Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2015 Cụm chuyên môn 11, Quảng Nam

a2c7c0bece7d259c9f890d0f8196ec4b
Gửi bởi: administrator 13 tháng 2 2016 lúc 20:55:51 | Được cập nhật: 0 giây trước Kiểu file: DOC | Lượt xem: 608 | Lượt Download: 5 | File size: 0 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GD VÀ ĐT QUẢNG NAM CỤM CHUYÊN MÔN 11 ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 180 phút; Không kể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh:…………………………………………………………lớp:…………… SBD:…………………………….Phòng thi………………………………………… Câu 1: Trình bày hoàn cảnh lịch sử và những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2/1945)? Những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta có tác dụng như thế nào trong quan hệ quốc tế? (3 điểm) Câu 2: Hãy so sánh chủ trương, sách lược cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương giữa thời kì 1930 – 1931 với thời kì 1936-1939? (2 điểm) Câu 3: Vì sao Đảng và Chính phủ quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 19/12/1946? Phân tích nội dung của Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp? (3 điểm) Câu 4: Bằng những sự kiện lịch sử tiêu biểu, em hãy chứng minh tinh thần đoàn kết chiến đấu giữa hai dân tộc Việt Nam và Lào trong thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ (1945 - 1975).

(2 điểm) ============= HẾT ============ HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ THPT QUỐC GIA (LẦN 2) MÔN: LỊCH SỬ.

Thời gian: 180 phút Câu Câu 1: (3 điểm) Câu 2: (2 điểm) Nội dung kiến thức cần đạt được Trình bày hoàn cảnh lịch sử và những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2/1945) * Hoàn cảnh lịch sử: - Đầu năm 1945, vấn đề quan trọng và cấp bách được đặt ra: Nhanh chóng đánh bại phát xít.

Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

Phân chia thành quả chiến thắng trận - Trong bối cảnh đó, từ ngày 4 đến 11-2-1945, lãnh đạo 3 nước Mỹ (Ru-dơven), Anh (Sớc-sin), Liên Xô (Xtalin) họp hội nghị quốc tế ở I-an-ta … * Những quyết đing quan trọng của hội nghị: - Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.

Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật .

- Thành lập tổ chức Liên Hiệp Quốc.

- Thỏa thuận việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và Á.

* Tác dụng: Những quyết định của hội nghị I-an-ta cùng những thỏa thuận sau đó của 3 cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới: "Trật tự hai cực Ian-ta".

Hãy so sánh chủ trương, sách lược cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương giữa thời kì 1930 – 1931 với thời kì 1936 - 1939? - Về đối tượng cách mạng: Điểm 0.75 0.5 1,0 0.75 0.5 + Phong trào cách mạng 1930-1931 nhằm vào kẻ thù chính là đế quốc Pháp và phong kiến tay sai + Phong trào cách mạng 1936-1939 nhằm vào kẻ thù chính là đế quốc phat xít, bọn phản động thuộc địa Pháp và tay sai của chúng.

- Nhiệm vụ: 0.5 + Phong trào cách mạng 1930-1931: Chống ĐQ đòi tự do dân chủ, đòi cải thiện đời sống, chống khủng bố trắng, đòi thả tù chính trị + Phong trào cách mạng 1936-1939: Chống Phát-xít, chống nguy cơ chiến tranh, chống phản động thuộc địa, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình.

0.5 - Lực lượng tham gia + Phong trào cách mạng 1930-1931: Công nhân, nông dân.

+ Phong trào cách mạng 1936-1939: Các giai cấp, các tầng lớp (công nhân, nông dân, trí thức, dân nghèo thành thị) được tập hợp trong Mặt trận Dân chủ Đông Dương - Hình thức, phương pháp đấu tranh + Phong trào cách mạng 1930-1931: Bãi công, biểu tình, biểu tình có vũ trang.

Phương pháp đấu tranh là bí mật, bất hợp pháp.

+ Phong trào cách mạng 1936-1939: Đấu tranh chính trị, hình thức hợp pháp, công khai, bán công khai, bán hợp pháp kết hợp bí mật bất hợp pháp.