Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Soạn bài thơ Tây tiến

15ec44cccc1ca1ca094b9aa2897aa53f
Gửi bởi: Như Nguyễn 27 tháng 5 2016 lúc 1:38:15 | Được cập nhật: 0 giây trước Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 737 | Lượt Download: 0 | File size: 0 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Soạn bài thơ Tây tiếnI. Tìm hiểu chung1. Tác giả– Quang Dũng 1921 1988), tên khai sinh là Bùi Đình Diệm– Quê: Phượng Trì Đan Phượng Hà Tây– Bản thân: Học hết bậc thành trung Hà Nội• Sau cách mạng tháng Tám ông tham gia quân đội• Sau năm 1954 ông là biên tập viên, nhà xuất bản văn học• Quang Dũng là một người nghệ sĩ đa tài: thơ, nhạc, văn• Năm 2001, ông được tặng giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật• Đặc điểm thơ Quang Dũng: hồn thơ phóng khoáng hồn hậu lãng mạn và tài hoa• Tác phẩm chính: mây đầu ô, thơ văn Quang Dũng2. Tác phẩma. Hoàn cảnh sáng tác– Khoảng cuối mùa xuân năm 1947 Quang Dũng ra nhập đoàn quân Tây Tiến. Đây là đơn vị thành lập năm 1947 với nhiệm vụ bảo vệbiên giới Việt Lào. Địa bàn hoạt động khá rộng từ Lai Châu, Mộc Châu sang Sầm Nưa rồi về miền tây Thanh Hóa. Thành phần người lính là gồm những thanh niên Hà Nội hào hoa phong nhã. Họ phải chịu một đời sống thiếu thốn mọi mặt vậy nhưng họ luôn giữ được tinh thần lạc quan vui tươi cùng nhau đấu tranh bảo vệ đất nước– Đoàn quân Tây Tiến sau một thời gian hoạt động Lào trở về thành lập trung đoàn 52. Cuối năm 1948 tại Phù lưu Chanh nhà thơ Quang Dũng bỗng nhớ về đồng đội và đơn vị của mình nên đã dành hết cảm xúc làm nên bài thơ Tây Tiếnb. Bố cục: phần:– Phần 1: 14 câu đầu: cảm hứng từ cuộc hành trình đầy gian khổ của đoàn quân Tây Tiến– Phần 2: tiếp đến câu thơ 22: kỉ niệm về tình quân dân và khung cảnh sông nước miền tây– Phần 3: câu 23 đến câu 30: hình tượng người lính Tây Tiến– Phần 4: còn lại: lời thề người línhc. Chủ đề– Bài thơ được sáng tác trong nỗi nhớ da diết của nhà thơ Quang Dũng với đồng đội và đơn vị cũ. Nỗi nhớ ấy gắn liền với thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ thơ mộngd. Nhan đề:– Ban đầu nhà thơ để là nhớ tây tiến -> nhưng ta thấy nó cụ thể quá Về sau nhà thơ bỏ chữ nhớ đi để lại hai chữ Tây Tiến mang lại hàm hơn. Không cần nói nhớ mà khi người ta đọc bài thơ này lên người ta cũng biết là nhớ rồi.II. Đọc hiểu1. Cảm hứng từ những cuộc hành quâna. Bốn câu thơ đầu:– Mở đầu bài thơ nhà thơ đề cập ngay đến nỗi nhớ Tây Tiến gắn liền với sông Mã, với núi rừng Tây Bắc. Đó là một nỗi nhớ chơi vơi -> hiệp vần “ơi” khiến cho ta thấy được nỗi nhớ ấy mênh mông da diết đến mức nào– Các địa danh hành quân được nhắc đến như Sài Khao Mường Lát. Đoàn quân Tây Tiến phải đi từ rất sớm khi trời vẫn còn sương và về khi đêm đã buông kín lối. -> Bốn câu thơ thể hiện nỗi nhớ đầu tiên của nhà thơ về đơn vị cũ. Nó gắn liền với con sông Mã với những cuộc hành quân từ sáng sớm tinh mơ cho đến tối đen như mựcb. Bốn câu thơ tiếp– Bức tranh thiên nhiên Tây bắc hiện lên hùng vĩ và thơ mộng. Bốn câu thơ mà trong đó đa số là vần Trắc kết hợp với các từ láy như ‘khúc khuỷu”, “thăm thẳm”-> tạo nên sự trắc trở gian khó của thiên nhiên mà hàng ngày người lính phải đi qua– Câu cuối toàn vần bằng -> sau những phút giây hành quân gian khổ thì đoàn quân Tây Tiến trở về với cảm giác an toàn nhẹ nhàng kếtthúc một hành trìnhc. Bốn câu tiếp– Hình ảnh bi tráng của người lính Tây Tiến trên chiến trường, nhà thơ sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh để giảm đi sự mất mát của đồng đội. Không những thế nó còn thể hiện chí của người lính Tây Tiến coi cái chết nhẹ tựa một