Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 27. Tiêu hóa ở dạ dày

BÀI 27: TIÊU HÓA Ở DẠ DÀY

I. Lý thuyết

1. Cấu tạo dạ dày

 

- Hình dạng: hình túi thắt 2 đầu, dung tích tối đa khoảng 3 lít

- Thành dạ dày gồm 4 lớp: lớp màng bọc bên ngoài, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc trong cùng

+ Lớp cơ: rất dày và khỏe gồm 3 lớp cơ là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo

+ Lớp niêm mạc có nhiều tuyến tiết dịch vị

2. Tiêu hóa thức ăn ở dạ dày

- Thí nghiệm “bữa ăn giả” của con chó có lỗ dò thực quản của Paplop: Khi chó ăn, thức ăn không xuống dạ dày mà rơi xuống cái đĩa đặt ngay dưới cổ nó.

Chỉ sau 3 phút thức ăn chạm lưỡi, dịch dạ dày tiết ra mạnh mẽ.

+ Nhiều thí nghiệm khác cũng chứng minh được răng khi có bất kì vật gì chạm vào lưỡi hay niêm mạc dạ dày thì đều có tác dụng gây phản xạ tiết dịch vị.

 

- Kết quả phân tích thành phần của dịch vị

 + Các thành phần của dịch vị: 

+ Sự tiết dịch vị là phản xạ

\(\rightarrow\) Các hoạt động biến đổi thức ăn ở dạ dày:

- Biến đổi lí học: sự co bóp của dạ dày làm nhuyễn và đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị

- Biến đổi hóa học: hoạt động của enzim pepsin phân cắt một phần protein chuỗi dài thành các chuỗi ngắn gồm 3 – 10 axit amin

* Lưu ý: thức ăn được lưu giữ ở dạ dày từ 3 - 6 giờ.

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK

Câu 1: Ở dạ dày diễn ra các hoạt động tiêu hóa như thế nào?

 Hướng dẫn trả lời :

Ở dạ dày diễn ra các hoạt động tiêu hóa sau :

- Tiết dịch vị

- Biến đổi lí học của thức ăn

- Biến đổi hóa học của thức ăn

- Đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột

Câu 2: Biến đổi lí học ở dạ dày diễn ra như thế nào?

Hướng dẫn trả lời :

 Biến đổi lí học ở dạ dày diễn ra như sau :

- Thức ăn chạm lưỡi và chạm dạ dày kích thích tiết dịch vị ( sau 3 giờ có tới 1 lít dịch vị) giúp hòa loãng thức ăn

- Sự phối hợp co của các lớp cơ dạ dày giúp đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị

Câu 3: Biến đổi hóa hóa học ở dạ dày diễn ra như thế nào ?

Hướng dẫn trả lời :

Sự tiêu hóa hóa học ở dạ dày diễn ra như sau :

- Một phần nhỏ tinh bột tiếp tục được phân giải bởi men amilaza (đã được trộn đều ở khoang miệng) thành đường mantôzơ ở giai đoạn đầu, khi thức ăn chưa được trộn đều với dịch vị.

- Một phần protein chuỗi dài được men pepsin trong dịch vị phân cắt thành các protein chuỗi ngắn (gồm 3-10 axit amin)

 Câu 4: Với khẩu phần thức ăn đầy đủ các chất sau khi tiêu hóa ở dạ dày thì còn những loại thức ăn nào cần tiêu hóa tiếp ?

Hướng dẫn trả lời :

Với khẩu phần thức ăn đầy đủ các chất sau khi tiêu hóa ở dạ dày thì còn những loại thức ăn cần được tiêu hóa tiếp ở ruột là : gluxit, protein và lipit

III. Câu hỏi ôn tập 

Câu 1: Cấu tạo của dạ dày như thế nào? Ý nghĩa của HCL tiết ra trong dạ dày?

Câu 2: Ở dạ dày có các hoạt động tiêu hóa nào? Trình bày quá trình biến đổi thức ăn của các hoạt động tiêu hóa đó?

Câu 3: Sự biến đổi thức ăn trong khoang miệng, trong dạ dày xảy ra như thế nào? Em có nhận xét gì về sự biến đổi này?

Câu 4: Muốn nấu thịt mau mềm, người ta thường cho thêm trái gì khi nấu thịt ? Tại sao ?

 

Bài tập

Có thể bạn quan tâm