Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Ngành Giun dẹp - Bài 12. Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp

BÀI 11: MỘT SỐ GIUN DẸP KHÁC VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH GIUN DẸP

I. Lý thuyết

1. Một số ngành giun dẹp khác

- Giun dẹp thường kí sinh ở các cơ quan có nhiều chất dinh dưỡng của người và động vật như ruột non, gan, máu. 

+ Ví dụ:

- Sán lá máu kí sinh trong máu người

- Sán bã trầu kí sinh ở ruột lợn      

 

- Sán dây kí sinh ở ruột người và cơ bắp trâu, bò, lợn

- Xâm nhập chủ yếu qua con đường ăn uống (sán lá, sán dây) hay qua da (sán lá máu..)

- Cách phòng chống giun dẹp kí sinh

+ Giữ vệ sinh ăn uống: thức ăn phải nấu chín, uống nước sôi để nguội.

+ Giữ vệ sinh môi trường, thức ăn cho vật nuôi

2. Đặc điểm chung

Mặc dù ngành Giun dẹp có các đại diện như sán lá, sán dây… cấu tạo biến đổi khác xa nhau, nhưng tất cả các giun dẹp đều có chung các đặc điểm sau: (dấu “+” là đúng, dấu “-“ là sai)

STT

Đặc điểm so sánh

Sán lông

(sống tự do)

Sán lá gan

(kí sinh)

Sán dây

(kí sinh)

1

Cơ thể dẹp và đối xứng 2 bên

+

+

+

2

Mắt và lông bơi phát triển

+

-

-

3

Phân biệt đầu, đuôi, lưng, bụng

+

+

+

4

Mắt và lông bơi tiêu giảm

-

+

+

5

Giác bám phát triển

-

+

+

6

Ruột phân nhánh và chưa có hậu môn

+

+

+

7

Cơ quan sinh dục phát triển

-

+

+

8

Phát triển qua các giai đoạn ấu trùng

-

+

+

 

Kết luận đặc điểm chung của ngành giun dẹp:

- Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên

- Phân biệt đầu, đuôi, lưng, bụng

- Ruột phân nhánh, chưa có hậu môn

Giun dẹp kí sinh còn có thêm các đặc điểm:

- Có giác bám, cơ qan sinh sản phát triển

- Ấu trùng phát triển qua các vật chủ trung gian

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK

 Câu 1: Sán dây có đặc điểm cấu tạo nào đặc trưng do thích nghi với kí sinh trong ruột người?

Hướng dẫn trả lời:

– Chúng có cơ quan giác bám tăng cường (có 4 giác bám, một số có thêm móc bám).
– Dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu chất dinh dưỡng có sẵn có ruột người qua thành cơ thể, nên rất hiệu quả.
– Mỗi đốt có một cơ quan sinh sản lưỡng tính.
Câu 2: Sán lá gan, sán dây, sán lá máu xâm nhập vào cơ thể vật chu qua các con đường nào?
Hướng dẫn trả lời:
Sán lá, sán (lây xâm nhập vào cơ thề chủ yếu qua con đường tiêu hóa. Riêng sán lá máu, ấu trùng thâm nhập qua da. Vì vậy, cần phải
ăn uống vệ sinh, thức ăn nấu chín (không nên ăn thịt tái, tiết canh), uống nước đun sôi để nguội. Khi tấm rửa, cần chọn nơi nước sạch, tránh gặp phải ấu trùng sán lá máu.
Ở nước ta, tỉ lệ mắc bệnh sán lá gan, sán lá máu ở người cao.
  Con đường xâm nhập
Sán lá gan Xâm nhập vào cơ thể trâu bò qua đường thức ăn có chứa kén sán
Sán là máu Xâm nhập vào cơ thể người qua da
Sán bã trầu Kén sán xâm  nhập vào cơ thể qua thức ăn, rau bèo; vật chủ trung gian là ốc gạo, ốc mút
Sán dây (sán xơ - mít) Ấu trùng xâm nhập vào cơ thể động vật qua thức ăn của trâu bò, heo, rồi phát triển thành kén sán nằm trong thịt trâu, bò, heo gạo; người ăn thịt trâu, bò, heo bệnh và bị sán

Câu 3: Nêu đặc điếm chung của ngành Giun dẹp. Tại sao lấy đặc điểm “dẹp” đặt tên cho ngành?

Hướng dẫn trả lời:

Đặc điểm chung của ngành Giun dẹp là:

– Cơ thể dẹp, có đối xứng hai bên, phân biệt đầu đuôi, lưng bụng.
– Cơ quan tiêu hóa phát triển, ở loài ki sinh có giác bám phát triển, ruột phân nhánh, chưa có hậu môn.
– Cơ quan sinh sản phát triển, ấu trùng phát triển qua các giai đoạn. Lấy đặc điếm “dẹp” để đặt tên cho ngành vì ngành tập hợp các loài giun
có đặc điếm chung là cơ thể dẹp, dễ phân biệt với các ngành giun khác.

Bài tập

Có thể bạn quan tâm