giấc ngủ, mỏi rồi không muốn đi nữa màgục lên súng mũ– Thiên nhiên Tây bắc lại hiện ra với thú dữ, nhà thơ lại dùng từ“trêu” để nói về việc hùm beo buổi tối đến quấy nhiễu dân làng. Đó là cách nói hóm hỉnh của người chiến sĩ Tây Tiến-> Bốn câu thơ thể hiện sự ra đi bình yên của người linh Tây Tiến, họ coi cái chết nhẹ nhàng tựa lông hồng. Những khắc nghiệt của thiênnhiên Tây bắc đối với họ cũng trở thành một điều quá bình thườngd. Hai câu cuối:– Sau những giây phút ác liệt trên chiến trường những người lính Tây Tiến lại trở về với buôn làng và được đón tiếp nồng nhiệt, mùi thơm của cơm nếp như sự ấm áp mỗi khi người lính mệt2. Kỉ niệm tình quân dân và khung cảnh sông nước miền Tâya. Kỉ niệm về tình quân dân– Doanh trại của những người chiến sĩ bừng lên hội đuốc hoa– Cụm từ “kìa em” thể hiện sự ngạc nhiên đầy thích thú của người chiến sĩ, những cô gái lào trong trang phục truyền thống cùng góp vui với những anh chiến sĩ trẻ– Hội đuốc hoa bừng trong ánh sáng của đuốc, ngập tràn trong âm thanh của tiếng khèn, mê man trong man điệu ấp của những cô gái và ấm áp trong tình quân dân gắn bó khăng khítb. Cảnh đưa tiễn Tây Tiến lên đường– Cuộc vui nào cũng có cuộc chia tay, người lính Tây Tiến đã đến lúc phải đi. Cảnh và người nơi đây như níu giữ chân người lính lại– Những từ “có nhớ”, “có thấy” thể hiện được nỗi bâng khuâng không muốn rời. có nhớ chiều sương Châu Mộc bảng lảng mơ hồ với những con thuyền trôi trên mặt nước bến bờ hoang dại yên tĩnh– “dáng người trên độc mộc” đó là dáng đứng đẹp, hiên ngang, hùng dũng của một chàng trai hay một cô gái– Nhớ thiên nhiên với những đóa hoa rừng như đong đưa tình tứ muốn níu bước chân người lính-> câu thơ như có chất nhạc chất họa3. Hình tượng người chiến binh Tây Tiến– Ngoại hình:• Với những câu thơ hai nghĩa nhà thơ gợi lên nhiều nét ngoại hình của người lính Tây Tiến• “không mọc tóc” -> có thể hiểu là sốt rét làm cho các chiến sĩ rụng hết tóc, cũng có thể hiểu là cắt tóc đi để tiện cho những trận đánh giáp lá cà• “xanh màu lá” “dữ oai hùm” -> có thể hiểu là quân thiếu thốn nên da xanh xao, tuy nhiên vẫn có sức khỏe như hổ báo, cũng có thể hiểulà ngụy trang lá cây xanh đeo trên người của người lính• Mắt trừng -> mắt tức giận căm thù quân giặc, hoặc là mắt không thể ngủ được• Dáng kiều thơm -> hình ảnh những người con gái Hà Thành xinh đẹp. Vì câu thơ này mà bài thơ từng bị cấm vì sợ nhụt chí người lính, người ta gọi đây là mộng rớt buồn rơi-> Nhà thơ khái quát nét ngoại hình người lính tuy ốm nhưng không yếu– lý tưởng khát vọng và sự hi sinh• lý tưởng của người lính là đi lên chiến trường là xác định không trở về cho nên đi không tiệc đời còn xanh, còn trẻ• mồ chiến sĩ Tây Tiến rải rác khắp biên cương, nằm yên nghỉ xứ người. hi sinh vì thiếu thốn không có cả manh chiếu che thân. Nhà thơ đã thị vị hóa, trang trọng hóa sự hi sinh của người lính bằng các từ hán việt “áo bào”, “biên cương”…• con sông Mã gầm lên khúc độc hành vì chi còn có một mình-> sự hi sinh vô cùng oanh liệt và dũng cảm4. lời thề của người lính Tây Tiến– câu thơ kết thúc bài thơ như một lời thề của người chiến sĩ Tây Tiến đi là không hẹn ngày về, hồn về Sầm Nứa để tiếp tục cuộc chiến đấu với quân giặc chứ chưa muốn về xuôi khi chưa hoàn thành nhiệmvụ. III. Tổng kết– Nội dung: hình tượng người lính Tây Tiến; thiên nhiên miền Tây hùng vĩ dữ dội– Nghệ thuật: sử dụng nhiều bút pháp khác nhau, miêu tả thiên nhiên và con người, ngôn ngữ đa dạngTrên đây chỉ là phần trích dẫn 10 trang đầu của tài liệu và có thế hiển thị lỗi font, bạn muốn xem đầyđủ tài liệu gốc thì ấn vào nút Tải về phía dưới.