Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 năm học 2015 - 2016 trường THCS Mỹ Hưng, Hà Nội

7644264f34bc334d07d28bb6f05ac0d4
Gửi bởi: Big School 15 tháng 9 2016 lúc 23:00:20 | Được cập nhật: 0 giây trước Kiểu file: DOC | Lượt xem: 2307 | Lượt Download: 13 | File size: 0 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Doc24.vnPHÒNG GD&ĐT THANNH OAITRƯỜNG THCS MỸ HƯNG ĐỀ THI CHỌN HOC SINH GIỎI LỚP NĂM HỌC 2015 -2016MÔN: Lịch sử Thời gian làm bài: 150 phút A. LỊCH SỬ VIỆT NAM (12 ĐIỂM)Câu (4 điểm).Tại sao nói phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX thực chất là một phong trào yêunước của nhân dân chống Pháp giành độc lập cho đất nước?Câu (4 điểm)Hãy phân tích bối cảnh lịch sử của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX? So vớiphong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX có điểmgì mới?Câu (4 điểm)Trình bày những nét chính về phong trào Đông Du? Vì sao Phan Bội Châu lại chủtrương bạo động vũ trang để giành độc lập và muốn dựa vào Nhật Bản?Bài học họcrút ra từ phong trào Đông du là gì?B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (8 ĐIỂM)Câu (4 điểm)Vì sao nói Cu-Ba là “hòn đảo anh hùng”? Cơ sở nào xây đắp nên tình hữu nghị ViệtNam CuBa ?Câu (4 điểm)Trình bày những biến đổi của Đông Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đếnnay? Trong những biến đổi đó, biến đổi nào là quan trong nhất? Tại sao?—————- Hết ——————Doc24.vnHƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN LỚP 9MÔN: LỊCH SỬCâu (4 điểm)– Nó là sự tiếp tục cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dânta, không phải từ khi bắt đầu có chiếu Cần Vương (7/1885) mà đã được chuẩn bịngay sau khi triều đình Huế kí Hiệp ước Quý Mùi(1883). Đáp lại việc kí hiệp ướcđầu hàng, phong trào kháng chiến của nhân dân bùng nổ khắp nơi. Sự phân hóatrong giới quan lại của triều đình đã dẫn đến cuộc tấn công quân Pháp kinh thànhHuế và ngay sau đó, khi có chiếu Cần Vương, phong trào hưởng ứng chủ trươngCần Vương cứu nước diễn ra sôi nổi từ 1885 896.– Mục đích của phong trào là đánh đuổi quân xâm lược Pháp để khôi phục nhànước phong kiến đã sụp đổ (trung quân ái quốc), nhưng mục đích lớn nhất trướchết là đánh giặc cứu nước, đó là yêu cầu chung của cả dân tộc.– Chính mục đích này chi phối nên sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, từ 1888 1896không cò sự chỉ đạo của triều đình, phong trào vẫn tiếp tục phát triển quyết liệt, quytụ tại một số trung tâm lớn như các cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, Ba Đình và đặc biết làcuộc khởi nghĩa Hương Khê.– Lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa không phải là các võ quan triều đình như trong thờikì đầu chống Pháp mà chủ yếu là các văn thân sĩ phu yêu nước có chung một nỗiđau mất nước với quần chúng lao động nên đã tự nguyện đứng về phía nhân dânchống Pháp xâm lược.– Lực lượng tham gia kháng chiến chủ yếu là các văn thân, sĩ phu, nông dânyêu nước.Câu (4 điểm)Doc24.vna. Bối cảnh lịch sử (2.5 điểm):– Phong trào yêu nước chống Pháp do giai cấp phong kiến lãnh đạo đã thất bạihoàn toàn, đầu thế kỉ XX cần có một xu hướng đấu tranh mới….