Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 15-16. Tiêu hóa ở động vật

 

BÀI 15 - 16. TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT

PHẦN I. KIẾN THỨC

- Động vật là sinh vật dị dưỡng, chỉ có thể tồn tại và phát triển nhờ lấy các chất dinh dưỡng (có trong thức ăn) từ môi trường ngoài.

- Các chất dinh dưỡng hữu cơ như protein, lipit và cacbohidrat thường có cấu trúc phức tạp. Các chất này cần phải trải qua quá trình biến đổi trong hệ tiêu hóa của động vật tạo thành các chất dinh dưỡng đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

- Các chất dinh dưỡng được hấp thụ sẽ tham gia vào các quá trình chuyển hóa bên trong tế bào (chuyển hóa nội bào).

- Các sản phẩm phân hủy từ quá trình chuyển hóa nội bào sẽ được thải ra bên ngoài thông qua hệ bài tiết, hô hấp.

I. Tiêu hoá là gì?

- Tiêu hoá là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

II. Tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá

- Động vật chưa có cơ quan tiêu hoá là động vật đơn bào

- Đại diện: trùng roi, trùng giày, amip …

- Hình thức tiêu hoá nội bào

- Quá trình tiêu hóa nội bào gồm 3 giai đoạn:

  • Màng tế bào lõm dẫn vào hình thành không bào tiêu hoá chứa thức ăn bên trong.
  • Lizoxom gắn vào không bào tiêu hoá, các enzyme của lizoxom vào không bào tiêu hoá và thuỷ phân các chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất đơn giản
  • Hấp thu chất dinh dưỡng đơn giản vào tế bào chất, phấn thức ăn không được tiêu hoá trong không bào được đưa ra khỏi tế bào chất theo kiểu xuất bào

III. Tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá

- Các loài ruột khoang và giun dẹp có túi tiêu hoá

- Đại diện: thủy tức, sán…

- Cấu tạo túi tiêu hóa:

  • Hình túi và cấu tạo từ nhiều tế bào.
  • Túi tiêu hóa có một lỗ thông duy nhất gọi là lỗ miệng (vừa  là nơi thức ăn đi vào và chất thải tiêu hoá đi ra).
  • Trên thành túi có nhiều tế bào tuyến tiết enzim tiêu hóa vào lòng túi tiêu hóa.

- Ở túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.

- Hình thức tiêu hoá: tiêu hoá  ngoại bào → tiêu  hoá nội  bào .

- Quá trình tiêu hoá: Khi thức ăn vào trong túi tiêu hoá, các tế bào tuyến tiết enzyme tiêu hoá để thuỷ phân các  thức ăn thành các phần có kích thước bé hơn (tiêu hoá ngoại bào) → Thức ăn được tiêu hoá dở dang được vận chuyển vào trong tế bào biểu mô để tiến hành tiêu hoá nội bào → Các chất dinh dưỡng được giữ lại, các chất thải được đưa ra lỗ thông trở lại môi trường.

IV. Tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá

- Ở Động vật có xương sống và nhiều Động vật không xương sống đã có ống tiêu hóa.

- Cấu tạo ống tiêu hóa: Ống tiêu hóa được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau như: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột, hậu môn và các tuyến tiêu hóa.

- Quá trình tiêu hoá trong ống tiêu hoá :

  • Trong ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ hoạt động cơ học và nhờ tác dụng của dịch tiêu hóa thành các chất hữu cơ đơn giản sau đó được hấp thụ vào máu. 
  • Các chất không được tiêu hoá trong ống tiêu hoá sẽ thành phân và thải ra ngoài theo lỗ hậu môn.
  • Thức ăn được di chuyển theo một chiều trong ống tiêu hoá

V. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật

1. Đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thịt

 

2. Đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thực vật

 

PHẦN II - HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Câu 1. Cho biết sự khác nhau giữa tiêu hoá nội bào và tiêu hoá ngoại bào?

