Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Trắc nghiệm địa lý lớp 12 có đáp án phần 3

3066aa411ded7bb94c6c7d314d9def20
Gửi bởi: Nguyễn Hồ Kim Trang 2 tháng 7 2016 lúc 21:43:23 | Được cập nhật: 1 giây trước Kiểu file: PDF | Lượt xem: 18300 | Lượt Download: 1793 | File size: 0 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Luyện tập thi trắc nghiệm Thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý --------------------------------------------------------------------------------------- ThS. Nguyễn Duy Hòa Lê Thí Đại học Đà Nẵng Trang 1Phần ba ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ Bài 26, 27. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ A. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Tăng trưởng GDP a) nghĩa Có tầm quan trọng hàng đầu trong mục tiêu phát triển kinh tế. Tăng trưởng nhanh và bền vững là giải pháp để tránh tụt hậu xa hơn, tạo tiền đề để đẩy mạnh xuất khẩu, giải qu yết việc làm, xoá đói giảm nghèo. b) Tình hình Giai đoạn 1990 2005, GDP tăng liên tục với tốc độ cao (7,2%/ năm) thuộc loại hàng đầu thế giới. Công nghiệp là ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (14%/ năm). Sản phẩm công nghiệp tăng cả về số lượng lẫn chất lượng, sức cạnh tranh được cải thiện. Nông nghiệp tăng khá (4,2%/ năm). Đã giải quyết vấn đề lương thực và trở thành nước xuất khẩu lớn. Cơ cấu đã chu yển biến tích cực. c) Tồn tại Chất lượng tăng trưởng chưa cao chủ yếu theo bề rộng, chưa bền vững. Hiệu quả kinh tế thấp. 2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá a) Cơ cấu ngành Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế đang chuyển dịch theo hướng Giảm dần tỉ trọng khu vực I, tăng nhanh tỉ trọng khu vực II, ổn định tỉ trọng khu vực III. Đây là sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong nội bộ của từng ngành, sự chu yển dịch cũng thể hiện khá rõ Đối với khu vực Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thuỷ sản. Trong nông nghiệp tăng tỉ trọng chăn nuôi, giảm tỉ trọng trồng trọt. Trong trồng trọt giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp. Trong chăn nuôi giảm tỉ trọng gia súc lấy sức kéo, tăng tỉ trọng gia súc lấy thịt và sữa. Đối với khu vực II Giảm tỉ trọng ngành khai mỏ, tăng tỉ trọng ngành chế biến. Giảm tỉ trọng sản phẩm có chất lượng trung bình và thấp, tăng tỉ trọng sản phẩm có chất lượng cao. Đa dạng hoá sản phẩm, tăng hiệu quả đầu tư.Luyện tập thi trắc nghiệm Thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý --------------------------------------------------------------------------------------- ThS. Nguyễn Duy Hòa Lê Thí Đại học Đà Nẵng Trang 2b) Cơ cấu thành phần Nền kinh tế đang chuyển từ thành phần sang nhiều thành phần. Kinh tế quốc doanh tuy giảm dần tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, vai trò ngày càng quan trọng. c) Cơ cấu lãnh thổ Đã hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh, các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất. Cả nước có vùng kinh tế trọng điểm Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm tỉnh thành Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm tỉnh thành Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Vùng trọng điểm kinh tế phía nam gồm tỉnh thành Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An. B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1. Hạn chế cơ bản của nền kinh tế nước ta hiện nay là A. Nông, lâm, ngư nghiệp là ngành có tốc độ tăng trưởng chậm nhất. B. Nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội. C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế không đều giữa các ngành. D. Kinh tế phát triển chủ yếu theo bề rộng, sức cạnh tranh còn yếu. Câu 2. Từ năm 1991 đến nay, sự chu yển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta có đặc điểm: A. Khu vực giảm dần tỉ trọng nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP. B. Khu vực III luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP dù tăng không ổn định. C. Khu vực II dù tỉ trọng không cao nhưng là ngành tăng nhanh nhất. D. Khu vực giảm dần tỉ trọng và đã trở thành ngành có tỉ trọng thấp nhất. Câu 3. Trong giai đoạn từ 1990 đến nay, cơ cấu ngành kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng: A. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III. B. Giảm tỉ trọng khu vực và II, tăng tỉ trọng khu vực III. C. Giảm tỉ trọng khu vực I, khu vực II không đổi, tăng tỉ trọng khu vực III. D. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng nhanh tỉ trọng khu vực II, khu vực III không đổi. Câu 4. Cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta đang chuyển dịch theo hướng A. Tăng tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nước. B. Giảm tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. C. Giảm dần tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. D. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh tỉ trọng.Luyện tập thi trắc nghiệm Thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý --------------------------------------------------------------------------------------- ThS. Nguyễn Duy Hòa Lê Thí Đại học Đà Nẵng Trang 3Câu 5. Đây là sự chu yển dịch cơ cấu trong nội bộ của khu vực A. Các ngành trồng cây lương thực, chăn nuôi tăng dần tỉ trọng. B. Các ngành thuỷ sản, chăn nuôi, trồng cây công nghiệp tăng tỉ trọng. C. Ngành trồng cây công nghiệp, cây lương thực nhường chỗ cho chăn nuôi và thuỷ sản. D. Tăng cường độc canh cây lúa, đa dạng hoá cây trồng đặc biệt là cây công nghiệp. Câu 6. Đây là một tỉnh quan trọng của Đồng bằng sông Hồng nhưng không nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ A. Hà Tây. B. Nam Định. C. Hải Dương. D. Vĩnh Phúc. Câu 7. Thành tựu kinh tế lớn nhất trong thời gian qua của nước ta là A. Phát triển nông nghiệp. B. Phát triển công nghiệp. C. Tăng nhanh ngành dịch vụ. D. Xây dựng cơ sở hạ tầng. Câu 8. Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta, ngành chiếm tỉ trọng cao nhất là A. Trồng cây lương thực. B. Trồng cây công nghiệp. C. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, thu sản. D. Các dịch vụ nông nghiệp. Câu 9. Sự tăng trưởng GDP của nước ta trong thời gian qua có đặc điểm A. Tăng trưởng không ổn định. B. Tăng trưởng rất ổn định. C. Tăng liên tục với tốc độ cao. D. Tăng liên tục nhưng tốc độ chậm. Câu 10. Hai vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Nam Bộ có cùng một đặc điểm là A. Bao chiếm cả một vùng kinh tế. B. Có số lượng các tỉnh thành bằng nhau. C. Lấy vùng kinh tế làm cơ bản có cộng thêm tỉnh của vùng khác. D. Có quy mô về dân số và diện tích bằng nhau. Câu 11. Dựa vào bảng số liệu sau đây về cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta thời kì 1990 2005. (Đơn vị %) Ngành 1990 1995 2000 2002 Trồng trọt 79,3 78,1 78,2 76,7 Chăn nuôi 17,9 18,9 19,3 21,1 Dịch vụ nông nghiệp 2,8 3,0 2,5 2,2 Loại biểu đồ phù hợp nhất để thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản lượng ngành nông nghiệp là A. Hình cột ghép. B. Hình tròn. C. Miền. D. Cột chồng. Câu 12. Dựa vào bảng số liệu sau đây về cơ cấu GDP của nước ta phân theo thành phần kinh tế (theo giá thực tế). (Đơn vị %)Luyện tập thi trắc nghiệm Thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý --------------------------------------------------------------------------------------- ThS. Nguyễn Duy Hòa Lê Thí Đại học Đà Nẵng Trang 4Thành phần 1995 2000 2005 Kinh tế Nhà nước 40,2 38,5 37,4 Kinh tế tập thể 10,1 8,6 7,2 Kinh tế cá thể 36,0 32,3 32,9 Kinh tế tư nhân 7,4 7,3 8,2 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 6,3 13,3 14,3 Nhận định đúng nhất là A. Kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo và vị trí ngày càng tăng. B. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng quan trọng. C. Kinh tế cá thể có vai trò quan trọng và vị trí ngày càng tăng. D. Kinh tế ngoài quốc doanh (tập thể, tư nhân, cá thể) có vai trò ngày càng quan trọng. Câu 13. Thành tựu có nghĩa nhất của nước ta trong thời kì Đổi mới là A. Công nghiệp phát triển mạnh. B. Phát triển nông ghiệp với việc sản xuất lương thực. C. Sự phát triển nhanh của ngành chăn nuôi. D. Đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp để xuất khẩu. Câu 14. Hạn chế lớn nhất của sự tăng trưởng kinh tế nước ta trong thời gian qua là A. Tăng trưởng không ổn định. B. Tăng trưởng với tốc độ chậm. C. Tăng trưởng không đều giữa các ngành. D. Tăng trưởng chủ yếu theo bề rộng. Câu 15. Từ 1990 đến nay, giai đoạn nước ta có tốc độ tăng trưởng cao nhất là A. 1990 1992. B. 1994 1995. C. 1997 1998. D. Hiện nay. C. ĐÁP ÁN 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP Bài 28. VỐN ĐẤT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẤT A. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Vốn đất đai của nước ta a) Vai trò, nghĩa của việc sử dụng hợp lí vốn đấtLuyện tập thi trắc nghiệm Thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý --------------------------------------------------------------------------------------- ThS. Nguyễn Duy Hòa Lê Thí Đại học Đà Nẵng Trang 5- Đất trồng là tài nguyên thiên nhiên tái tạo được, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Đất đai có vai trò cực kì quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội, môi trường Là tư liệu sản xuất chủ yếu không thay thế được của nông, lâm nghiệp. Là địa bàn để phân bố dân cư, các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội… Là yếu tố hàng đầu của môi trường sống. Quy mô và tính chất của đất đai quyết định quy mô và tính chất của hoạt động nông nghiệp nói chung. Việc sử dụng hợp lí đất đai có nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường. b) Đặc điểm vốn đất của nước ta Nước ta đất hẹp người đông. Diện tích đất tự nhiên bình quân là 0,4 ha/người, chỉ bằng 1/6 mức bình quân của thế giới. Cơ cấu đất đai không hợp lí và đang diễn biến phức tạp Đất nông nghiệp chỉ chiếm 28,6% với độ 9,4 triệu ha, là một tỉ lệ thấp, nhất là trong điều kiện một nước nông nghiệp như chúng ta. Khả năng mở rộng lại không còn nhiều trong khi lại phải chuyển một phần sang đất chu yên dùng và thổ cư. Đất lâm nghiệp chiếm 36,6% là một tỉ lệ thấp chưa đủ đảm bảo cân bằng môi trường sinh thái nhất là trong điều kiện địa hình 3/4 là đồi núi với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Đất lâm nghiệp cũng có xu hướng giảm do rừng trồng không bù đắp được cho rừng bị phá. Đất chuyên dùng, thổ cư chiếm 6,3%, đang có xu hướng tăng nhanh do dân số tăng, đô thị hoá phát triển. Đất chưa sử dụng còn chiếm tỉ lệ lớn (28,5%). Vốn đất đai có sự khác biệt lớn giữa các vùng về quy mô, tính chất, cơ cấu, bình quân… .Vì vậy, mỗi vùng phải có chính sách sử dụng hợp lí riêng. 2. Vấn đề sử dụng đất nông nghiệp Đất nông nghiệp chiếm 28,6% diện tích tự nhiên với 9,4 triệu ha, chia làm loại chính (đất trồng cây hằng năm, đất trồng cây lâu năm, đất vườn tạp, đồng cỏ chăn nuôi và diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản), phân bố chủ yếu trên hai địa bàn là đồng bằng và miền núi trung du. a) Đất đồng bằng Đất đồng bằng chiếm 1/4 diện tích, chủ yếu là đất phù sa, phân bố chủ yếu trên đồng bằng. Đất đồng bằng rất thích hợp cho trồng cây ngắn ngày (chiếm 3/4 diện tích), đặc biệt là lúa và nuôi trồng thu sản. Tuy là đất đồng bằng nhưng mỗi đồng bằng