soạn:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết: 47. Đọc- hiểu văn bản: ĐỒNG CHÍ

- Chính Hữu -

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta.

- Thấy được vẻ đẹp của hình tượng người chiến sĩ vệ quốc những năm tháng kháng chiến chống Pháp: lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ.

- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ : Ngôn ngữ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực.

Tích hợp: Văn: Bài thơ về Tiểu đội xe không kính, TV: Tổng kết về từ vựng (tiếp theo), TLV: Nghị luận trong VB tự sự.

Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: tự nhận thức, xác định giá trị của bản thân, giao tiếp, tư duy sáng tạo

2. Kĩ năng:

- Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại.

- Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ.

3. Thái độ:

- Yêu quý và trân trọng tình cảm đồng chí, bạn bè, biết giúp đỡ nhau trong cuộc sống, từ đó rèn luyện và học tập tốt để xứng đáng là thế hệ tương lai của đất nước, không phụ lòng mong mỏi của thế hệ đi trước.

4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

a. Các phẩm chất:

- Yêu quê hương đất nước.

- Tự lập, tự tin, tự chủ.

b. Các năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

c. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực cảm thụ văn học.

B. Chuẩn bị:

1. Gv: Sgk, giáo án, tư liệu về nhà thơ Chính Hữu và bài thơ Đồng Chí, sử dụng công nghệ thông tin.

2. Hs: Đọc trước bài thơ, suy nghĩ theo các câu hỏi hướng dẫn phần đọc- hiểu Sgk.

C. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ:

GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.

3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG

+ Mục tiêu: tạo tâm thế, giúp các em huy động kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân, xây dựng được ý thức hợp tác, tinh thần học tập lẫn nhau.

+ Phương pháp : Khai thác kênh chữ, vấn đáp, tái hiện thông tin, giải thích

+ Kĩ thuật : Dạy học theo kĩ thuật động não, trình bày 1 phút.

+ Thời gian: 3 phút

+ Hình thành năng lực: Năng lực giao tiếp: nghe, đọc

- Thời gian: 3 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

GV chiếu một đoạn bài hát: Tình đồng chí

? Lời bài hát gợi cho em những liên tưởng hoặc tình cảm gì về những anh Vệ quốc thời kháng chiến chống Pháp?

GV: Tình đồng đội là một thứ tình cảm đẹp đẽ, là nguồn cảm hứng của biết bao nhà thơ, nhà văn. Là một người lính nhưng cũng đồng thời là một nhà thơ, Chính Hữu đã có khá nhiều tác phẩm viết về người lính, về chiến tranh bằng ngòi bút hiện thực nhưng cũng không kém phần lãng mạn. Trong tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ Đồng chí để thấy những điều đó trong tác phẩm của ông.

- Ghi tên bài

Tiết 47. Đọc- hiểu văn bản: ĐỒNG CHÍ

- Chính Hữu -

HOẠT ĐỘNG 2 : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 30’)

+ Mục tiêu: Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng anh bộ đội được khắc hoạ trong bài thơ- những người đã viết nên những trang sử Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

+ Phương pháp : Khai thác kênh chữ, vấn đáp, tái hiện thông tin, giải thích

+ Kĩ thuật : Dạy học theo kĩ thuật động não, trình bày 1 phút.

+ Thời gian: Dự kiến 30p

+ Hình thành năng lực: Năng lực giao tiếp: nghe, đọc

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Nội dung 1: Giới thiệu chung

- Mục tiêu: HS biết trình bày và nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm

- Phương pháp: Dự án, thuyết trình.

- Thời gian: 5p

- Năng lực tự học

Nội dung 1:Tìm hiểu chung :

Phương pháp dự án:

Mời đại diện 2 nhóm lên trình bày sự chuẩn bị về tác giả, văn bản?

Dự kiến trả lời:

Nhóm 1 :

- Là nhà thơ- chiến sĩ.

- Thơ ông chủ yếu viết về người lính và hai cuộc kháng chiến của dân tộc.

Nhóm 2 :

- Hoàn cảnh : Viết đầu năm 1948, là kết quả sự trải nghiệm của Chính Hữu trong chiến dịch Việt Bắc.

- Thể thơ tự do.

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

- Bố cục: 3 phần

+ 7 câu đầu: Cơ sở của tình đồng chí.

+ 10 câu tiếp: Biểu hiện sức mạnh của tình đồng chí.

+ 3 câu cuối: Biểu tượng về người lính cách mạng.

- Gv nhấn mạnh một số điểm cơ bản.

