Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 42. Vệ sinh da

BÀI 42: VỆ SINH DA

I. Lý thuyết

1. Bảo vệ da

- Khi da chúng ta bẩn tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển \(\rightarrow\) ​  phát sinh các bệnh ngoài da. Hạn chế sự bài tiết mồ hôi và ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Khi da bị xây xát làm cho da dễ bị nhiễm trùng, tạo kẽ hở cho vi khuẩn xâm nhập, gây bệnh nguy hiểm như: nhiễm trùng máu, nhiễm trùng vi khuẩn, uốn ván …

\(\rightarrow\) ​   cần có các biện pháp bảo vệ da để tránh cho da bị bẩn và bị xây xát.

+ Để giữ cho da sạch sẽ, không bị bẩn ta cần:

- Thường xuyên tắm, rửa sạch sẽ.

- Rửa nhiều lần trong ngày những bộ phận bám bụi như mắt, chân tay.

- Khi da sạch sẽ có thể tiêu diệt đến 85% vi khuẩn bám trên da, khi da bẩn chỉ tiêu diệt được 5% vi khuẩn nên dễ gây ngứa và các bệnh ngoài da.

- Ở tuổi dậy thì, chất tiết của tuyến nhờn dưới da tăng, miệng tuyến nhờn ở lỗ chân lông bị sừng hóa   ​    chất nhờn tích tụ lại  mụn trứng cá.

+ Để tránh cho da bị xây xát ta cần:

- Thận trọng khi lao động, vui chơi … tránh cho da bị xây xát.

- Không nên nặn mụn trứng cá vì tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm.

2. Rèn luyện da

- Để rèn luyện da ta có thể sử dụng những hình thức như:

+ Tắm nắng lúc 8 – 9h sáng

+ Tập chạy buổi sáng

+ Tham gia thể thao buổi chiều

+ Xoa bóp

 

 + Lao động chân tay vừa sức

- 1 số nguyên tắc để rèn luyện da

+ Phải rèn luyện từ từ, nâng dần sức chịu đựng

+ Rèn luyện thích hợp với tình trạng sức khỏe của từng người

+ Cần thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào buổi sáng để cơ thể tạo ra vitamin D chống vòi xương.

3. Phòng chống bệnh ngoài da

- 1 số bệnh ngoài da thường gặp, biểu hiện và cách phòng chống

STT

Bệnh ngoài da

Biểu hiện

Cách phòng chống

1

Sạm da

Mảng da có màu sẫm hơn các vùng da khác

Vệ sinh da, tránh da tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp

2

Vảy nến

Da nổi mảng đỏ và đóng vảy

Tránh chấn thương, nhiễm trùng ở người có sẵn yếu tố di truyền mang bệnh

3

Lang ben

Mảng da có màu sáng hoặc tối hơn các vùng khác. Ngứa khi ra mồ hôi nhiều

Tắm rửa sạch, lau khô mồ hôi, tránh để da ẩm ướt

4

Ghẻ

Xuất hiện mụn nước, gây ngứa

Vệ sinh cơ thể và nơi ở sạch sẽ, tránh tiếp xúc với người có bệnh

5

Hắc lào

Khó chịu, ngứa ở vùng da bị tổn thương, ngứa cả ngày lẫn đêm, khi đổ mồ hôi hoặc thời tiết nóng bức. Tổn thương cơ bản là các đám đỏ hình tròn, bầu dục hoặc đa cung

Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, không mặc đồ ẩm, ướt

6

Viêm phong da (dị ứng)

Gây khô da, cực kỳ ngứa ngáy và tình trạng phát ban tăng. Do tiền sử da gia đình hoặc hệ miễn dịch nhạy cảm

Tránh các loại thức ăn, hóa chất …. có thể gây dị ứng

  

 


 

 

 

 

 

- Ngoài ra, còn 1 số bệnh khác như: thủy đậu, chốc lở, mụn cơm, tay chân miệng, bỏng …

 

- Phòng chống: giữ vệ sinh thân thể, nơi ở và nơi công cộng, tránh để da bị bỏng, xây xát và bị bẩn.

 

- Chữa bệnh: cần chữa trị kịp thời và theo hướng dẫn của bác sĩ.

 

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK

 

 

Câu 1. Hãy nêu các biện pháp giữ vệ sinh da và giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó.

 

Hướng dẫn trả lời:

 

Để giữ gìn da luôn sạch sẽ, cần tắm giặt thường xuyên, rửa nhiều lần trong ngày những bộ phận hay bị bám bụi như mặt, chân tay. Da sạch có khả năng diệt 85% số vi khuẩn bám trên da nhưng ở da bẩn thì chỉ diệt được chừng 5% nên dễ gây ngứa ngáy, ở tuổi dậy thì chất tiết của tuyến nhờn dưới da tăng lên, miệng của tuyến nhờn nằm ở các chân lông bị sừng hóa làm cho chất nhờn tích tụ lại tạo nên trứng cá.

 

Da bị xây xát tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập cơ thể, gây nên các bệnh viêm nhiễm. Không nên nặn trứng cá vì có thể giúp vi khuẩn xâm nhập gây nên viêm có mủ.

 

 

 

Bài tập

Có thể bạn quan tâm



Có thể bạn quan tâm