Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bình luận về câu tục ngữ \\\"lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói chô vừa lòng nhau\\\"

65d454dfca43759cf9fb9cecd9f0a886
Gửi bởi: phamthuminh 10 tháng 5 2016 lúc 0:33:05 | Được cập nhật: 0 giây trước Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 578 | Lượt Download: 0 | File size: 0 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Bình luận về câu tục ngữ: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” Ngôn ngữ tiếng nói là công cụ để giao tiếp, để diễn đạt tư tưởng, tình cảm của con người.Ngôn ngữ cách ăn nói là thước đo tri thức, nhân cách của mỗi chúng ta. Vì thế, nhân dân ta luônluôn nhắc nhở nhau: "Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" "Lời nói chẳng mất tiền mua" vì nó là ngôn ngữ cộng đồng, là tài sản chung của cả dân tộc. HồChủ tịch có nói: 'Tiếng Việt là của quý lâu dời của nhân dân ta". Ngay từ lúc còn nằm trong bụng mẹđến lúc cất tiếng chào đời, rồi trưởng thành khôn lớn, tiếng mẹ đẻ luôn luôn gắn liền với tâm hồn vàcuộc sống của mỗi con người. Câu tục ngữ "Lời nói chẳng mất tiền mua" chứa đựng một lời khuyên,một sự nhắc nhở: phải biết trân trọng và có thức giữ gìn sự trong sáng của tiêng Việt. "Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" "Lựa lời" nghĩa là biết cân nhắc, chọn từ ngữ, tìm cáchdiễn đạt chính xác nhất, tế nhị nhất, phản ánh đúng tư tưởng tình cảm của mình lúc nói. Nói như thếnào "cho vừa lòng nhau", nhân dân ta muốn lưu đến tính hiệu quả trong giao tiếp, phải văn minh,lịch sự, hợp tình hợp lí và đúng lễ nghĩa, đạo lí. Tóm lại, câu tục ngữ nêu lên một kinh nghiệm quý báu về cách ứng xử, giao tiếp nhằm giáo dụcmọi người cách ăn nói văn minh lịch sự, không được thô lỗ, cục cằn. Bài học mà câu tục ngữ nêu lên là đúng đắn và sâu sắc cho tất cả mọi người. Tại sao phải "lựalời" lúc nói năng? Nói phải đúng: đúng sự vật, đúng hiện tượng, khách quan, đúng tư tưởng tình cảm nghĩ củamình, phải ăn nói đúng nơi, đúng lúc. Không được ăn nói tuỳ tiện, ăn nói thiếu suy nghĩ. Muốn nóiđúng phải "lựa lời” cân nhắc ngôn từ, lựa chọn cách diễn đạt sao cho tế nhị, dễ hiểu, cảm hóa lòngngười. Nói phải văn minh, lịch sự nên phải "lựa lời mủ nói". Ngôn ngữ phản ánh vốn sống, sự hiểu biết,trình độ học vấn của mỗi người. Kẻ dốt nát, thô lậu thường ăn nói thô lỗ, tục tằn. Ngôn ngữ là thướcđo đạo đức của mọi người. Ông bà ta quan niệm lời ăn tiếng nói luôn luôn gắn liền với lễ nghĩa, đạolí. Trong gia đình, ngoài xã hội, có kẻ trên người dưới, có người già người trẻ, có quan hệ thân, sơ..."kính thưa, dạ, vâng..." là những điều cần biết trong lúc nói năng, ứng xử. Giao tiếp phải biết "Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau", nghĩa là ăn nói văn minh, lịch sự, hợptình hợp lí, phải coi trọng tâm lí, tình cảm người đang đối thoại với mình. Tính hiệu quả lúc nói cầnđược đặc biệt quan tâm. An nói phải lễ phép, khiêm nhường và chín chắn. "Lựa lời mà nói cho vừalòng nhau" không có nghĩa là ăn nói mơn trớn, xu nịnh, giả dối để mua chuộc, lừa bịp người đối thoại.Kẻ ăn nói xu nịnh, giả dối là vô đạo đức, kém nhân cách, bị người đời kinh bỉ. Suy rộng câu tục ngữ trên, ta thấy rõ hơn bao giờ hết, nhân dân ta rất coi trọng lời ăn tiếng nói.Có biết bao câu ca dao, tục ngữ cho ta lời khuyên quý báu về cách ăn nói:- "Học ăn, học nói, học gói, học mở".- "Gọi dạ, bảo vâng"."Đất tốt trồng cây rườm rà, Những người thanh lịch nói ra dịu dàng". "Đất xấu trồng cây khẳng khiu, Những người thô tục nói điều phàm phu". Trong giao tiếp, chúng ta phải biết nói lời hay đẹp. Tuổi học trò phải biết ăn nói trung thực,khiêm tốn, lễ phép; không được đặt điều, nói năng giả dối, xảo trá; phải tránh cách nói hoa hòe hoasói, ngọt xớt, đãi bôi. Ai ai cũng nên nhớ: "Mật ngọt chết ruồi". Nói với ai? Nói điều gì? Nói để làm gì? Nói như thế nào? Đó là những câu hỏi mà con ngườikhôn ngoan, chín chắn luôn luôn tự nêu ra làm định hướng trong giao tiếp, ứng xử. Từ cuộc sống gia đình, học đường vào cuộc sống xã hội lộng lớn, trong quan hệ xã hội làm ăncủa nền kinh tế thị trường, nghệ thuật "ăn nói" càng trở nên vô cùng quan trọng. Do đó, tuổi tie chúngta phải học tập lời ăn tiếng nói của nhân dân, học tập ca dao, tục ngữ, học cách diễn đạt, cách chọntừ, đặt câu của các nhà văn trong tác phẩm văn học. Cái gốc ngôn ngữ của mỗi người là đạo đức,kinh nghiệm và trình độ văn hoá. Cho nên phải biết học: "Học ăn học nói, học gói học mở". Tóm lại, câu tục ngữ trên đã cho em một kinh nghiệm quý báu, một bài học sâu sắc về cách ănnói, ứng xử, giao tiếp. Quan hệ giữa con người với con người là bạn. Chúng ta phải học cách ăn nóilễ phép, văn minh lịch sự; phải xa lánh những kẻ ăn nói tục tĩu, thô lỗ. Nhiệm vụ của mỗi người cầnphải góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.Trên đây chỉ là phần trích dẫn 10 trang đầu của tài liệu và có thế hiển thị lỗi font, bạn muốn xem đầyđủ tài liệu gốc thì ấn vào nút Tải về phía dưới.