Chính Hữu từ người lính Trung đoàn thủ đô trở thành nhà thơ quân đội. Thơ ông hầu như chỉ viết về người lính và hai cuộc kháng chiến, đặc biệt là những tình cảm cao đẹp của người lính như tình đồng chí, đồng đội, tình quê hương, sự gắn bó giữa tiền tuyến và hậu phương..

- Chính Hữu cùng đơn vị tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông năm 1947). Trong chiến dịch ấy, cũng như những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, bộ đội ta còn hết sức thiếu thốn. Nhưng nhờ tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu và tinh đồng đội, đồng chí, họ đã vượt qua tất cả để làm nên chiến thắng. Bài thơ Đồng chíđược sáng tác năm 1948, tại nơi ông phải nằm điều trị bệnh.

GV: giới thiệu về tập thơ và một số bài thơ trong tập thơ bằng máy chiếu

I/ Tìm hiểu chung:

1. Tác giả:

- Là nhà thơ- chiến sĩ.

- Thơ ông chủ yếu viết về người lính và hai cuộc kháng chiến của dân tộc.

2. Văn bản:

- Viết đầu năm 1948.

- Là kết quả sự trải nghiệm của Chính Hữu trong chiến dịch Việt Bắc.

Nội dung 2: Đọc- tìm hiểu văn bản

- Mục tiêu: HS biết trình bày và nắm được nội dung của bài

- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp

- Thời gian: 30p

- Gv hướng dẫn cách đọc (chậm rãi, tình cảm,...), đọc mẫu, gọi Hs đọc.

- Gv kiểm tra việc đọc chú thích của học sinh, chú ý: Đồng chí (mới xuất hiện và phổ biến ở VN từ những năm 30 của thế kỉ XX, đặc biệt là từ sau CMTT).

? Đọc 7 câu thơ đầu? Cho biết nội dung?

- Cơ sở tình đồng chí.

Thảo luận:

1. Chỉ ra những yếu tố nghệ thuật, nêu tác dụng?

2. Chỉ ra điểm chung của những người lính?

Nhóm 1,2: Bốn câu thơ đầu

Nghệ thuật

Tác dụng

- Thủ pháp đối

gợi lên sự tương đồng trong cảnh ngộ của người lính.

- Từ ngữ: Lời thơ mộc mạc, chân thành, thành ngữ "nước mặn đồng chua", cụm từ “đất cày lên sỏi đá”

đã cho thấy những người lính đều xuất thân từ những người nông dân chân lấm tay bùn, vất vả và nghèo khó:

- Miền đất nắng gió ven biển, đất đai bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, rất khó trồng trọt.

- Vùng đồi núi, trung du đất đai cằn cỗi, khó canh tác.

- Tương đồng về cảnh ngộ, có sự đồng cảm giai cấp.

Nhóm 3,4: 4 câu tiếp

Nghệ thuật

Tác dụng

- Hình ảnh thơ có sự sóng đôi

gợi nên tình gắn bó keo sơn của người lính cách mạng.

+ “Súng bên súng”: là cách nói giàu hình tượng

để diễn tả sự cùng nhau kề vai sát cánh đi bên nhau trong chiến đấu; cùng chung mục tiêu, cùng chung nhiệm vụ.

+ “ Đầu sát bên đầu”: là cách nói hoán dụ

tượng trưng cho ý chí, quyết tâm chiến đấu của những người lính trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc.

Điệp từ “ đôi”

Từ “ đôi người xa lạ”, họ đã trở “ đôi tri kỉ”, thành đôi bạn tâm tình thân thiết, hiểu bạn như hiểu mình.

- Cùng chung chí hướng, lí tưởng cách mạng cao đẹp.

- Cùng trải qua những khó khăn, thiếu thốn.

Đại diện nhóm trình bày

Bổ sung, nhận xét

Giáo viên: Đoạn thơ đã đi sâu khám phá, lí giải cơ sở của tình đồng chí. Đồng thời tác giả đã cho thấy sự biến đổi kì diệu từ những người nông dân hoàn toàn xa lạ trở thành những người đồng chí đồng, đội sống chết có nhau.

? Dòng thứ 7 của đoạn thơ có gì đặc biệt so với những câu thơ trên?

