Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 7: Các thủ tục chuẩn vào ra đơn giản

BÀI 7. CÁC THỦ TỤC CHUẨN VÀO/RA ĐƠN GIẢN

1. Nhập dữ liệu vào từ bàn phím

- Ta sử dụng thủ tục chuẩn read hoặc readln có cấu trúc như sau:

          read(<biến 1>,…,<biến n>);

          readln(<biến 1>,…,<biến n>);

- Ví dụ 1:

  • read(n);
  • readln(A,B,C);

- Ví dụ 2: Xét chương trình sau:

Program VD;
Uses crt;
Var a, b, c : Integer;
Begin          
     Clrscr;           
     Write(‘Moi ban nhap 3 so:’);           
     Readln(a, b, c);           
     Write(‘Ban vua nhap vao 3 so:, a, b, c);           
     Readln;
End.

* Chú ý:

- Khi nhập dữ liệu từ bàn phím READ và READLN có ý nghĩa như nhau, thường hay dùng READLN hơn. READLN luôn chờ gõ phím Enter.

- Khi nhập giá trị cho nhiều biến thì những giá trị này gõ cách nhau một dấu cách hoặc kí tự xuống dòng (phím Enter).

2. Đưa dữ liệu ra màn hình

- Để đưa dữ liệu ra màn hình tại vị trí con trỏ, ta dùng thủ tục write hoặc writeln với cấu trúc:

          Write(<giá trị 1>,…<giá trị n>);

          Writeln(<giá trị 1>,…<giá trị n>);

Trong đó: các giá trị có thể là biến đơn, biểu thức, tên hàm hoặc hằng.

- Ví dụ: xét chương trình sau

Program vd;
Uses crt;
Var tuoi:byte;
Begin Clrscr;
    Write(‘Moi ban nhap 3 so:’);
    readln(a,b,c);
    Write(‘Ban vua nhap 3 so:’,a,b,c);
    Write(‘Ban go ENTER de ket thuc’);
    Readln;
End.

* Lưu ý:

- Thủ tục Writeln sau khi đưa kết quả ra sẽ chuyển con trỏ màn hình xuống đầu dòng tiếp theo .

- Các thủ tục readln và writeln có thể không có tham số.

- Quy cách đưa thông tin ra:

  • Kết quả số thực:<độ rộng>:<số chữ số thập phân>
  • Kết quả khác:<độ rộng>
  • Độ rộng và số chữ số thập phân là các hằng nguyên dương.

Ví dụ:

Writeln(n:5, x:6:2);

Write(i:3, j:4, a+b:8:3);

Bài tập

Có thể bạn quan tâm