– Sự tác động của bối cảnh quốc tế (Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc…) đã ảnh hưởngtới tư tưởng các nho sĩ yêu nước làm chuyển biến lập trường của họ theo xu hướngdân chủ tư sản hóa….– Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp làm cho xã hội Việt Namphân hóa giai cấp, từ đó dẫn tới nhiều xu hướng cách mạng mới…b. Điểm mới (1.5 điểm)– Mặc dù các phong trào vẫn do các nho sĩ yêu nước tiến bộ lãnh đạo, nhưng họ đãđoạn tuyệt con đường đấu tranh của giai cấp phong kiến cũ mà chủ trương đấutranh theo xu hướng mới dân chủ tư sản.– Phong trào đấu tranh không chỉ bó hẹp, đơn điệu hình thức đấu tranh vũ trangnhư trước nữa mà nó hết sức phong phú: Vũ trung bạo động (Đông Du), cải cách(Duy Tân), mở trường dạy học (Đông Kinh Nghĩa Thục…Câu (4 điểm)a. Nét chính của phong trào Đông Du: (2đ)– Năm 1904, các nhà yêu nước lập ra Hội Duy Tân do Phan Bội Châu đứng đầu.Mục đích của Hội là lập ra một nước Việt Nam độc lập.– Đầu năm 1905, Phan Phội Châu sang Nhật Bản nhờ giúp khí giới, tiền bạc đểđánh Pháp. Người Nhật Bản chỉ hứa đào tạo cán bộ cho cuộc bạo động vũ trang saunày. Tiếp đó, Hội Duy tân phát động thành viên tham gia phong trào Đông Du. Lúcđầu, phong trào Đông du hoạt động rất thuận lợi, số học sinh sang Nhật Bản có lúclên tới 200 người.Doc24.vn– Đến đầu tháng 9/1908, thực dân Pháp câu kết với Nhật. Pháp cho Nhật vào buônbán Việt Nam, còn Nhật không cho các nhà yêu nước Việt Nam trú ngụ, nên nhàcầm quyền Nhật trục xuất những người yêu nước Việt Nam.– Tháng 3/1909, Phan Bội Châu buộc phảo rời Nhật Bản. Đến đây, Phan Bội Châurút ra bài học: “Đã là phường đế quốc dù da trắng hay da vàng thì chúng đều là mộtlũ cướp nước như nhau”.-> Phong trào Đông Du tan rã, Hội Duy tân ngừng hoạt động.b. Phan Bội Châu chủ trương bạo động vũ trang và dựa vào Nhật để giành độclập vì: (1đ)– Phan Bội Châu cho rằng độc lập dân tộc là nhiệm vụ cần làm trước để đi tới phúcường. Muốn giành được độc lập thì chỉ có con đường bạo động vũ trang (vì truyềnthống của dân tộc ta trong việc đấu tranh giành lại và bảo vệ độc lập dân tộc cũnglà đấu tranh vũ trang, các cuộc khởi nghĩa…) nên ông chủ trương lập ra Hội Duytân với mục đích là lập ra một nước Việt Nam độc lập bằng việc chuẩn bị lựclương, tuyên truyền yêu nước, liên kết quốc tế chống chủ nghĩa đế quốc.– Phan Bội Châu muốn dựa vào Nhật Bản để giành độc lập vì ông cho rằng: NhậtBản cùng màu da, cùng văn hóa (đồng văn, đồng chủng), lại đi theo con đường tưbản châu Âu đã giàu mạnh lên, đánh thắng đế quốc Nga và thoát khỏi đế quốc xâmlược nên có thể nhờ cậy được, nên ông quyết định xuất dương sang Nhật (1905)cầu viện.c. Bài học học rút ra từ phong trào Đông du (1đ)– Chủ trương bạo động là đúng, nhưng tư tưởng cầu viện là sai đưa hổ cửa trước,rước beo cửa sau” không thể dựa vào đế quốc để đánh đế quốc được.