lại có những vấn đề sử dụng đất riêng phù hợp với đặc điểm đất đai. Đồng bằng sông Hồng Đặc điểm Bị sức ép của dân số lên sử dụng đất, đất nông nghiệp bình quân thấp nhất nước (0,05 ha/người).Luyện tập thi trắc nghiệm Thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý --------------------------------------------------------------------------------------- ThS. Nguyễn Duy Hòa Lê Thí Đại học Đà Nẵng Trang Khả năng mở rộng không còn nhiều (chỉ một phần rất nhỏ trong số 17 vạn ha). Diện tích mặt nước còn nhiều. Biện pháp sử dụng hợp lí Đẩy mạnh thâm canh hơn nữa trên cơ sở thay đổi cơ cấu mùa vụ, đẩy mạnh phát triển vụ đông. Tận dụng mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản. Có quy hoạch khi chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Đồng bằng sông Cửu Long Đặc điểm Có quy mô lớn (gấp lần Đồng bằng sông Hồng), bình quân cao (0,18 ha/người). Khả năng mở rộng diện tích còn rất lớn. Diện tích mặt nước rất nhiều. Biện pháp sử dụng hợp lí Đẩy mạnh thâm canh kết hợp với mở rộng diện tích (cải tạo, khai hoang kết hợp với tăng hệ số sử dụng). Khai thác mạnh diện tích mặt nước phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Thay đổi cơ cấu mùa vụ, đa dạng hoá cơ cấu cây trồng. Đồng bằng Duyên hải miền Trung Đặc điểm Đất hẹp, kém màu mỡ, bị chia cắt. Bị tác động thường xuyên bởi thiên tai (hạn hán, lũ lụt, cát bay…). Biện pháp sử dụng hợp lí Thay đổi cơ cấu mùa vụ. Trồng rừng phi lao (Bắc Trung Bộ), xây dựng các công trình thuỷ lợi (Nam Trung Bộ). Sử dụng đất cát ven biển để nuôi trồng thuỷ sản (đặc biệt là tôm). b) Đất miền núi trung du Đặc điểm Chiếm 3/4 diện tích, chủ yếu là đất phe-ra-lit, thích hợp cho cây công nghiệp lâu năm, rừng cây và đồng cỏ chăn nuôi. Đất dốc dễ bị xói mòn, khó làm thuỷ lợi, cơ giới hoá. Biện pháp Bảo vệ vốn rừng. Những vùng có điều kiện tưới nước thì đẩy mạnh phát triển cây lương thực. Phát triển cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn kết hợp với công nghiệp chế biến. Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi, công nghiệp chế biến…).Luyện tập thi trắc nghiệm Thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý --------------------------------------------------------------------------------------- ThS. Nguyễn Duy Hòa Lê Thí Đại học Đà Nẵng Trang 7B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1. nước ta, việc hình thành và mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp miền núi và trung du phải gắn liền với việc A. Cải tạo đất đai. B. Trồng và bảo vệ vốn rừng. C. Đẩy mạnh thâm canh. D. Giải quyết vấn đề lương thực. Câu 2. Đây là biện pháp có nghĩa hàng đầu đối với việc sử dụng hợp lí đất đai Đồng bằng sông Hồng. A. Đẩy mạnh thâm canh. B. Quy hoạch thuỷ lợi. C. Khai hoang và cải tạo đất. D. Trồng rừng và xây dựng thu lợi. Câu 3. Đây là một vấn đề lớn đang đặt ra trong việc sử dụng hợp lí đất nông nghiệp hầu hết các tỉnh duyên hải miền Trung. A. Trồng rừng phi lao để ngăn sự di chuyển của cồn cát. B. Quy hoạch các công trình thuỷ lợi để cải tạo đất. C. Thay đổi cơ cấu mùa vụ để tăng hệ số sử dụng đất. D. Sử dụng đất cát biển để nuôi trồng thu sản. Câu 4. Đất đai đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có điểm giống nhau là: A. Khả năng mở rộng diện tích còn nhiều. B. Có diện tích mặt nước lớn còn khai thác được nhiều. C. Có quy mô lớn nên bình quân đầu người cao. D. Đã được thâm canh mức độ cao. Câu 5. Phương hướng chính để sử dụng hợp lí đất đai Đồng bằng sông Cửu Long là A. Đẩy mạnh thâm canh trên cơ sở thay đổi cơ cấu mùa vụ. B. Quy hoạch thuỷ lợi để cải tạo đất và nâng cao hệ số sử dụng. C. Thay đổi cơ cấu mùa vụ, đẩy mạnh phát triển vụ đông. D. Đa dạng hoá cây trồng, đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản. Câu 