- Phương thức: cặp. Thời gian 4 phút

- Hs làm việc, trao đổi, báo cáo, nhận xét, bổ sung

- Dự kiến kết quả:

+ Câu thơ thứ 7 chỉ có 2 tiếng cực ngắn và dấu chấm cảm, giản dị nhưng có sức âm vang lớn, nhịp điệu câu thơ có sự thay đổi: nhịp thơ ngưng lại, đột ngột, làm thay đổi cả nhịp điệu bài thơ và tác động sâu sắc đến người đọc, người đọc cũng phải dừng lại, ngưng lại trong suy ngẫm.

+ Câu thơ vang lên giản dị, mộc mạc mà rất đỗi thiêng liêng, cảm động, khẳng định ca ngợi 1 tình cảm CM mới mẻ bắt nguồn từ những tình cảm truyền thống: tình bạn, tình đồng đội.

- Gv đánh giá, chốt:

Câu thơ vang lên như một phát hiện , một lời khẳng định về tình cảm cao đẹp nhất của người lính trong kháng chiến. Đồng thời, nó có tác dụng gắn kết đoạn đầu với đoạn sau của bài thơ. Nó vang lên giản dị mộc mạc và rất đỗi thiêng liêng, cảm động khẳng định và ngợi ca một tình cảm cách mạng mới mẻ, bắt nguồn từ tình cảm truyền thống: tình bạn, tình đồng đội trong chiến đấu nhưng đã được đổi mới và nâng cao trong hoàn cảnh mới, thời đại mới.

? Đọc lại diễn cảm 10 dòng thơ tiếp theo của bài thơ?

? Tiếp tục về chủ đề đồng chí nhà thơ đã đi vào khai thác những khía cạnh nào.

- Nỗi nhớ, sự khó khăn của người lính.

Thảo luận: Nỗi nhớ của người lính được thể hiện như thế nào? Hãy phân tích.

- Phương thức: cặp. Thời gian 4 phút

- Hs làm việc, trao đổi, báo cáo, nhận xét, bổ sung

- Dự kiến kết quả:

+ Người lính đã cảm thấu tâm tư, nỗi lòng của nhau: “Ruộng nương... người ra lính

+ Hình ảnh gần gũi, thân thuộc. Đối với người nông dân thì ruộng nương, mái nhà là những gì quí giá nhất..họ không dễ gì từ bỏ.

+ Bỏ lại tất cả không một chút bận tâm. Tác giả dùng từ “mặc kệ” rất đắt, nó cho thấy sự dứt khoát ra đi của người lính mà không phải là sự vô tình, vô tâm.

+ Hình ảnh giếng nước gốc đa nhớ người ra lính là một hình ảnh rất giàu sức gợi, đây vừa là nhân hóa, lại vừa là hoán dụ biểu trưng cho quê hương, người thân nơi hậu phương luôn luôn dõi theo và nhớ nhung người lính da diết.

- Gv đánh giá, chốt: Câu thơ nói quê hương nhớ người lính mà thực ra là người lính đang nhớ nhà. Nỗi nhớ hai chiều nên càng da diết, khôn nguôi. Nhưng chính nỗi nhớ quê hương ấy lại là động lực mạnh mẽ giúp người lính quyết tâm chiến đấu.

GV chuyển: Chính Hữu là người trực tiếp tham gia chiến dịch việt Bắc Thu- Đông năm 1947. Hơn ai khác, ông thấu hiểu những thiếu thốn và gian khổ của cuộc đời người lính.

? Cuộc sống của người lính được thể hiện qua những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó thể hiện được điều gì sâu sắc.

- Cuộc sống của người lính được thể hiện qua những hình ảnh: áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá, miệng cười buốt giá, chân không giày, sốt run người vầng trán ướt mồ hôi.

? Em có nhận xét gì về cuộc sống của họ.

- Tất cả cho thấy cuộc sống hết sức khó khăn, gian khổ phải chịu sự đe doạ của cơn sốt rét rừng, cái đói đe doạ…

- Mặc dù khó khăn thiếu thốn là thế nhưng người lính vẫn sáng lên tinh thần lạc quan, cái nắm tay ấm áp tình đồng chí, tiếng cười xua tan đi giá rét - cái rét mà chỉ những người lính đã từng trải qua ở núi rừng mới thấu hiểu.

? Nhờ vào sức mạnh nào mà người lính có thể vượt qua được những khó khăn đó.

- Nhờ vào tình đồng chí cao cả thiêng liêng: “Thương nhau…”. Đây là dòng thơ thể hiện sức mạnh của tình đồng chí.

Thảo luận: Em hãy phân tích cái hay của dòng thơ này? Cái bắt tay đó nói lên điều gì?

