Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Ngành Giun tròn - Bài 13. Giun đũa

BÀI 13: GIUN ĐŨA

Giun đũa thường kí sinh ở ruột non người, nhất là ở trẻ em, gây đau bụng, đôi khi gây tắc ruột và tắc ống mật

I. Lý thuyết

1. Cấu tạo ngoài

- Cơ thể hình sống, dài khoảng 25cm

+ Con đực: nhỏ, ngắn, đuôi cong

+ Con cái: to, dài

- Lớp vỏ cutin ngoài cơ thể giúp giun đũa chống dịch tiêu hóa của vật chủ

2. Cấu tạo trong và di chuyển

* Cấu tạo trong

- Thành cơ thể có lớp biểu bì và cơ dọc phát triển

- Có khoang cơ thể chưa chính thức:

+ Ống tiêu hóa: miệng, ruột và hậu môn

+ Tuyến sinh dục: dài cuộc khúc

* Di chuyển

- Do cơ thể chỉ có lớp cơ dọc phát triển nên di chuyển hạn chế

- Cơ thể cong và duỗi ra giúp giun đũa chui rúc trong môi trường kí sinh

3. Dinh dưỡng

- Thức ăn di chuyển một chiều từ miệng theo ống ruột thẳng tới hậu môn

- Hầu phát triển giúp hút chất dinh dưỡng vào nhanh và nhiều

\(\rightarrow\) Nhờ đặc điểm đầu nhọn và có khả năng di chuyển (cong, duỗi cơ thể), giun đũa chui được vào ống mật, gây tắc ống mật.

4. Sinh sản

* Cơ quan sinh sản

- Giun đũa phân tính, cơ quan sinh dục dạng ống

+ Con đực: 1 ống

+ Con cái: 2 ống

- Thụ tinh trong, con cái đẻ nhiều trứng, lẫn vào phân người

* Vòng đời giun đũa

Trứng giun theo phân ra ngoài, gặp ẩm và thoáng khí, phát triển thành dạng ấu trùng trong trứng. Người ăn phải trứng giun (qua rau sống, quả tươi…), đến ruột non, ấu trùng chui ra, vào máu, đi qua tim, gan, phổi, mật rồi lại về ruột non lần thứ 2 mới chính thức kí sinh ở đấy

\(\rightarrow\)Rửa tay trước khi ăn và không ăn rau sống để ngăn chặn con đường xâm nhập của giun vào trong cơ thể. Tẩy giun định kì để diệt giun đũa, hạn chế số lượng trứng

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK

Câu 1: Giun đũa có đặc điểm cấu tạo khác với sán lá gan như thế nào ?

Hướng dẫn trả lời: 

Giun đũa có đặc điểm cấu tạo khác với sán lá gan như sau :

- Cơ thể thon dài, hai đầu thon lại, tiết diện ngang bao giờ cũng tròn (vì thế gọi là giun tròn)

- Ngoài ra, còn khác ở điểm :

  + Phân tính

  + Có khoang cơ thể chưa chính thức

 + Trong sinh sản phát triển, giun đũa không có sự thay đổi vật chủ (giun đũa chỉ có một vật chủ)

Câu 2: Nêu tác hại của giun đũa với sức khỏe con người?

Hướng dẫn trả lời:

- Lấy tranh thức ăn

- Gây tắc ruột, tắc ống mật

- Tiết độc tố gây hại cho cơ thể

- Một người mắc bệnh giun đũa sẽ trở thành một "ổ" để phát tán bệnh này cho cộng đồng. Vì thế, ở nhiều nước phát triển, trước khi có người ở nơi khác đến nhập cư, người ta yêu cầu họ tẩy giun sán trước.

Câu 3: Nêu các biện pháp chủ yếu phòng chống giun đũa kí sinh ở người?

Hướng dẫn trả lời:

- Phải ăn uống hợp vệ sinh

- Không ăn rau sống, uống nước lã

- Rửa tay trước khi ăn

- Dùng lồng bàn để đậy thức ăn

- Tiêu diệt ruồi nhặng

- Vệ sinh xã hội ở công cộng (giữ vệ sinh môi trường chung)

Vì thế phòng chống bệnh giun sán là vấn đề lâu dài của cộng đồng

III. Câu hỏi ôn tập

Câu 1: Căn cứ vào nơi kí sinh hãy so sánh giun kim và giun móc, xem loài giun nào nguy hiểm hơn? Loài giun nào dễ phòng chống hơn?

Câu 2: Đặc điểm đặc trưng nhất của ngành Giun tròn là gì?

Câu 3: Ở nước ta, qua điều tra thấy tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao, tại sao?
Câu 4: Trình bày đặc điểm cấu tạo của giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh?





Bài tập

Có thể bạn quan tâm