Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - văn lớp 7

69d21b6110f601a7de1bf916518f55de
Gửi bởi: Trà My 7 tháng 4 2017 lúc 5:52:28 | Được cập nhật: 3 tháng 5 lúc 8:12:59 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 1081 | Lượt Download: 0 | File size: 0 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TAHồ Chí MinhI. THỂ LOẠIVăn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được viết dưới dạngvăn nghị luận.Văn chương nghị luận là một thể văn đặc biệt. Khác với cácthể loại như truyện, kí, kịch, thơ,... tác động chủ yếu đến bạnđọc qua hệ thống hình tượng cảm xúc, văn nghị luận xây dựngmột hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng để luận bàn vềmột vấn đề nào đó nảy sinh trong thực tiễn đời sống và trongnghệ thuật.Trong văn bản nghị luận, người viết nêu rõ vấn đề cần xemxét, trình bày để thể hiện những hiểu biết, suy nghĩ, quan điểm,thái độ,... của mình đối với vấn đề đó. Giá trị của một văn bảnnghị luận trước hết nằm nghĩa của vấn đề được nêu ra, ởquan điểm xem xét và giải quyết vấn đề, nhất là sức thuyếtphục của lập luận.Sức thuyết phục của văn nghị luận là hệ thống luận điểm chặt chẽ, luận cứchi tiết và luận chứng xác thực,... Qua đó, người đọc tin vào những điều ngườiviết trình bày, tự xác định cho mình những tư tưởng, tình cảm và hành độngđúng.II. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Bài văn này nghị luận vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Câu vănthâu tóm nội dung nghị luận trong bài: " Dân ta có một lòng nồng nàn yêunước. Đó là một truyền thống quý báu của ta ".2. Bài văn có bố cục ba phần:– Mở bài (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước") nêu lên vấn đề nghịluận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.– Thân bài (tiếp theo đến "lòng nồng nàn yêu nước"): Chứng minh tinh thầnyêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại.– Kết bài (phần còn lại): Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong công cuộckháng chiến chống thực dân Pháp.3. Để chứng minh cho nhận định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đólà một truyền thống quý báu của ta", tác giả đã đưa ra các dẫn chứng:– Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại.– Tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong cuộc khángchiến chống Pháp, dẫn chứng lại chia ra các lứa tuổi; người trong vùng tạm bịchiếm và nước ngoài; miền ngược, miền xuôi; chiến sĩ ngoài mặt trận và công chứcở hậu phương; phụ nữ và các bà mẹ chiến sĩ; công nhân, nông dân thi đua sản xuấtđến điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,... Các dẫn chứng tiêu biểu, toàn diệnđã chứng minh dân ta có truyền thống nồng nàn yêu nước.4. Trong bài văn, tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh: tinh thần yêu nước kếtthành (như) một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, vì thế nó lướt qua mọi sự nguyhiểm, khó khăn; nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. So sánh tinhthần yêu nước với làn sóng mạnh mẽ và to lớn là cách so sánh cụ thể, độc đáo. Lốiso sánh như vậy làm nổi bật sức mạnh cuồn cuộn, vô song của tinh thần yêu nước.Hình ảnh so sánh khác là ví tinh thần yêu nước như các thứ củaquý. Có khi được trưng bày, có khi được cất giấu. Khi được trưngbày, ai cũng nhìn thấy. Khi được cất giấu thì kín đáo. Như vậy tinhthần yêu nước khi tiềm tàng, khi lộ rõ, nhưng lúc nào cũng có.Cách so sánh này làm cho người đọc hình dung được giá trị củalòng yêu nước; mặt khác nêu trách nhiệm đưa tất cả của quý ấyra trưng bày, nghĩa là khơi gợi, phát huy tất cả sức mạnh cònđang tiềm ẩn, đang được cất giấu ấy để cho cuộc kháng chiếnthắng lợi.5. a) Câu mở đoạn của đoạn văn này là:“ Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngàytrước”.Câu kết đoạn của đoạn văn là:" Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đềugiống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước ".b) Các dẫn chứng trong đoạn này được đưa ra theo mô hình "từ... đến ..." và được sắp xếp theo các trình tự: tuổi tác, khu vực cưtrú; tiền tuyến, hậu phương; tầng lớp, giai cấp.c) Những sự việc và con người này có mối quan hệ theo cácbình diện khác nhau, nhưng bao quát toàn bộ già trẻ, gái trai,miền xuôi, miền ngược, tiền tuyến, hậu phương, nông dân, côngnhân, điền chủ,...; nghĩa là toàn thể nhân dân Việt Nam.6. Nghệ thuật bài văn có những điểm nổi bật:– Bố cục chặt chẽ.– Dẫn chứng chọn lọc và trình bày theo trật tự thời gian (từ xưa đến nay). Nhấnmạnh các dẫn chứng thời nay, đưa các dẫn chứng này theo các bình diện để làm nổibật tính chất toàn dân.– Hình ảnh so sánh độc đáo, gợi cho người đọc thấy rõ sức mạnh to lớn và giátrị quý báu của tinh thần yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng.III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG1. Tóm tắtBằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, bài văn làm sángtỏ chân lí: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là mộttruyền thống quý báu của ta .2. Cách đọcĐể đọc tốt văn bản này, cần chú ý: Đối với một văn bản nghị luận, điều trước hết là phải đọc rành mạch, rõ ràngđể làm nổi bật những luận điểm, thái độ, cách đánh giá,... của tác giả về vấn đềđược nêu ra. Ngoài hệ thống luận điểm, luận cứ, lí lẽ,... để tạo nên một giọng điệu lôicuốn, hấp dẫn, tác giả đã sử dụng thủ pháp trùng điệp với các câu, các thành phầncâu được lặp đi lặp lại theo một nhịp độ tăng tiến. Biện pháp nghệ thuật này giúpcho tác giả đi đến những kết luận cần thiết một cách nhẹ nhàng, thoải mái và rất tựnhiên. Khi sử dụng biện pháp này, các câu văn được kéo dài ra hơn bình thường,do đó gây ít nhiều khó khăn cho việc đọc. Trước khi đọc thành tiếng, cần đọc thầmnhiều lần, ghi nhớ những câu dài để giữ hơi, giữ giọng cho phù hợp.3. Tìm hiểu về cách liệt kê, đồng thời học cách lập luận trongbài để xây dựng đoạn văn.Tham khảo đoạn văn sau:Phòng của bé Nam (em trai tôi) lộn xộn thật. Từ giường tủ đếnquần áo. Từ giấy vở, bút sách đến đồ chơi. Lúc nào cu cậu cũngbầy biện lộn tung hết cả.