Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Phân tích và nêu cảm nghĩ sau khi học bài Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà

05d253c3fd0e09381af3277e24667999
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 15 tháng 10 2016 lúc 23:42:18 | Được cập nhật: 0 giây trước Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 564 | Lượt Download: 0 | File size: 0 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

“Phong cách Hồ Chí Minh" rút trong bài “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị" của Lê Anh Trà in trong cuốn sách "Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam" năm 1990.Luận điểm thứ nhất mà người viết nêu lên là tầm sâu rộng vốn tri thức văn hóa của Hồ Chí Minh. Do đâu mà có vốn tri thức văn hóa ấy? Hồ Chí Minh có một cuộc sống phong phú, sôi nổi. Người "đã tiếp xúc" với văn hóa nhiều nước phương Đông và phương Tây. Người "đã ghé lại" nhiều hải cảng, "đã thăm" các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người "đã sống dài ngày" Anh, Pháp. Lúc làmbồi, lúc cuốc tuyết, lúc làm nghề rửa ảnh... Chế Lan Viên cũng đã có lần viết:"Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể,Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mĩ, châu PhiNhững đất tự do, những trời nô lệNhững con đường cách mạng đang tìm đi”(Người đi tìm hình của nước)Người "nói và viết thạo" nhiều ngoại ngữ như Pháp, Anh, Hoa, Nga... Cuộc đời Người "đầy truân chuyên". Người "đãlàm nhiều nghề", và đạc biệt là "đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm". Hồ Chí Minh "đã tiếp thu" mọi cái hay cái đẹp của các nền văn hóa. và "đã nhào nặn" với cái gốc văn hóa dân tộc đã thấm sâu vào tâm hồn mình, máu thịt mình, nên đã trở thành "một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại". Cách lập luận chặt chẽ, cách nêu luận cứ xác đáng, lối diễn đạt tinh tế cùa Lê Anh Trà đã tạo nên sức thuyết phục lớn.Luận điểm thứ hai mà tác giả đưa ra là lối sống rất bình dị, rất phương Đông, rất Việt Nam của Hồ Chí Minh. Lê Anh Trà đã sử dụng ba luận cứ (nơi ở, trang phục, cách ănmặc) để giải thích và chứng minh cho luận điểm này. Cái "cung điện" của vị Chủ tịch nước là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao. Chỉ vẻn vẹn có vài phòngđể "tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ"’, đồ đạc "rất mộc mạc, đơn sơ". Trang phục của Người "hết sức giản dị" với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp "thô sơ như cùa các chiến sĩ Trường Sơn". Cách ăn uống của Hồ Chí Minh "rất đạm bạc": cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa..., đó là "những món ăn dân tộc không chút cầu kì". Những luận cứ mà người viết nêu ra không có gì mới. Nhiều người đã nói, đã viết, nhiều hồi kí đã kể lại mà ta đã biết. Nhưng Lê Anh Trà đã viết một cách giản dị, thân mật, trân trọng và ngợi ca.Phần còn lại, tác giả đã bình luận phong cách Hồ Chí Minh. So sánh với cuộc sống của một vị lãnh tụ, một vị tổng thống, một vị vua hiền..., rồi ồng ngạc nhiên khẳng định Hồ Chí Minh đã sống đến mức giản dị và tiết chế nhưvậy". Lê Anh Trà "bất giác nghĩ đến", liên tưởng đến Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm, trích dẫn hai câu thơ của Trạng Trình: Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao" để đi tới ca ngợi nếp sống giản dị và thanh đạm của Hồ Chí Minh, của các vị danh nho không phải là "tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời", mà là "lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc, thanh cao cho tâm hồn và thể xác".Tóm lại, Lê Anh Trà đã lập luận một cách chặt chẽ, nêu lênnhững luận cứ xác thực, chọn lọc, trình bày khúc chiết vớitất cả tấm lòng ngưỡng mộ, ngợi ca Nhà văn hóa lớn, nhàđạo đức lớn, nhà cách mạng lớn, nhà chính trị lớn đã quyện chặt với nhau trong con người Hồ Chí Minh, một con người rất giản dị, một con người Việt Nam gần gũi vớimọi người".Đọc bài viết của Lê Anh Trà, chúng ta học tập được bao điều tốt đẹp về phong cách Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.Trên đây chỉ là phần trích dẫn 10 trang đầu của tài liệu và có thế hiển thị lỗi font, bạn muốn xem đầyđủ tài liệu gốc thì ấn vào nút Tải về phía dưới.