6. Loại đất chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu sử dụng đất nước ta hiện nay là A. Đất nông nghiệp. B. Đất lâm nghiệp. C. Đất chuyên dùng, thổ cư. D. Đất chưa sử dụng. Câu 7. Nguyên nhân chính làm cho tài nguyên đất của nước ta bị thoái hoá là A. Sức ép của dân số và sử dụng không hợp lí kéo dài. B. Tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. C. Có sự khác biệt lớn giữa các vùng về vốn đất. D. Địa hình đồi núi chiếm hơn 3/4 diện tích đất nước. Câu 8. Trong cơ cấu sử dụng đất nước ta, loại đất có khả năng tăng liên tục là A. Đất nông nghiệp. B. Đất lâm nghiệp. C. Đất chuyên dùng và thổ cư. D. Đất chưa sử dụng.Luyện tập thi trắc nghiệm Thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý --------------------------------------------------------------------------------------- ThS. Nguyễn Duy Hòa Lê Thí Đại học Đà Nẵng Trang 8Câu 9. Vùng có tỉ lệ đất chuyên dùng và thổ cư lớn nhất nước ta là A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 10. Trong thời gian qua, loại đất bị thu hẹp diện tích lớn nhất của nước ta là A. Đất nông nghiệp. B. Đất lâm nghiệp. C. Đất chuyên dùng, thổ cư. D. Đất chưa sử dụng. Câu 11. Vấn đề cần hết sức quan tâm khi mở rộng diện tích đất nông nghiệp là A. Không để mất rừng. B. Không mở rộng những vùng có độ dốc lớn. C. Chỉ được mở rộng miền núi, trung du. D. Việc mở rộng phải gắn liền với việc định canh định cư. Câu 12. Việc mở rộng diện tích đất chuyên dùng và thổ cư trong thời gian qua đã ảnh hưởng xấu đến việc sử dụng đất nông nghiệp nhiều nhất vùng A. Tây Ngu yên và Tây Bắc. B. Các vùng núi và trung du. C. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Câu 13. Đất nước ta rất dễ bị thoái hoá vì A. Việc đẩy mạnh thâm canh quá mức nhất là thâm canh lúa nước. B. Nông nghiệp nước ta sử dụng quá nhiều phân bón, thuốc trừ sâu. C. Nước ta địa hình 3/4 là đồi núi lại có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. D. Loại đất chính của nước ta là đất phe-ra-lit, tơi xốp với tầng phong hoá sâu. Câu 14. Trong phương hướng sử dụng hợp lí đất đai Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long có điểm chung là A. Đẩy mạnh thâm canh. B. Khai hoang cải tạo để mở rộng diện tích. C. Chu yển đổi cơ cấu mùa vụ. D. Hạn chế việc tăng diện tích đất chuyên dùng và thổ cư. Câu 15. Với tốc độ tăng dân như hiện nay thì đến năm 2010, diện tích đất tự nhiên bình quân của nước ta sẽ A. Vẫn giữ ngu yên. B. Sẽ giảm nhiều. C. Sẽ tăng lên. D. Chỉ còn mức 0,35 ha/người. C. ĐÁP ÁN 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. DLuyện tập thi trắc nghiệm Thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý --------------------------------------------------------------------------------------- ThS. Nguyễn Duy Hòa Lê Thí Đại học Đà Nẵng Trang 9Bài 29. PHÁT TRIỂN NỀN NÔNG NGHIỆP NHIỆT ĐỚI A. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới a) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới Nông nghiệp nhiệt đới được thể hiện rõ Hoạt động nông nghiệp có thể thực hiện suốt năm. Sản phẩm nhiệt đới chiếm ưu thế tuyệt đối trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp. Có thể thực hiện các biện pháp tích cực trong nông nghiệp như luân canh, xen canh, tăng vụ, gối vụ. Cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm thay đổi theo sự phân hoá của khí hậu (theo mùa, theo độ vĩ và độ cao). Các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng phụ thuộc vào sự phân hoá của địa hình và đất đai. Sự bấp bênh của nông nghiệp tăng lên do tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu. b) Nền nông nghiệp nhiệt đới ngày càng được khai thác có hiệu quả Các tập đoàn cây con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp (các vùng chuyên canh). Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng với các giống ngắn ngày, các giống chịu hạn, chịu sâu bệnh. Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ công tác vận tải, chế biến, bảo quản. Việc đẩy mạnh xuất khẩu nông sản nhiệt đới sang các vùng có độ vĩ lớn hơn. 2. Phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hoá góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới Nông nghiệp nước ta đang song hành tồn tại hai nền nông nghiệp Nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp sản xuất hàng hoá. a) Nông nghiệp cổ truyền Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công, sử dụng nhiều sức người, năng suất thấp. Sản xuất nhỏ, manh mún, mang tính tự cấp tự túc. Tồn tại những vùng mà điều kiện còn nhiều khó khăn. Đang ngày càng bị thu hẹp. b) Nông nghiệp sản xuất hàng hoá Sản xuất lớn, thâm canh, sử dụng nhiều máy móc vật tư, năng suất cao. Sản phẩm là hàng hoá giao lưu trên thị trường nên gắn chặt với thị trường. Người nông dân không những quan tâm đến sản lượng mà quan tâm nhiều hơn đến hiệu quả sản xuất. Phát triển những vùng có điều kiện thuận lợi, ngày càng mở rộng phát triển. 3. Kinh tế nông thôn đang có sự chuyển dịchLuyện tập thi trắc nghiệm Thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý --------------------------------------------------------------------------------------- ThS. Nguyễn Duy Hòa Lê Thí Đại học Đà Nẵng Trang 10a) Hoạt động nông nghiệp là bộ phận chính của kinh tế nông thôn Kinh tế nông thôn dựa chủ yếu vào hoạt động nông lâm ngư nghiệp. Hoạt động phi nông nghiệp có xu hướng tăng dần trong cơ cấu kinh tế nông thôn. b) Hiện nay kinh tế nông thôn bao gồm nhiều thành phần Các doanh nghiệp nông, lâm, thuỷ sản. Các hợp tác xã nông, lâm, thuỷ sản. Kinh tế hộ gia đình. Kinh tế trang trại. c) Kinh tế nông thôn đang có sự chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá và đa dạng hoá, trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nông nghiệp đang được chu yên môn hoá với việc hình thành các vùng chuyên canh, phục vụ xuất khẩu. Nông nghiệp hiện đang ngày càng gắn với công nghiệp chế biến, ngày càng được cơ giới hoá. Đa dạng hoá kinh tế nông thôn cho phép khai thác tốt hơn tài nguyên, lao động và đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường. B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1. Hình thành các vùng chuyên canh đã thể hiện A. Sự phân bố cây trồng cho phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp. B. Sự thay đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp. C. Sự khai thác có hiệu quả hơn nền nông nghiệp nhiệt đới của nước ta. D. Cơ cấu cây trồng đang được đa dạng hoá cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Câu 2. Đây không phải là tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến nông nghiệp của nước ta. A. Tạo điều kiện cho hoạt động nông nghiệp thực hiện suốt năm. B. Làm cho nông nghiệp nước ta song hành tồn tại hai nền nông nghiệp. C. Cho phép áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng. D. Làm tăng tính chất bấp bênh vốn có của nền nông nghiệp. Câu 3. Kinh tế nông thôn hiện nay dựa chủ yếu vào A. Hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp. B. Hoạt động công nghiệp. C. Hoạt động dịch vụ. D. Hoạt động công nghiệp và dịch vụ. Câu 4. Thành phần kinh tế giữ vai trò quan trọng nhất trong kinh tế nông thôn nước ta hiện nay là A. Các doanh nghiệp nông, lâm, thuỷ sản. B. Các hợp tác xã nông, lâm, thuỷ sản. C. Kinh tế hộ gia đình. D. Kinh tế trang trại. Câu 5. Mô hình kinh tế đang phát triển mạnh đưa nông nghiệp nước ta tiến lên sản xuấtTrên đây chỉ là phần trích dẫn 10 trang đầu của tài liệu và có thế hiển thị lỗi font, bạn muốn xem đầyđủ tài liệu gốc thì ấn vào nút Tải về phía dưới.