Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

NGOẠI KHÓA EM YÊU KHOA HỌC

f60f0fc7fa5fbddd003d46b9a0810b4e
Gửi bởi: thanhdatlocnga 29 tháng 8 2016 lúc 23:42:13 | Được cập nhật: 0 giây trước Kiểu file: DOC | Lượt xem: 930 | Lượt Download: 8 | File size: 0 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

THÍ NGHIỆM HÓA HỌC VUI Thí nghiệm 1: DÒNG CHỮ BÍ MẬT (Linh). Dùng dung dịch phenolphtalein không màu làm mực viết lên giấy trắng, khi khô vẫn giữ nguyên màu trắng như các bạn đã quan sát thấy tờ giấy dán trên bảng lúc ban đầu. Sau đó dùng bông tẩm dung dịch natri hiđroxit quét lên tờ giấy đã viết chữ bằng mực phenol sẽxuất hiện những nét chữ màu đỏ. Vậy tại sao lại có điều kì diệu đó các bạn có biết không?Giải thích: Sở dĩ có hiện tượng đó là do natri hiđroxit là bazơ (kiềm) đã làm dung dịch phenol phtalein không màu chuyển thành màu đỏ. Ngoài ra cũng có thể dùng chất hóa học khác nhau để viết lên giấy trắng, sau đó lấy một loại hóa chất khác làm hiện màu các nét chữ hoặc nét vẽ lên. Nếu thực sự yêu thích môn hóa học thì các bạn sẽ tự khám phá, tìm hiểu thêm nhé.Thí nghiệm 2: DÙNG NƯỚC TẠO RA LỬA (Linh). Lấy cát vào một chậu thủy tinh, bới cát tạo thành một lỗ hõm nhỏ. Lấy một miếng giấy lọc gấp hình phễu đặt vào lỗ hõm đó, cho một miếng bông tẩm benzen vào tờ giấy lọc đó và cắt một mẩu natri nhỏ bỏ tiếp vào đó. Dùng pipét nhỏ vài giọt nước vào mẩu natri trên giấy lọc, từ ngọn cát bốc lên ngọn lửa có khói.Giải thích: Do natri đã phản ứng với nước, khí hiđro thoát ra mạnh và tự bốc cháy, bông tẩm benzen cháy tạo ra khói.Thí nghiệm 3: TÁI HIỆN TRẬN CHIẾN TRÊN SÔNG BẠCH ĐẰNG (Linh).Cho nước có pha phenol phtalein vào chậu thủy tinh, cho một chiếc thuyền giấy nhỏ đã có sẵn mẩu natri trong đó Thuyền tự bốc cháy, nước trong chậu chuyển sang màu đỏ.Giải thích: Do natri đã phản ứng với nước tạo thành dung dịch kiềm làm dung dịch phenol không màu chuyển sang màu đỏ, khí hiđro thoát ra mạnh và tự bốc cháy.Thí nghiệm 4: ĐỐT LỬA KHÔNG CẦN DIÊM (QUẸT) (Trường) Trộn thuốc tím với H2 SO4 đặc vào chén sứ dùng đũa thủy tinh lấy hỗn hợp này gạt trên tim đèn cồn tim đèn sẽ bùng cháy. Các bạn có biết tại sao lại có hiện tượng này không?Giải thích: Tim đèn cồn bùng cháy là do tim đèn cồn có cồn (tức rượu etylic). Dung dịch H2 SO4 đậm đặc tác dụng với KMnO4 đã tạo ra MnO2 O2 và oxi nguyên tử nên hỗn hợp KMnO4và H2 SO4 đậm đặc có tính oxi hóa rất mạnh. Rượu etylic, ete và nhiều chất hữu cơ khác bùng cháy khi tiếp xúc với hỗn hợp này. Chính vì vậy mà trong phòng thí nghiệm người ta không xếp những chất này bên cạnh nhau. Thí nghiệm 5: ĐỒNG HỒ NƯỚC (Linh). Cho một ít tinh thể thuốc tím vào bình cầu đã có nước, sau đó thêm một ít tinh thể Natri hiđroxit (NaOH) vào, tiếp đến cho vào thêm vào đó một ít tinh thể đường saccarozơ. Lắc đều màu của dung dịch sẽ chuyển dần