Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 3-4. Tế bào - Mô

 

 

BÀI 3 + 4: TẾ BÀO VÀ MÔ

  I. Tế bào

      1. Cấu tạo tế bào

Tế bào gồm có:

-  Nhân: nhiễm sắc thể và nhân con

- Tế bào chất: có chứa các bào quan: ti thể, trung thể, lưới nội chất, bộ máy gongi…

-  Màng sinh chất

2. Chức năng của các bộ phận trong tế bào

Các bộ phân

Các bào quan

Chức năng

 Màng sinh chất

 

Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất

 Chất tế bào

 

Thực hiện hoạt động sống của tế bào:

Lưới nội chất

Tổng hợp và vận chuyển các chất

Riboxom

Nơi tổng hợp protein

Ti thể

Tham gia hoạt động hô hấp và giải phóng năng lượng

Bộ máy gongi

Thu nhận, hoàn thiện, phân phối sản phẩm

Trung thể

Tham gia quá trình phân chia tế bào

 Nhân

 

Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào:

 Nhiễm sắc thể

Là cấu trúc quy định sự hình thành protein có vai trò quyết định trong di truyền

Nhân con

Tổng hợp ARN riboxom (rARN)

 

-  Mối quan hệ giữa màng sinh chất, tế bào chất và nhân: màng sinh chất giúp tế bào trao đổi chất với các với môi trường bên ngoài thu nhận các chất cần thiết vào tế bào chất để tổng hợp nên các chất cần thiết như: protein, lipit … nhờ các bào quan có trong tế bào chất. Nhân điều khiển sự hoạt động của các quá trình tổng hợp và trao đổi chất với môi trường của tế bào. Đảm bào cho tế bào hoạt động ổn định.

3. Thành phần hóa học của tế bào

 

 

4. Hoạt động sống của tế bào

-  Chức năng của tế bào là thực hiện trao đổi chất và năng lượng, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể sống. Tế bào diễn ra sự phân chia, hoạt động này giúp cho cơ thể lớn lên, tới giai đoạn trưởng thành có thể tham gia vào các hoạt động sinh sản. Như vậy, mọi hoạt động sống của cơ thể là tổng hợp các hoạt động sống của tế bào.

   II. Mô

1. Khái niệm về mô

- Ví dụ một số tế bào:

+ Tế bào biểu bì

+ Tế bào cơ:

+ Tế bào thần kinh

-  Các tế bào có hình dạng khác nhau như vậy do: các tế bào đảm nhận các chức năng khác nhau mà tế bào phân hóa tạo nên hình dạng và kích thước khác nhau. Sự phân hóa đó diễn ra từ ngay giai đoạn phôi.

-  Mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa, có cấu tạo giống nhau, đảm nhận chức năng nhất định.

Ví dụ: Mô biểu bì, mô liên kết …

2. Các loại mô

Trong cơ thể có 4 loại mô chính: mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ và mô thần kinh

a.       Mô biểu bì

Mô biểu bì gồm các TB xếp sít nhau phủ ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng như ống tiêu hóa, dạ con, bóng đái... Có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết.

b. Mô liên kết

-         Mô liên kết gồm: các TB liên kết nằm rải rác trong chất nền (như: mô sụn, mô sợi, mô xương, mô mỡ và mô máu)

- Có chức năng nâng đỡ, liên kết các cơ quan.

- Ngoài các mô trên, mô liên kết còn gồm mô máu vì mô máu có các tế bào máu nằm rải rác trong chất nền (huyết tương).

Mô máu

                       Mô máu

c. Mô cơ

-         -  Mô cơ gồm 3 loại: mô cơ vân, mô cơ tim và mô cơ trơn. Các tế bào cơ đều dài

Mô cơ vân

Mô cơ tim

Mô cơ trơn

Gắn với xương

 

 Tạo nên thành cơ tim

 

Tạo nên thành nội quan như: dạ dày, ruột, mạch máu …

Có vân ngang

 

Có vân ngang

 

 Không có vân ngang

Tế bào có nhân nằm sát màng

Tế bào có nhân nằm ở giữa

 

Tế bào hình thoi, có nhân nằm ở giữa

Chức năng của mô cơ: co, dãn, tạo nên sự vận động

 d.   Mô thần kinh

-          - Mô thần kinh gồm các tế bào thần kinh gọi là noron và các tế bào thần kinh đệm (thần kinh giao).

  - Nơron gồm có thân chứa nhân, từ thân phát đi nhiều tua ngắn phân nhánh gọi là sợi nhánh và một tua dài là sợi trục. Diện tiếp xúc giữa đầu mút của sợi trục ở nơron này với nơron kế tiếp gọi là xinap.

  - Chức năng của mô thần kinh là tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và điều hòa hoạt động các cơ quan đảm bảo sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan và sự thích ứng với môi trường.

III. Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK

Câu 1: Hãy sắp xếp các bào quan tương ứng với các chức năng bằng cách ghép chữ (a, b, c ...) vào ô trống ở bảng 3 - 2 sao cho phù hợp.