Hướng dẫn:

- Tiêu hóa nội bào là tiêu hóa thức ăn ở bên trong tế bào. Thức ăn được tiêu hóa hóa học trong không bào tiêu hóa nhờ hệ thống enzim.

- Tiêu hóa ngoại bào là tiêu hóa thức ăn bên ngoài tế bào. Thức ăn có thể được tiêu hóa hóa học trong túi tiêu hóa hoặc được tiêu hóa cả về mặt cơ học và hóa học trong ống tiêu hóa.

Câu 2. Ống tiêu hoá phân hoá thành các bộ phận khác nhau có tác dụng gì?

Hướng dẫn:

- Ống tiêu hóa phân hóa thành những bộ phận khác nhau có tác dụng làm tăng hiệu quả tiêu hóa thức ăn.

Câu 3. Tại sao nói tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hóa là tiêu hóa ngoại bào?

Hướng dẫn:

- Nói tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là tiêu hóa ngoại bào vì thức ăn được tiêu hóa trong lòng ống tiêu hóa, bên ngoài tế bào.

Câu 4. Cho biết những ưu điểm của tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá so với túi tiêu hoá?

Hướng dẫn:

- Những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa là:

  • Thức ăn đi theo 1 chiều trong ông tiêu hóa không bị trộn lẫn với chất thải (phân); thức ăn trong túi tiêu hóa bị trộn lẫn với chất thái.
  • Trong ống tiêu hóa dịch tiêu hóa không bị hòa loãng, còn trong túi tiêu hóa, dịch tiêu hóa bị hòa loãng với rất nhiều nước.
  • Nhờ thức ăn đi theo một chiều, nên ống tiêu hóa hình thành các bộ phận chuyển hóa, thực hiện các chức năng khác nhau như tiêu hóa cơ học, tiêu hóa hóa học, hấp thụ thức ăn. Trong khi đó, túi tiêu hóa không có sự chuyển hóa như trong ống tiêu hóa.

Câu 5. Nêu sự khác nhau cơ bản về cấu tạo ống tiêu hoá và quá trình tiêu hoá thức ăn của thú ăn thịt và thú ăn thực vật

Hướng dẫn:

Câu 6. Tại sao thú ăn thực vật thường phải ăn số lượng thực ăn rất lớn

Hướng dẫn:

- Thú ăn thực vật thường phải ăn số lượng thức ăn rất lớn vì thức ăn thực vật có hàm lượng dinh dưỡng ít, nên phải ăn đủ nhiều mới đủ chất dinh dưỡng cần cho cơ thể.

Câu 7. Chọn đáp án đúng về tiêu hóa xenlulôzơ:

Trong ống tiêu hóa của động vật nhai lại, thành xenlulôzơ của tế bào thực vật:

A. không được tiêu hóa nhưng được phá vỡ ra nhờ co bóp mạnh của dạ dày.

B. được nước bọt thủy phân thành các thành phần đơn giản.

C. được tiêu hóa nhờ các vi sinh vật cộng sinh trong manh tràng và dạ dày.

D. được tiêu hóa hóa học nhờ các enzim tiết ra từ ống tiêu hóa.

Câu 8. Vi sinh vật cộng sinh có vai trò gì đối với động vật nhai lại?

Hướng dẫn:

- Hệ tiêu hoá của động vật nhai lại không tiết enzim xenlulaza. Vì vậy, chúng không tự tiêu hoá được thành xenlulôzơ của tế bào thực vật. Vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ của động vật nhai lại có khả năng tiết ra enzim xenlulaza để tiêu hoá xenlulôzơ.

- Ngoài ra, vi sinh vật còn tiết ra các enzim tiêu hoá các chất hữu cơ khác có trong tế bào thực vật thành các chất dinh dưỡng đơn giản. Các chất dinh dưỡng đơn giản này là nguồn chất dinh dưỡng cho động vật nhai lại.

