Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Tính đa nghĩa của ngôn ngữ thơ

8e9fb83002c3533cc3ddb43ebe95822a
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 27 tháng 1 2021 lúc 5:47:05 | Được cập nhật: 12 giờ trước (17:37:09) Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 2503 | Lượt Download: 26 | File size: 0.020976 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Hình tượng trong văn học nói chung và ngôn ngữ thơ nói riêng đều được xem xét theo ba nghĩa: - Hình tượng như một chi tiết có màu sắc, hình ảnh, một ẩn dụ hoặc một hình thức chuyển nghĩa khác gắn với nghĩa bóng - Hình tượng như là một nhân vật văn học - Hình tượng như là một kiểu đặc biệt của nhận thức và phản ánh của thế giới khách quan. Giả thiết thứ ba là giả thuyết chung nhất về hình tượng, còn hai cách giải quyết đều có thể coi là những phương tiện nhận thức và phản ánh một cách hình tượng thực tế khách quan. Trong ngôn ngữ học, đặc biệt phong cách học thì tính hình tượng theo nghĩa rộng nhất có thể xác định là thuộc tính của ngôn ngữ nghệ thuật mà cụ thể là ngôn ngữ thơ truyền đạt không chỉ thông tin logic mà còn truyền được thông tin được tri giác một cách cảm tính (cảm giác, tri giác, biểu tượng) nhờ hệ thống những hình tượng ngôn từ. Còn bản thân hình tượng ngôn từ đầu tiên có thể xác định là mảnh đoạn cụm từ mang thông tin hình tượng, mà ý nghĩa của thông tin hình tượng này không tương đương với ý nghĩa của những yếu tố được lấy tách riêng ra của mảnh đoạn đó cộng lại. Một từ trong lời nói nghệ thuật không thể coi ngang bằng ngôn ngữ thực hành, vì trong văn bản nghệ thuật, từ thi ca có hai bình diện theo khuynh hướng nghĩa của mình, có mối tương quan đồng thời cả với những từ của ngôn ngữ văn hóa chung, cả với những yếu tố của cấu trúc ngôn từ của văn bản nghệ thuật. Từ “vũng” trong câu thơ Nguyễn Đình Thi cũng như vậy: Buổi chiều ứa máu Ngổn ngang những vũng bom. “Vũng bom” chứ không phải là “hố bom”. Trong từ “vũng” có nét nghĩa thường trực là “có nước” mà từ “hố” không nhất thiết phải có. Chính nét nghĩa “có nước” này tạo nên sự cộng hưởng giữa từ “vũng” và từ “máu” trong câu đi trước. Sự cộng hưởng đó tạo nên một hình tượng liên tưởng có sức tố cáo mạnh mẽ: những vũng bom đạn Mỹ trút xuống làng quê ta chính là những vũng máu. Có thể nói khi đi vào thơ thì những từ ngữ phi nghệ thuật đều có thể là ngôn ngữ nghệ thuật nếu nó có thêm một nghĩa bổ sung nào đó, một nghĩa hình tượng nào đó. Trong câu thơ Nguyễn Đình Thi: Ôi những cánh đồng quê chảy máu Dây thép gai đâm nát trời chiều Các từ ngữ “chảy máu”, “đâm nát” bên cạnh các nghĩa đen, nghĩa đầu tiên còn mang nghĩa bổ sung xây dựng hình tượng văn học: phác họa hình tượng Tổ quốc Việt Nam thân thương bị kẻ thù tàn phá, hủy diệt. Nói như trên không có nghĩa là mỗi từ của ngôn ngữ phi nghệ thuật xuất hiện trong ngôn ngữ thơ đều bắt buộc cải tạo thành từ thi ca, mang giá trị nghệ thuật mà còn có những “vị trí trống rỗng”, “những bao bì”, tức là những vị trí có giá trị về mặt giao tiếp mà không có hoặc ít giá trị nghệ thuật. Nói về hình tượng trong thơ, những đơn vị lớn hơn từ thì khái niệm hình tượng có thể xác định như là một thể thống nhất của tạo hình và biểu đạt. Hình tượng là một tín hiệu phức tạp trong đó xuất hiện với tư cách là bình diện nội dung, có sự biểu đạt mới, không bị rút gọn lại ở cái được biểu đạt trước đó. Giống như bài thơ Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh, hình tượng sóng và hình tượng nhân vật em song song cùng tồn tại, hiện hữu trong bài thơ. Trong ngôn ngữ viết về hình tượng sóng thì hình tượng em lại được đan hòa, hiện lên thông qua ngôn ngữ hình tượng sóng. Tính đa nghĩa của thơ không chỉ do yếu tố chủ quan của người tiếp nhận theo nguyên lý: tác phẩm văn học = văn bản + người đọc. Tính đa nghĩa còn do đặc trưng của ngôn ngữ thơ.Quan điểm của nhà thơ càng kín đáo bao nhiêu càng có lợi cho tác phẩm bấy nhiêu. Đặc trưng của tư tưởng nghệ thuật là toát ra từ hình tượng, tình huống, chi tiết. Chúng kích thích, khêu gợi người đọc để họ tự rút ra một tư tưởng nào đó. Tính mơ hồ, đa nghĩa của ngôn ngữ thơ tạo điều kiện cho người đọc đồng sáng tạo. Tạ Trăn (đời Minh) từng phát biểu: “Thơ có chỗ có thể giải thích, có chỗ không thể giải thích, có chỗ không cần giải thích như hoa dưới nước, trăng trong gương. Một nhà thi học đồng thời là nhà thơ là Vương Sĩ Trinh cũng nói: “Thơ khó ở chỗ không giải thích được thì vô vị, giải thích được thì hết vị”. Các nhà thơ trong nhóm Xuân Thu nhã tập quan niệm: “Thơ không phải lúc nào cũng rõ nghĩa vì nó không chủ động trong địa hạt ý nghĩa; không phải lúc nào cũng sáng sủa vì nó không vụ cái phần sáng sủa của tâm linh, nó giữ phần sâu kín, nó giữ phần sâu sắc”. Tính đa nghĩa không phải là dấu hiệu non kém về nghệ thuật mà phải được xem là đặc trưng của ngôn ngữ thơ. Một số hiện tượng thơ đã phải tốn rất nhiều giấy mực để tìm hiểu như "Tống biệt hành "(Thâm Tâm)," Đây thôn Vĩ Dạ ""(Hàn Mặc Từ).