Bảng 3 - 2: Các bào quan và chức năng của chúng 

 Chức năng Các bào quan

1. Nơi tổng hợp protein

2. Vận chuyển các chất trong tế bào

3. Tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng 

4. Cấu trúc quy định sự hình thành protein

5. Thu nhận, tích trữ, phân phối sản phẩm trong hoạt động sống của tế bào

a. Lưới nội chất

b. Ti thể

c. Riboxxom

d. Bộ máy gongi

Hướng dẫn trả lời: 

1 - c; 2 - a; 3 - b; 5 - d

Câu 2:  Hãy giải thích để chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể ?

Hướng dẫn trả lời:

Tất cả các hoạt động sống của cơ thể đều xảy ra ở tế bào như :

- Màng sinh chất : nơi thực hiện sự trao đổi chất giữa tế bào với môi trường

- Chất tế bào : là nơi xảy ra các hoạt động sống như : 

  + Ti thể : tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng 

  + Ribôxôm : nơi xảy ra tổng hợp protein

  + Bộ máy Gôngi : thu nhận, hoàn thiện, phân phối sản phẩm cho tế bào

  + Trung thể : tham gia quá trình phân chia tế bào

  + Lưới nội chất : tổng hợp và vận chuyển các chất

- Nhân tế bào : có chứa nhiễm sắc thể, có vai trò quan trọng trong sự di truyền. Nhân con có màng nhân, giúp trao đổi chất giữa nhân và tế bào chất,...

- Tất cả các hoạt động nói trên xảy ra trong tế bào làm cơ sở cho các hoạt động sống của cơ thể (Hay nói cách khác, các hoạt động sống của cơ thể có cơ sở là các hoạt động sống của tế bào)

- Sự trao đổi của tế bào là cơ sở cho sự trao đổi giữa cơ thể với môi trường

- Sự sinh sản của tế bào là cơ sở cho sự sinh trưởng và sinh sản của cơ thể

- Sự cảm ứng của tế bào là cơ sở cho sự phản ứng của cơ thể với kích thích của môi trường ngoài.

=> Vì vậy, tế bào được xem là đơn vị chức năng của cơ thể

Câu 3: So sánh mô biểu bì và mô liên kế về vị trí của mô trong cơ thể và về sự sắp xếp của tế bào trong 2 loại mô đó ?

Hướng dẫn trả lời: 

 

Mô biểu bì

Mô liên kết

Vị trí mô trong cơ thể Phủ ngoài da, lót trong các cơ quan rỗng như : ruột, bọng đái, mạch máu, các ống dẫn Có ở hầu hết các cơ quan : dưới da, gân, dây chằng, sụn, xương,...
Sự sắp xếp của các tế bào Các tế bào xếp sít nhau Các tế bào liên kết nằm rải rác trong chất nền

Câu 4: Cơ vân, cơ trơn, cơ tim có gì khác nhau về đặc điểm cấu tạo, sự phân bố trong cơ thể và khả năng co dãn

Hướng dẫn trả lời:

  Cơ vân Cơ trơn Cơ tim
Đặc điểm cấu tạo Tế bào dài, có nhiều nhân, có vân ngang Tế bào hình thoi đầu nhọn, chỉ có một nhân Tế bào dài, phân nhánh, có nhiều nhân
Sự phân bố trong cơ thể Gắn với xương Phủ ngoài da, lót trong các cơ quan rỗng : thực quản, khí quản, khoang miệng Tạo thành tim
Khả năng co dãn Co, dãn nhiều Co, dãn ít hơn cơ vân và cơ tim Co, dãn kém hơn cơ vân

Câu 5: So sánh 4 loại mô theo mẫu ở bảng 4:

   Mô biểu bì Mô liên kết Mô cơ Mô thần kinh
Đặc điểm cấu tạo        
Chức năng        

 Hướng dẫn trả lời: 

 

Mô biểu bì

Mô liên kết

Mô cơ 

Mô thần kinh

Đặc điểm cấu tạo

Gồm các tế bào xếp sít nhau

Gồm các tế bào liên kết nằm rải rác trong chất nền

Có 3 loại : 

- Cơ vân : gắn với xương, tế bào dài, nhiều nhân có vân ngang.

- Cơ trơn : tế bào hình thoi đầu nhọn, chỉ có một nhân

- Cơ tim : Tế bào dài, phân nhánh, có nhiều nhân

Gồm các tế bào thần kinh (nơron) và tế bào thần kinh đệm :

- Nơron : gồm thân chứa nhân, than có nhiều sợi nhánh và một sợi trục

Chức năng 

Phủ ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng có chức năng bảo vệ, hấp thu và tiết

Nâng đỡ, liên kết các cơ quan

- Cơ vân : gắn với xương, co dãn tạo sự vận động

Tạo hệ thần kinh, tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin, dẫn truyền xung thần kinh

IV. Câu hỏi ôn tập

Câu 1: Mô là gì? Hãy liệt kê các loại mô chính và cho biết vị trí của chúng trong cơ thể ?

Câu 2: Cơ vân, cơ tim, cơ trơn có gì khác nhau về đặc điểm, cấu tạo, sự phân bố trong cơ thể và khả năng co dãn ?

 

 

Bài tập

Có thể bạn quan tâm



Có thể bạn quan tâm