PHẦN III - HỆ THỐNG CÂU HỎI MỞ RỘNG (TỰ GIẢI)

Câu 1. Ống tiêu hóa của một số loài động vật như giun đất, châu chấu, chim có những bộ phận gì khác với ống tiêu hóa người? Các bộ phận đó có chức năng gì?

Câu 2. Trình bày đặc điểm của quá trình tiêu hoá trong túi tiêu hoá

Câu 3. Trình bày sự tiêu hóa ở các nhóm động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, có túi tiêu hóa.

Câu 4. Trình bày quá trình tiêu hoá ở các nhóm động vật có ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá

Câu 5. Trình bày sự khác nhau giữa tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào

Câu 6. Trình bày sơ lược chiều hướng tiến hóa chung của hệ tiêu hóa ở động vật.

Câu 7. Hãy mô tả tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa? Tại sao trong túi tiêu hóa và ống tiêu hóa, thức ăn khi được tiêu hóa ngoại bào tiếp tục được tiêu hóa nội bào?

Câu 8. Mô tả sự tiêu hóa thức ăn ở trùng đế giày. Kể tên một số loài động vật tiêu hóa thức ăn tương tự trùng đế giày.

Câu 9. Ống tiêu hóa của một số loài động vật như giun đất, châu chấu, chim có những bộ phận gì khác với ống tiêu hóa người? Các bộ phận đó có chức năng gì?

Câu 10. Phân tích ưu điểm của tiêu hóa trong ống so với tiêu hóa trong túi?

Câu 11. Tại sao giun chỉ và sán dây sống kí sinh trong ruột người không có hệ tiêu hóa mà vẫn sống hình thường?

Câu 12. Cho biết ý nghĩa của nhai lại ở động vật nhai lại.

Câu 13. Tại sao ruột tịt của thú ăn thịt không phát triển trong khi manh tràng của thú ăn thực vật lại rất phát triển?

Câu 14. Tại sao nói ruột non là giai đoạn quan trọng nhất trong qua trình tiêu hóa?

Câu 15. Tại sao ruột non của thú ăn thực vật thường dài hơn rất nhiều so với ruột non của thú ăn thịt?

Câu 16. Trình bày điểm giống nhau và khác nhau cơ bản về tiêu hóa của động vật ăn cỏ có dạ dày đơn và dạ dày 4 ngăn.

Câu 17. Tại sao trong mề của gà hoặc của chim bồ câu mổ ra thường thấy có những hạt sỏi nhỏ? Chúng có tác dụng gì?

Câu 18. Trong hệ tiêu hóa người, khi bị cắt bỏ một trong các cơ quan nào sau đây thì gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tiêu hóa: dạ dày, túi mật hay tụy? Vì sao?

Câu 19. Quá trình tiêu hoá tại khoang miệng của động vật ăn thịt và động vật ăn cỏ có gì khác nhau?

Câu 20. Quá trình tiêu hoá tại dạ dày và ruột của động vật ăn thịt và động vật ăn cỏ có gì khác nhau?

Câu 21. Trình bày quá trình tiêu hoá ở dạ dày và ruột của động vật ăn thịt và ăn tạp.

Câu 22. Cho biết quá trình tiêu hoá cơ học ở khoang miệng của các loài động vật ăn thực vật diễn ra như thế nào?

Câu 23. Trình bày quá trình tiêu hoá, biến đổi thức ăn ở dạ dày, ruột của động vật nhai lại và động vật ăn thực vật có dạ dày đơn.

Câu 24. Nêu các đặc điểm cấu tạo thích nghi với chức năng tiêu hóa thức ăn của ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật.

Câu 25. Vì sao bò thường xuyên sống với một nồng độ rất thấp glucôzơ trong máu?

Câu 26. Hiện tượng nhai lại thức ăn ở động vật nhai lại có tác dụng gì?

Bài tập

Có thể bạn quan tâm



Có thể bạn quan tâm