từ màu hồng tím màu nâu sậm màu xanh lá cây màunâu nhạt.Thí nghiệm 6: ĐỐT CHÁY KHĂN TAY (Linh). Nhúng một khăn tay mỏng vào nước cho thấm đều rồi vắt khô. Cầm hai góc khăn đối diện căngra. Nhúng hai góc khăn còn lại vào cốc đựng cồn, sau đó cầm căng khăn ra và đưa hai góc khăn vào đèn cồn châm lửa đốt. Khăn bị cháy bùng lên. Hai tay vẫn cầm căng khăn ra, lửa sẽ không cháy vào tay. Sau khi lửa tắt, khăn vẫn còn nguyên vẹn. Giải thích: Do cồn dễ bay hơi, khi khăn tay cháy cồn sẽ bay hơi nhanh. Cồn bay hơi hết ngọn lửa sẽ tắt. Nhiệt độ do cồn cháy tạo ra chưa đủ để làm nước khăn bay hơi hết. Do đó khăn tay không thể cháy được.Thí nghiệm 7: CÀNG THÊM NƯỚC MÀU CÀNG ĐẬM (Linh). Cho ml dung dịch phenol phtalein vào cốc thủy tinh, thêm vào 2ml dung dịch C2 H5 OH và vàigiọt dung dịch amoniac (NH3 ). Sau đó ta thêm nước từ từ vào hỗn hợp dung dịch này. cÀNG ĐỔ NHIỀU NƯỚC THÌ MÀU CÀNG ĐẬM.Thí nghiệm 8: ĐỐT CHÁY NƯỚC ĐÁ (Linh).Cho vào chén sứ một vài mẩu canxi cacbua (CaC2 đã đập nhỏ, thêm vào đó vài viên nước đá lạnh nhỏ rồi châm lửa đốt Nước đá cháy.Giải thích: Do canxi cacbua (CaC2 đã phản ứng với nước tạo thành khí axetilen vìa vậy châm lửa vào thì khí axetilen đã bốc cháy. Như vậy phần biểu diễn một số thí nghiệm hóa học vui của chúng em đã kết thúc. Chúng em xin kính chúc quý thầy cô giáo cùng toàn thế các bạn học sinh sức khỏe Chúc buối ngoại khóa của chúng ta hôm nay thành công tốt đẹpTHÍ NGHIỆM HÓA HỌC VUI Thí nghiệm 1: SỰ CHÁY TRONG LÒNG CHẤT LỎNG Cho vào ống nghiệm sạch ml cồn rồi rót nhẹ vào thành ống nghiệm 3ml H2 SO4 đặc. Rắc từ từnhững hạt thuốc tím vào hỗn hợp. Khi phản ứng ngừn lại rắc thêm các hạt thuốc tím vào phản ứng lại tiếp tục xảy ra. Thí nghiệm 2: ĐỐT LỬA KHÔNG CẦN DIÊM (QUẸT) Trộn thuốc tím với H2 SO4 đặc vào chén sứ dùng đũa thủy tinh lấy hỗn hợp này gạt trên tim đèn cồn tim đèn sẽ bùng cháy. Thí nghiệm 3: KHÔNG CÓ LỬA MÀ VẪN CÓ KHÓI Lấy bông tẩm dung dịch NH4 OH đặt vào đế sứ hoặc chén sứ, gắp bông tẩm dung dịch (HCl đậm đặc đã pha thêm nước với tỉ lệ thể tích HCl đậm đặc với thể tích nước) đặt vào miếng bông tẩm NH4 OH “Khói” (sương mù). Thí nghiệm 4: CHIẾN THẮNG TRÊN SÔNG BẠCH ĐẰNG.Cho nước có pha phenolptalei vào chậu thủy tinh. cho một vài chiếc thuyền giấy nhỏ đã có sẵn mẩu Na trong đó Thuyền tự bốc cháy, nước trong chậu chuyển sang màu đỏ. Thí nghiệm 5: ẢO THUẬT BIẾN ĐỔI MÀU SẮC. Lấy ống nghiệm mỗi ống đựng trong dung dịch sau: CuSO4 loãng, phenol loãng, rượu dâm bụt (rượu đã ngâm hoa dâm bụt) có pha axit rất loãng. Lấy cốc nhỏ đựng dung dịch NH4 OH rồi cho mọi người quan sát màu sắc của dung dịch. Rótdung dịch NH4 OH lần lượt theo thự tự các dung dịch trên. Ống 1: Dung dịch màu xanh lơ nhạt màu xanh lam đậm. Ống 2: Dung dịch không màu màu hồng tươi. Ống 3: Dung dịch màu hồng nhạt màu xanh lá cây. Cho dung dịch HCl vào dung dịch trên