Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Xung đột trong đoạn trích Nỗi oan hại chồng _Trích Quan Âm Thị Kính)

e8b8ebb0a2810a120e55c6a98e0337ff
Gửi bởi: Đặng Văn Mạnh 17 tháng 10 2016 lúc 19:43:39 | Được cập nhật: 1 giây trước Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 610 | Lượt Download: 0 | File size: 0 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Sân khấu dân gian có hai loại hình quen thuộc là chèo cổ,luống cổ. Chèo cổ của dân tộc ta có đến hàng chục vở,trong đó có vở quen thuộc với mọi người như: Quan ÂmThị Kính, Trương Viên, Kim Nham, Chu Mãi Thần... Trongsố những vở chèo kể trên vở chèo Quan Âm Thị Kính đượcxem là hay nhất.Trích đoạn Nỗi oan hại chồng là phần đầu của vở chèo Quan Âm Thị Kính. Màn chèo này có cảnh, có đủ nhânvật nhưng chủ yếu xung đột kịch thể hiện qua hai nhân vật: Sùng bà và Thị Kính (mụ ác và nữ chính). Trong chèo Sùng bà thuộc loại nhân vật mụ ác, từ ngôn ngữ đến cử chỉ, hành động của mụ rất tàn nhẫn độc địa. Còn Thị Kính là cô gái gặp nhiều oan khiên.Chồng của Thị Kính là Thiện Sĩ con của Sùng bà. Trong một hôm vì mệt mỏi đèn sách, chàng ngơi mình bên tràngkỷ. Vốn yêu chồng, Thị Kính đến bên chồng ngồi ngắm dung nhan chồng. Vô tình Thị Kính phát hiện ra trên mặt chồng có chiếc râu mọc ngược, nàng toan cắt bỏ:Dạ thương chồng, lòng thiếp sao an Âu dao bèn, thiếp xén tày một mựcCùng lúc đó chồng nàng hô hoán:Hỡi cha! Hỡi mẹ! Hỡi xóm! Hỡi làngĐêm hôm khuya khoắt bổng làm sao thấy sự bất thường.và Sùng bà quả quyết rằng Thị Kính định giết con bà. Mụmạt sát Thị Kính là mặt sứa gan lim muốn hại con của bà.Mụ chửi Thị Kính như tát nước vào mặt:Còn tuồng bay mèo mả gà đồng lẳng lơChứ bây giờ bay mới lộ cái mặt raThị Kính càng vật vã kêu oan, than khóc bao nhiêu thì mụcàng lồng lên dữ dội bấy nhiêu. Mụ chửi mắng xỉa xói không thiếu một lời nào. Mụ cho rằng con dâu mụ gan to bằng trời, định sát hại chồng, hơn thế nó là kẻ hư hỏng đổđốn.Này con kia! mày có trót say hoa đắm nguyệtĐã trên dâu dưới Bộc hẹn hò...Mụ cho rằng Thị Kính là gái say trai lập chí giết chồng và như vậy mụ đòi chém bổ băm vằm xả xích mặt Thị Kính. Mụ xỉ vả Thị Kính hết lời mặt gái trơ như mặt thớt không hiểu phép tắc lễ nghĩa là gì không, không biết tam tòng tứđức không? Chúng ta thấy rằng Sùng bà chẳng cần hỏi nguyên cớ ra sao, mụ một mực đuổi Thị Kính về nhà, mụ cho rằng gia đình mụ không thể dạy nổi người đàn bà hư hỏng này:Ngựa bất kham thôi phó về Bồng BáoNày, bà bảo cho mà hay này: đồng nát thì về cầu NômCon gái nỏ mồm thì về với cha, biết không?Mụ vênh váo vỗ ngực ta đây là gia đình thế gia vọng tộc, quyền quý cao sang: trứng rồng lại nở ra rồng còn Thị Kính là con nhà hèn kém bé nhỏ con nhà cua ốc, liu điu lạinở ra dòng liu điu.Với chồng mụ, mụ luôn mắng chồng khinh rẻ chồng, cho chồng là kẻ bợm rượu, ăn nói thì lèm bèm. Còn với Thiện Sĩ mụ hứa lấy cho nó dăm vợ. Thực ra cậu quý tử này là kẻ nhu nhược thậm chí còn đần độn. Đối lập với mụ ác là nữ chính Thị Kính, Thị Kính thật đáng thương. Nàng con nhà nghèo nhưng nhờ có chút nhan sắc nàng lấy được chồng là một nho sinh con nhà giàu có. Bi kịch mà Thị Kính phải gánh chịu là do chính nàng hành xử tuỳ tiện. Trong trích đoạn này ta thấy Thị Kính bị oan uổng. Trongsáu lần khóc van xin thì có đến bốn lần nàng cầu khẩn mẹ chồng soi xét, nhưng mẹ chồng nàng đều gạt phắt đi. Thực tế ta thấy rằng trong đoạn trích này chủ yếu là lời chửi rủa của Sùng bà, cứ sau mỗi hồi chửi bới hạ nhục thì lại có một hồi Thị Kính kêu oan cho mình. Nàng muốn nói mà không nói được, không có ai chịu nghe lời nàng nói. Bịvu oan, xua đuổi, hành hạ đến mức tột cùng. Tâm trạng bực tức Sùng bà trút lên Thị Kính và không còn cách nào khác nàng phải hứng chịu nỗi oan khiên đó.Hai nhân vật hoàn toàn đối lập nhau về tính cách. Sùng bà là đại diện cho giai cấp thống trị, cho lễ giáo phong kiến hà khắc, cổ hủ, cho tầng lớp trên. Còn Thị Kính thì nghèo hèn, hạ lưu. Nàng bị dồn vào bước đường cùng không lối thoát.Chính những xung đột giữa hai nhân vật đã làm cho đoạn chèo đầy kịch tính, gây sự phản kháng đối với Sùng bà vàlòng thương cho nỗi oan của Thị Kính. Tuy xung đột kịch còn chút sơ lược, chưa sâu sắc nhưng đoạn trích Nỗi oan hại chồng trong vở chèo Quan Âm Thị Kính đã gây ấn tượng mạnh cho người xem. Và vở chèo này thật xứng đáng được coi là vở chèo hay nhất trên sân khấu chèo Việt Nam ta.Trên đây chỉ là phần trích dẫn 10 trang đầu của tài liệu và có thế hiển thị lỗi font, bạn muốn xem đầyđủ tài liệu gốc thì ấn vào nút Tải về phía dưới.