Ví dụ khổ thơ cuối trong bài "Tống biệt hành":

Người đi, ừ nhỉ, người đi thực Mẹ thà xem như chiếc lá bay Chị thà xem như là hạt bụi Em thà xem như hơi rượu say​

- Có nhà nghiên cứu hiểu người ra đi xem mẹ như chiếc lá bay, chị như là hạt bụi, em như hơi rượu say. Phải hiểu ngược lại mới đúng bởi Nguyễn Bính cũng đã từng viết: Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương Coi như đồng kẽm ngang đường đánh rơi - Từ ngữ tiếng việt vốn có khả năng chuyển nghĩa tạo nghĩa mới hay do tu từ nên ngôn từ văn học cũng có tính đa nghĩa. Văn bản văn học, do đó, nó cũng có tính đa nghĩa. Chẳng hạn “ Thề non nước” của Tản Đà. Một mặt, đó là bức tranh non nước tang thương, một trái núi đứng chơ vơ bên cạnh dòng sông đã cạn. Mặt khác, bài thơ còn là câu chuyện của hai người tình đã thề nguyền chung thủy, hiện tại chia phôi và ngày mai gắn bó

Ngắn gọn là bà chị của thiên tài” (Sê Khốp). “Ý hết mà lời dừng, ấy là lời rất mừng trong thiên hạ. Nhưng lời dừng mà ý chưa hết lại càng hay tuyệt”

( Lê Qúy Đôn).​

Công phu của thơ là ở ngoài thơ”.​

Ngữ nghĩa trong thơ ca khác với ngữ nghĩa trong giao tiếp thường nhật và khác với ngữ nghĩa trong văn xuôi. Sỡ dĩ có điều đó bởi vì ngôn ngữ thường cô đọng, hàm súc, về mặt ngôn từ và hình ảnh . Một từ ngữ nào đó được đưa vào thơ đều trải qua sự lựa chọn của tác giả vào vị trí của mình. Ngữ nghĩa trong thơ không chỉ có giá trị biểu hiện mà còn có những giá trị khác. Khi đi vào thơ, do áp lực của cấu trúc mà ngữ nghĩa của ngôn từ không dừng lại ở nghĩa đen, nghĩa gốc, nghĩa ban đầu mà còn có nghĩa mới, nghĩa phát sinh tinh tế, đa dạng hơn tạo nên hiện tượng nhòe về nghĩa của thơ. Chính đặc tính này đã làm cho mỗi chữ trong thơ có một sứ mạnh tiềm tàng, chứa đựng cái đẹp, tinh tế, sâu sắc.