thì các màu trở lại như ban đầu.Thí nghiệm 6: DÒNG CHỮ DIỆU KÌ. Lấy tờ giấy A3 quét lên một lớp phenol phơi khô, dùng cọ chấm vào dung dịch NaOH viết chữ hoặc vẽ lên tờ giấy đó, bức tranh hoặc dòng chữ màu hồng tươi xuất hiện. Thí nghiệm 7: TRỨNG CHUI VÀO BÌNH THỦY TINH. Thu đầy khí NH3 vào bình cầu, bịt kín miệng bình cầu bằng lòng bàn tay. Đặt bình cầu đứng trên bàn rồi đổ nhanh vào bình cầu khoảng 10 20 ml nước. Đặt nhanh đầu nhọn của quả trứng luộc đã bóc vỏ vào miệng bình cầu (quả trứng đã nhúng vào dung dịch phenol loãng). Để miệngbình cầu hơi chúc xuống không để nước đổ ra ngoài. Đun nhẹ cho dung dịch trong bình cầu sôi lên. Trứng từ từ ra miệng và chui ra khỏi bình cầu.CÁC THÍ NGHIỆM CHO CÁC ĐỘI THI(Vòng 3) Thí nghệm 1: Nhôm phản ứng với khí oxi (Trường làm thí nghiệm Linh nêu cách tiến hành thí nghiệm).- Cách tiến hành: Rắc một ít bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn. Thí nghệm 2: Phản ứng oxi hóa glucozơ (Trường làm thí nghiệm Linh nêu cách tiến hành thí nghiệm).- Cách tiến hành: Nhỏ vài giọt dung dịch bạc nitrat (AgNO3 vào ống nghiệm đựng dung dịch amoniac, lắc nhẹ. Thêm tiếp dung dịch glucozơ vào, sau đó đặt ống nghiệm vào trong cốc nước nóng.Thí nghệm 3: Điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm (Linh làm thí nghiệm Trường nêucách tiến hành thí nghiệm).- Cách tiến hành: Cho vài hạt kẽm (Zn) viên vào ống nghiệm có nhánh và thêm ml dung dịch axit clohiđric (HCl) vào. Thí nghệm 4: Phản ứng của natri với nước (Linh làm thí nghiệm Trường nêu cách tiến hành thí nghiệm).- Cách tiến hành: Cho một mẩu natri kim loại (Na) nhỏ bằng hạt đậu xanh vào cốc nước.CÁC THÍ NGHIỆM CHO CÁC ĐỘI THI(Vòng 3) Thí nghệm 1: Nhôm phản ứng với khí oxi (Trường làm thí nghiệm Linh nêu cách tiến hành thí nghiệm).- Cách tiến hành: Rắc một ít bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn. Thí nghệm 2: Phản ứng oxi hóa glucozơ (Trường làm thí nghiệm Linh nêu cách tiến hành thí nghiệm).- Cách tiến hành: Nhỏ vài giọt dung dịch bạc nitrat (AgNO3 vào ống nghiệm đựng dung dịch amoniac, lắc nhẹ. Thêm tiếp dung dịch glucozơ vào, sau đó đặt ống nghiệm vào trong cốc nước nóng.Thí nghệm 3: Điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm (Linh làm thí nghiệm Trường nêucách tiến hành thí nghiệm).- Cách tiến hành: Cho vài hạt kẽm (Zn) viên vào ống nghiệm có nhánh và thêm ml dung dịch axit clohiđric (HCl) vào. Thí nghệm 4: Phản ứng của natri với nước (Linh làm thí nghiệm Trường nêu cách tiến hành thí nghiệm).- Cách tiến hành: Cho một mẩu natri kim loại (Na) nhỏ bằng hạt đậu xanh vào cốc nước.CÁC THÍ NGHIỆM CHO CÁC NHÓM Thí nghệm 1: Nhôm phản ứng với khí oxi.- Cách tiến hành: Rắc một ít bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn. Hiện tượng: Nhôm cháy sáng tạo thành chất rắn màu trắng.- Giải thích: Nhôm cháy trong oxi tạo thành Al2 O3 .