- Phương thức: cặp. Thời gian 4 phút

- Hs làm việc, trao đổi, báo cáo, nhận xét, bổ sung

- Dự kiến kết quả:

+ Mọi sức mạnh được truyền cho nhau qua cái nắm tay đầy ý nghĩa, bàn tay giao cảm thay cho mọi lời nói, bàn tay thay cho lời nói đoàn kết, sự cảm thông, và cả lời hứa hẹn lập công…

+ Một hình ảnh mang sức nặng tư tưởng, nó thể hiện tình cảm của anh bộ đội mộc mạc, không ồn ào nhưng lại thấm thía, im lặng nhưng nó lại nói được nhiều hơn những gì cần nói.

Gv đánh giá, chốt: Tất cả những cảm xúc thiêng liêng được dồn nén trong hình ảnh thơ rất thực, cảm động: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”: Họ đã truyền cho nhau hơi ấm của tình thương, là lời động viên chân thành cùng vượt qua khó khăn. Có lẽ không ngôn từ nào có thể diễn tả cho hết tình đồng chí thiêng liêng ấy. Chính tình cảm, tình đoàn kết gắn bó đã nâng đỡ bước chân người lính và sưởi ấm tâm hồn họ trên mọi nẻo đường chiến đấu.

? Bài thơ khép lại bằng hình ảnh nào? Hãy đọc 3 câu thơ cuối.

? Nhận xét gì về cách kết thúc bài thơ.

- 3 câu cuối là bức tranh đẹp bất ngờ bằng những hình ảnh đặc sắc về tình đồng chí: 3 hình ảnh- người chiến sỹ, súng, trăng trong cảnh rừng hoang sương muối.

Thảo luận: Em có suy nghĩ gì về hình ảnh người lính trong đoạn thơ này ?

- Phương thức: nhóm. Thời gian 6 phút

- Hs làm việc, trao đổi, báo cáo, nhận xét, bổ sung

- Dự kiến kết quả:

+ Trong cái vắng lặng của rừng hoang sương muối, cái tê buốt giá rét luồn vào da thịt, cái căng thẳng của trận đánh sắp tới, nổi lên ba hình ảnh gắn kết với nhau: Người lính, khẩu súng, ánh trăng. Trong cái cảnh Rừng hoang sương muối những người lính phục kích giặc, đứng bên nhau. Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp họ vượt lên tất cả mọi khó khăn. Tình đồng chí đã sưởi ấm họ.

+ Tư thế vững chãi, chủ động….Giữa cái nền hiện thực ấy, một hình ảnh hết sức lãng mạn xuất hiện: “Đầu súng trăng treo

+ Đầu súng trăng treo: câu thơ cô đọng vừa gợi hình vừa gợi cảm. Câu thơ vừa gợi ra hình ảnh thực: mảnh trăng về khuya như càng xuống thấp hơn và có lúc như treo lơ lửng trên đầu ngọn súng, song lại có chất lãng mạn: dù khó khăn gian khổ người lính vẫn không quên ngắm vầng trăng, hình ảnh đẹp của 1 cuộc sống thanh bình.

GV chiếu sile và nhấn mạnh:

Súng

Người lính

Trăng

Gần

Xa

Thực tại

khắc nghiệt,

khốc liệt

của thời tiết

chiến tranh.

- Chất chiến đấu

- Chất chiến sĩ

Chủ thể của bức tranh.

Cái mơ mộng,

lãng mạn.

- Chất trữ tình

- Chất thi sĩ

- Gv đánh giá, chốt:

GV: Đây là một bức tranh đẹp, trong đó nổi lên cảnh rừng đêm trăng sáng. Trên cái nền ấy 3 hình ảnh gắn kết với nhau: người lính – vầng trăng - khẩu súng. Với tâm hồn đầy lãng mạn người lính đã cảm nhận “đầu súng trăng treo” =>Khung cảnh kết hợp hài hoà giữa chất hiện thực và chất lãng mạn.

II/ Đọc- tìm hiểu văn bản:

1. Cơ sở của tình đồng chí:

- Xuất thân từ những vùng quê nghèo khổ, cùng chung giai cấp.

- Cùng chung chí hướng, lí tưởng cách mạng cao đẹp.

- Cùng trải qua những khó khăn, thiếu thốn.

=> Đồng chí, tình cảm cao đẹp nhất của người lính.

2. Những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí.

- Cảm thông sâu sắc những tâm tư, những nỗi lòng của nhau.

- Đồng cam, cộng khổ trong cuộc đời quân ngũ.