– Cần xây dựng thực lực trong nước, trên cơ sở đó mà tranh thủ hỗ trợ quốc tế chânchính.Doc24.vnCâu (4 điểm)a. Cu Ba là hòn đảo anh hùng vì: (3 đ)* Trong chiến đấu chống chế độ độc tài Ba-ti-xta (1953 1959):– 1953, được Mĩ giúp, Batixta đã thiết lạp chế độ độc tài quân sự, thi hành nhiềuchính sách phản động…-> nhân dân CuBa bền bỉ đáu tranh.– 26/7/1953, Phi đen lãnh đạo 135 thanh niên tấn công pháo đài Môn-ca-đa, mởđầu thời kì đấu tranh vũ trang– Mặc dù lực lượng chênh lệch, gặp nhiều khó khăn nguy hiểm, nhưng từ năm1956 1958, phong trào cách mạng lan rộng khắp cả nước và chuyển sang thếphản công.– Ngày 1/1/1959, chế độ độc tài Batixta bị lật đổ. Cách mạng giành thắng lợi, chấmdứt ách thống trị của chính quyền tay sai. CuBa là lá cờ đầu trong phong trào giảiphóng dân tộc Mĩ la tinh* Trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc (1959 nay)– Từ 1959 -1961, Cu Ba tiến hành cải cách dân chủ. Là nước đầu tiên Tây báncầu tuyên bố tiến lên chủ nghĩa xã hội (1961) giữa vòng vây của Mĩ.– Từ 1961 đến nay, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã họi đạt nhiều thành tựu…Mặc dù bị Mĩ bao vây cấm vận, chủ nghĩa xã hội Liên Xô và Đông Âu sụp đổnhưng Cu Ba vẫn kiên trì con đường chủ nghĩa xã hội.Như vậy, những thành tựu trong chiến đấu và trong xây dựng bảo vệ tổ quốc đãchứng minh rằng Cu Ba là “hòn đảo anh hùng”b. Cơ sở tình hữu nghị Việt Nam CuBa: (1đ)Doc24.vn– Trong thời kì đấu tranh giải phóng dân tộc có chung kẻ thù. Sau khi giành độclập; Cùng mục tiêu và lí tưởng xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. Cùng chung sựlãnh đạo cuả Đảng cộng sản.– Việt Nam và Cu Ba đã có nhiếu sự ủng hộ giúp đỡ nhau trong công cuộc chốngkẻ thù chung, Phi đen từng nói: “Vì Việt Nam, Cu Ba sẵn sàng hiến cả máu củamình”. Ngày nay, quan hệ hai nước ngày càng bền chặt, thắm thiết tình anh em…Câu (4 điểm)a. Những biến đổi của Đông Nam sau chiến tranh thế giới thứ hai đến naylà: (2,5đ)– Biến đổi thứ nhất: cho đến nay, các nước Đông Nam đều giành được độc lập.– Biến đổi thứ hai: từ khi giành được độc lập dân tộc các nước Đông Nam đều rasức xây dựng kinh tế xã hội và đạt được nhiều thành tích to lớn như Xin-ga-po,Thái Lan, Malaixia…Đặc biệt, Xin-ga-po trở thành “con rồng châu Á”, được xếpvào hàng các nước phát triển nhất thế giới.– Biến đổi thứ ba: Cho đến nay, các nước Đông Nam đều gia nhập Hiệp hội cácnước Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN. Đây là một tổ chức liên minh chính trị –kinh tế của khu vực Đông Nam nhằm mục tiêu xây dựng mối quan hệ hòa bình,hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực.b. Trong ba biến đổi tren, biến đổi thứ nhất là quan trọng nhất, bởi vì: (1,5đ)– Từ thân phận các nước thuộc địa, nửa thuộc địa, phụ thuộc trở thành những nướcđộc lập…– Nhờ có biến đổi đó, các nước Đông Nam mới có những điều kiện thuận lợi đểxây dựng và phát triển về kinh tế, xã hội cuả mình ngày càng phồn vinh.Trên đây chỉ là phần trích dẫn 10 trang đầu của tài liệu và có thế hiển thị lỗi font, bạn muốn xem đầyđủ tài liệu gốc thì ấn vào nút Tải về phía dưới.