- Phương trình hóa học 04Al 3O2 2Al2 O3- Giải thích tại sao nhôm nóng chảy nhiệt độ thấp (660 0C) nhưng nhôm vẫn được sử dụng làm dụng cụ nấu ăn trong gia đình?- Có nên dùng xô, chậu nhôm để đựng vôi, nước vôi tôi, vữa xây dựng hoặc dùng xô, chậu nhôm để ngâm quần áo với xà phòng không? Tại sao?Thí nghệm 2: Phản ứng oxi hóa glucozơ.- Cách tiến hành: Nhỏ vài giọt dung dịch bạc nitrat (AgNO3 vào ống nghiệm đựng dung dịch amoniac, lắc nhẹ. Thêm tiếp dung dịch glucozơ vào, sau đó đặt ống nghiệm vào trong cốc nước nóng.- Hiện tượng: Có chất màu sáng bạc bám lên thành ống nghiệm.- Giải thích: Do đã có phản ứng hóa học xảy ra.- Phương trình hóa học: NH3 0C6 H12 O6 Ag2 C6 H12 O7 2Ag Quan sát thí nghiệm Nêu tên thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích, viết phương trình hóa học của phản ứng.- Phản ứng này có tên gọi là gì? Tại sao nó có tên gọi đó? Glucozơ có đâu? Hãy cho biết lượng đường glucozơ trong máu ổn định bằng bao nhiêu phần trăm? Tại sao lượng đường glucozơ trong máu luôn luôn được ổn định? Thí nghệm 3: Điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm.- Cách tiến hành: Cho vài hạt kẽm (Zn) viên vào ống nghiệm có nhánh và thêm ml dung dịch axit clohiđric (HCl) vào. Hiện tượng: Có các bọt khí xuất hiện trên bề mặt mảnh kẽm rồi thoát ra khỏi chất lỏng, mảnh kẽm tan dần.- Giải thích: Do đã có phản ứng hóa học xảy ra.- Phương trình hóa học: Zn 2HCl ZnCl2 H2 ↑- Quan sát thí nghiệm Nêu tên thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích, viết phương trình hóa học của phản ứng.- Phản ứng này thuộc loại phản ứng nào đã học? Nêu đặc điểm của loại phản ứng đó. Khí hiđro có những ứng dụng gì? Tại sao người ta lại bơm khí hiđro vào khinh khí cầu, bóng thám không? Hãy nêu cách thu khí hiđro.Thí nghệm 4: Phản ứng của natri với nước.- Cách tiến hành: Cho một mẩu natri kim loại (Na) nhỏ bằng hạt đậu xanh vào cốc nước.- Hiện tượng: Na phản ứng với nước, nóng chảy thành giọt tròn có màu trắng chuyển động nhanh trên mặt nước. Mẩu Na tan dần cho đến hết, có khí H2 thoát ra, phản ứng tỏa nhiều nhiệt.- Giải thích: Do đã có phản ứng hóa học xảy ra.- Phương trình hóa học: 2Na 2H2 2NaOH H2 ↑- Quan sát thí nghiệm Nêu tên thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích, viết phương trình hóa học của phản ứng.- Phản ứng này thuộc loại phản ứng nào đã học? Nêu đặc điểm của loại phản ứng đó. Natri hiđroxit có những ứng dụng gì? Trong công nghiệp người ta điều chế natri hiđroxit bằng cách nào? Viết phương trình hóa học của phản ứng.(Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thếnguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.)CÁC THÍ NGHIỆM CHO CÁC NHÓM Thí nghệm 1: Nhôm phản ứng với khí oxi.- Quan sát thí nghiệm Nêu tên thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích, viết phương trình hóa học của phản ứng.