- Tình cảm gắn bó keo sơn nhưng rất chân thành mộc mạc. Tạo sức mạnh chiến đấu.

3. Biểu tượng về người lính cách mạng.

- Hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho cuộc sống đậm chất thi sĩ của người chiến sĩ, một vẻ đẹp tinh thần, hoà quyện giữa cái hiện thực và cái lãng mạn.

Nội dung 3: hướng dẫn hs tổng kết

- Mục tiêu: HS nắm được nội dung, nghệ thuật của bài

- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp

- Thời gian: 3p

Nội dung 3: Tổng kết

? Hãy nêu những cảm nhận của em về giá trị nghệ thuật của bài thơ?

- Bài thơ sử dụng ngôn ngữ hết sức bình dị, chân thật, nhưng cô đọng, giàu sức gợi cảm.

- Chi tiết, hình ảnh thực, giản dị, cô đọng, hàm súc, chắt lọc, hình ảnh ẩn dụ tượng trưng.

- Thể thơ tự do, lời thơ giản dị, mộc mạc gần gũi với lời nói hàng ngày.

? Đặt bài thơ vào hoàn cảnh ra đời, hãy nêu giá trị về nội dung của bài thơ?

+ Bài thơ này là bài thơ thành công sớm nhất của thơ ca viết về bộ đội, nó mở ra một khuynh hướng sáng tác mới: khai thác về hiện thực đời sống người lính.

+ Là cùng chung lí tưởng, chí hướng. Đây cũng là cách xưng hô của những người trong đoàn thể cách mạng. Vậy tình đồng chí là bản chất cách mạng của tình đồng đội và thể hiện sâu sắc tình đồng đội.

? Đọc ghi nhớ?

? Vì sao bài thơ viết tình đồng đội lại lấy tên là “Đồng chí”.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Sử dụng ngôn ngữ bình dị, thấm đượm chất dân gian, thể hiện tình cảm chân thành.

- Sử dụng bút phát tả thực kết hợp với lãng mạn một cách hài hòa, tạo nên hình ảnh thơ đẹp, mang ý nghĩa biểu tượng.

- Lời thơ cô đọng, hàm xúc, giàu sức gợi.

2. Nội dung

Bài thơ ca ngợi tình cảm đồng chí cao đẹp giữa những người chiến sĩ thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ.

* Ghi nhớ/ Sgk, 131.

Hoạt động 3. Luyện tập( 10’)

( Năng lực tạo lập văn bản : viết đoạn văn cảm nhận)

Viết đoạn văn(7-10 câu) theo lối diễn dịch, nêu cảm nhận của em về hình ảnh ảnh bộ đội trong thời kì kháng chiến chống Pháp?

Dự kiến câu trả lời:

Câu mở đoạn: Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp có nhiều phẩm chất đáng quí, đáng trân trọng.

Câu phát triển đoạn:

+ Đó là những con người xuất thân từ những miền quê nghèo khó, họ đã đến với nhau trong một tình cảm thật mới mẻ. Chính sự tương đồng về cảnh ngộ, sự đồng cảm về giai cấp là sợi dây tình cảm đã nối họ lại với nhau trở thành đồng chí, đồng đội của nhau

+ Họ còn là những con người cùng chung lí tưởng, nhiệm vụ và lòng yêu nước. Chính lí tưởng và mục đích chiến đấu là điểm chung lớn nhất, là cơ sở để họ gắn kết với nhau, trở thành đồng chí, đồng đội của nhau.

+ Đó còn là những con người cùng nhau trải qua những khó khăn, thiếu thốn. Tình đồng chí, đồng đội nảy nở và thành bền chặt trong sự chan hòa, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, đó là những mối tình tri kỉ.

Hoạt động 4. Vận dụng.(5 phút)

- Bài thơ là một trong những thành công sớm nhất của thơ ca viết về bộ đội , góp phần mở ra phương hướng khai thác chất thơ, vẻ đẹp bình dị , đời thường của người lính

Em có nhận xét gì về tình đồng chí của những người lính trong cuộc k/c chống Pháp.

- Hiện nay từ đồng chí còn được dùng không,dùng trong trường hợp nào?

Hoạt động 5. Tìm tòi, mở rộng.(3 phút)

- Học thuộc lòng bài thơ

- Nắm nội dung, nghệ thuật , phân tích hình ảnh người lính

- Soạn “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

+ Trả lời câu hỏi ở sgk

+ Tìm đọc thơ , nhạc, tư liệu về Trường Sơn.

11