Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Trợ từ, thán từ - Soạn văn 8

Gửi bởi: Nguyễn Thu Hương 5 tháng 11 2019 lúc 11:23:03 | Được cập nhật: hôm kia lúc 23:22:13 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 445 | Lượt Download: 0 | File size: 0.462003 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRỢ TỪ, THÁN TỪ I. TRỢ TỪ 1. - Nó ăn hai bát cơm. -> thông báo sự việc khách quan. - Nó ăn những hai bát cơm -> nhấn mạnh việc ăn hai bát cơm là nhiều hơn bình thường. - Nó ăn có hai bát cơm -> đánh giá việc ăn hai bát cơm là ít hơn mức bình thường. 2. Các từ "những" và "có" đều đi kèm cụm từ "hai bát cơm" nhằm biểu thị mức độ đánh giá, nhấn mạnh biểu thị sự v ật, sự việc được nói đến trong câu. II. THÁN TỪ 1. Các từ "này", "a" và "vâng" trong những đoạn trích sau đây biểu thị: + Từ "này" để gọi, thu hút sự chú ý của người đối diện. + Từ "A" bộc lộ cảm xúc tức giận khi nhận ra điều xấu đang ập đến. + Từ "vâng" thể hiện sự lễ phép của người bề dưới với người bề trên. 2. Nhận xét cách dùng từ "này", "a" và "vâng" bằng cách lựa chọn những câu trả lời đúng: a. Các từ ấy có thể làm thành một câu độc lập d. Các từ ấy có thể cùng những từ khác làm thành một câu và thường đứng đầu câu. GHI NHỚ - Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. Ví dụ: những, có, chính, đích, ngay,… - Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt. Thán từ gồm 2 loại chính: + Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi,… + Thán từ gọi đáp: này, ơi, vâng, dạ, ừ,… OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 1 LUYỆN TẬP Bài 1. Trong các câu dưới đây, trợ từ là: a. Chính thầy hiệu trưởng đã tặng tôi cuốn sách này c. Ngay tôi cũng không biết đến việc này. e. Cô ấy đẹp ơi là đẹp i. Tôi nhắc anh những ba bốn lần mà anh vẫn quên. Bài 2. a. Trợ từ "lấy" có tác dụng nhấn mạnh mức tối thiểu, tới việc đã rất lâu không nhận được bất cứ một lá thư, lời hỏi thăm, sự quan tâm của mẹ. b. Trợ từ "nguyên" nhấn mạnh duy chỉ một thứ. Trợ từ "đến" nhấn mạnh mức độ cao, làm ít nhiều ngạc nhiên. c. Trợ từ "cả" biểu thị nhấn mạnh về mức độ cao, ý bao hàm. d. Trợ từ "cứ" biểu thị nhấn mạnh thêm về sắc thái khẳng định, không kể khách quan như thế nào. Bài 3. Thán từ trong trích đoạn văn bản Lão Hạc (Nam Cao): Câu Thán từ biểu lộ tình cảm, cảm xúc a À b ấy c d Chao ôi e Hỡi ơi Bài 4. Các thán từ bộc lộ cảm xúc: Thán từ gọi đáp này Vâng - Ha ha: bộc lộ sự sảng khoái, sunng sướng trước những phát hiện thú vị. - Ái ái: tiếng thốt lên khi bị đau đột ngột ( sự sợ hãi). - Than ôi: biểu thị sự đau buồn, tiếc nuối. Bài 5. - Ôi! Chú chuồn chuồn ớt mới đẹp làm sao. - Vâng, chiều em sẽ nấu cơm giúp chị. OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 2 - Trời ơi! Con làm gì mà bày đồ bừa ra nhà thế? - Than ôi, thân phận bọt bèo. - Chao ôi, món ăn này ngon tuyệt! Bài 6. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ Gọi dạ bảo vâng. - Gọi dạ bảo vâng chỉ người biết lễ phép, có thái độ cung kính đối với người bề trên. - Câu tục ngữ này khuyên chúng ta phải khiêm nhường, lễ phép, lễ độ. OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 3