- Giải thích tại sao nhôm nóng chảy nhiệt độ thấp (660 0C) nhưng nhôm vẫn được sử dụng làmdụng cụ nấu ăn trong gia đình?- Có nên dùng xô, chậu nhôm để đựng vôi, nước vôi tôi, vữa xây dựng hoặc dùng xô, chậu nhôm để ngâm quần áo với xà phòng không? Tại sao?Thí nghệm 2: Tác dụng của bazơ với muối, với axit.- Quan sát thí nghiệm Nêu tên thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích, viết phương trình hóa học của phản ứng.- Các phản ứng này thuộc loại phản ứng nào đã học? Để loại phản ứng này xảy ra cần điều kiện gì?Thí nghệm 3: Phản ứng oxi hóa glucozơ.- Quan sát thí nghiệm Nêu tên thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích, viết phương trình hóa học của phản ứng.- Phản ứng này có tên gọi là gì? Tại sao nó có tên gọi đó? Glucozơ có đâu? Hãy cho biết lượng đường glucozơ trong máu ổn định bằng bao nhiêu phần trăm? Tại sao lượng đường glucozơ trong máu luôn luôn được ổn định? Thí nghệm 4: Điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm.- Quan sát thí nghiệm Nêu tên thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích, viết phương trình hóa học của phản ứng.- Phản ứng này thuộc loại phản ứng nào đã học? Nêu đặc điểm của loại phản ứng đó. Khí hiđro có những ứng dụng gì? Tại sao người ta lại bơm khí hiđro vào khinh khí cầu, bóng thám không?Hãy nêu cách thu khí hiđro.Thí nghệm 5: Phản ứng của natri với nước.- Quan sát thí nghiệm Nêu tên thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích, viết phương trình hóa học của phản ứng.- Phản ứng này thuộc loại phản ứng nào đã học? Nêu đặc điểm của loại phản ứng đó. Natri hiđroxit có những ứng dụng gì? Trong công nghiệp người ta điều chế natri hiđroxit bằng cách nào? Viết phương trình hóa học của phản ứng.PHẦN THI GIỚI THIỆU VỀ ĐỘI (Tếp theo) Quyên: Như vậy, nhà bác học hóa học Menđêlêép vĩ đại người Nga đã tìm ra nguyên tố Êka nhôm (Gali), Êka bo(Scanđi), Êka silic (Giecmani). Ba chiến công lừng lẫy của định luật tuần hoàn làm cho các nhà khoa học toàn thế giới xúc động. Nhiều viện Hàn lâm, nhiều trường đại học nổi tiếng bầu ông làm Viện sĩ, tặng ông học vị giáo sư, mời ông đến báo cáo, giảng bài ... Năm 1890 ông dời trường Đại học qua Mỹ nghiên cứu công nghiệp dầu mỏ, sau đó ông trở về tham gia việc hoàn thiện công nghiệp chế biến dầu mỏ của nước Nga. Nghiên cứu việc khai thác mỏ than Đônhét, ông là người đầu tiên đề ra phương pháp mới mẻ. táo bạo: Khí hóa than từ trong lòng đất. Từ sáng đến đêm khuya, ông vẫn miệt mài trong phòng thí nghiệm, ông thường nói: “Khoa họcvà công nghiệp đó là mơ ước của tôi”. Ngoài ra, cuốn “HÓA HỌC HỮU CƠ” của ông được Viện Hàn lâm trao giải Đêmiđốp hạng nhất. Ông xây dựng thuyết thuyết hóa học về dung dịch, nghiên cứu phương trình trạng thái khí (phương trình Claperôn Menđêlêép), ông quan tâm đến các hiện tượng xảy ra trên các tầng khíquyển...TIỂU PHẨM KẾT THÚC BUỔI NGOẠI KHÓATên tiểu phẩm: HÓA HỌC VÀ TOÁN HỌC Trên đường đi học về và tranh luận:A. Bạn yêu thích môn học nào nhất?B Mình thích nhất là môn HÓA HỌC.A Còn mình thì thích môn TOÁN HỌC nhất. Vì môn toán mới có các định luật, còn bạn thích môn hóa học thì sau này bạn cũng chẳng làm được việc gì đâu mà bạn cũng chỉ là người phục vụ cho toán học mà thôi. Mình không hiểu tại sao mà bạn lại thích môn học đó được nhỉ?! Bạn nghĩ như thế là không đúng rồi.A Tại sao lại không đúng?B Vì mình thấy môn hóa học cũng có nhiều điều rất thú vị.A. Thú vị ư? Bạn thử lấy ví dụ cho mình nghe xem nào.B. Mình hỏi bạn nhé: một cộng với hai bằng mấy?A Trời ạ! Bạn học lớp mấy rồi vậy, có thế mà cũng phải hỏi, thật là một câu hỏi ngớ ngẩn. (Rồi quay xuống phía khán giả) hỏi:- Các bạn thấy bạn này (A chỉ tay vào hỏi có ngớ ngẩn không, một câu hỏi mà học sinh mầm non cũng trả lời được mà cũng phải hỏi. Xin các bạn hãy trả lời cho bạn này (A chỉ tay vào với một cộng với hai bằng mấy nhỉ? ”- Bằng ba... Bằng ba.B. Thế mà hóa học của mình thì lại có trường hợp khác đó.A. Làm sao mà khác được! Tất cả mọi người đây ai cũng biết một cộng với hai bằng ba .B Nhưng hóa học thì có trường hợp một cộng với hai không bằng ba .A. Làm gì có chuyện đó, bạn chỉ nói xạo thôi.B. Vậy thì để mình nói cho bạn nghe nhé.A Ừ, thế bạn nói cho mình và tất cả mọi người có mặt trong buổi ngoai khóa này cùng nghe xem nào.B. Bây giờ mình cho một thể tích khí oxi tác dụng với hai thể tích khí hiđro thì thu được hai thể tích nước trạng thái hơi (Bvừa nói vừa viết và cân bằng phương trình hóa học) 0O2 2H2 2H2 1V 2V 2V- Bạn đã thấy chưa? Nếu HÓA HỌC đã muốn thì TOÁN HỌC cũng phải chào thua. Một cộng với hai, bất chấp toán học cũng vẫn chỉ là hai thôi đấy.A. các bạn ơi! Bây giờ nghe bạn này nói (A chỉ tay vào B) MÌNH MỚI NHỚ RA, phản ứng này mình cũng đã được học rồi, nhưng vì coi thường môn học này mà mình đã không học đến nơi đến chốn cho nên ... Qua đây mình mới nhận thấy rằng: Là học sinh muốn học tốt thì trước hết chúng mình cần phải yêu thích tất cả các môn học có như vậy chúng ta mới học tập các mônvới tất cả sự hứng thú, say mê thì mới đạt được kết quả cao trong học tập được. Mình nói như thế có đúng không các bạn?B Bạn nói rất đúng. Bây giờ sắp đến kì thi rồi chúng ta không thể xem thường môn học nào hếtmà cần phải yêu thích, say mê tất cả các môn học để chúng ta cùng hái được những trái chín ngọt ngào các bạn nhé.A và B: Chúc các bạn luôn có lòng yêu thích, say mê học tập để đạt kết quả cao nhất trong kì thi này! Chúng em xin kính chúc quý thầy cô giáo sức khỏe, thành đạt. Chúc buổi ngoại khóa của chúng ta thành công tốt đẹp!Trên đây chỉ là phần trích dẫn 10 trang đầu của tài liệu và có thế hiển thị lỗi font, bạn muốn xem đầyđủ tài liệu gốc thì ấn vào nút Tải về phía dưới.