Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 23: Từ thông, cảm ứng điện từ

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Câu C1 trang 143 SGK Vật lý 11

Hãy giải thích sự biến thiên từ thông qua mạch kín ( C ) trong từng thí nghiệm.

Hướng dẫn giải

Theo công thức đinh nghĩa từ thông thì cảm ứng từ qua mạch kín càng nhiều thì từ thông càng lớn.

Ở hình 23.1a SGK

Khi nam châm tiến lại gần mạch kín (C) thì số lượng đường cảm ứng từ xuyên qua (C) càng tăng nên từ thông qua mạch (C) càng tăng.

Ở hình 23.1b SGK

Khi nam châm dịch chuyển ra xa (C) thì số lượng đường cảm ứng từ xuyên qua (C) giảm dần làm cho từ thông qua (C) cũng giảm xuống.

Câu C2 trang 143 SGK Vật lý 11

Mô tả và giải thích thí nghiệm Fa-ra-đây được vẽ trên hình 23.4

Hướng dẫn giải

* Ở hình 23.4a) thí nghiệm Fa-ra-đây gồm có:

- Một ống dây (1) có điện kế G tạo thành mạch kín.

- 1 ống dây (2) nối với nguồn điện và khóa K.

* Mô tả thí nghiệm

- Khi K ngắt, kim điện kế G không bị lệch.

- Khi đóng khóa K, kim điện kế G bị lệch chứng tỏ trong ống dây (1) có dòng điện.

* Giải thích hiện tượng

- Khi K ngắt, ống dây (2) không có dòng điện chạy qua. Không có sự biến thiên từ thông qua ống dây (1) nên không xuất hiện dòng điện cảm ứng. Kim điện kế không lệch.

- Khi đóng khóa K, ống dây (2) có dòng điện chạy qua trở thành một nam châm điện gây ra một từ trường xuyên qua ống dây (1). Từ thông qua ống dây (1) tăng nên (từ giá trị không khi K đóng) làm xuất hiện dọng điện cảm ứng trong ống dây (1) để chống lại sự biến thiên từ thông qua nó. Kim điện kế lệch.

* Ở hình 23.4b) thí nghiệm Fa-ra-đây gồm có:

- 1 ống dây (1) có điện kế G tạo thành một mạch kín.

- 1 ống dây (2) nối với nguồn điện và một biến trở và trở thành một nam châm điện.

* Mô tả thí nghiệm:

- Khi chưa dịch chuyển con chạy của biến trở , kim điện kế G không bị lệch.

- Dịch chuyển con chạy của biến trở, kim điện kế G bị lệch chứng tỏ trong ống dây (1) có dòng điện.

* Giải thích hiện tượng

- Khi chưa dịch chuyển con chạy, từ thông qua ống dây (1) không đổi nên không xuất hiện dòng điện cảm ứng. Kim điện kế không lệch.

- Khi bắt đầu dịch chuyển con chạy trên biến trở, điện trở biến trở thay đổi làm cường độ dòng điện qua ống dây (2) biến đổi, làm cho từ trường của nam châm điện này thay đổi dẫn đến từ thông xuyên qua ống dây (1) để chống lại sự biến thiên từ thông này. Kim điện kế lệch.

Câu C3 trang 145 SGK Vật lý 11

Cho nam châm SN rơi thẳng đứng chui qua mạch kín (C) cố định như hình 23.5 . Hãy xác định chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong (C).

Hướng dẫn giải

- Khi nam châm rơi đến gần (C) , từ trường qua(C) tăng, từ thông qua (C) cũng tăng làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong (C) chạy theo chiều âm (ngược chiều dương).

- Khi nam châm ở trong lòng mạch (C), từ thông coi như không đổi, không có dòng điện cảm ứng trong (C).

- Khi nam châm rơi qua (C), từ thông qua (C) giảm trong mạch (C) xuất hiện dòng điện cảm ứng chạy theo chiều dương.

Bài 1 (SGK trang 147)

Phát biểu các định nghĩa:

- Dòng điện cảm ứng;

- Hiện tượng cảm ứng điện từ;

- Từ trường cảm ứng.

Hướng dẫn giải

Dòng điện cảm ứng là dòng điện xuất hiện trong mạch kín khi từ thông qua mạch biến thiên .

Hiện tượng cảm ứng điện từ là hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng trong mạch kín khi từ thông qua mạch biến thiên .

Từ trường cảm ứng là từ trường xuất hiện xung quanh dây dẫn khi xảy ra hiện tượng cảm ứng từ trường .

Bài 2 (SGK trang 147)

Dòng điện Fu - cô là gì?

Hướng dẫn giải

Bài 3 (SGK trang 147)

Mạch kín (C) không biến dạng trong từ trường đều \(\vec{B}\). Hỏi trong trường hợp nào dưới đây, từ thông qua mạch biến thiên?

A. (C) chuyển động tịnh tiến.

B. (C) chuyển động quay xung quanh một trục cố định vuông góc với mặt phằng chứa mạch

C. (C) chuyển động trong một mặt phẳng vuông góc với \(\vec{B}\).

D. (C) quay xung quanh trục cố định nằm trong mặt phẳng chứa mạch

Hướng dẫn giải

Bài 4 (SGK trang 147)

Mạch kín tròn (C) nằm trong cùng mặt phẳng (P) với dòng điện thẳng I ( Hình 23.8). Hỏi trường hợp nào dưới đây, từ thông qua (C) biến thiên ?

A. (C) dịch chuyển trong P lại gần I hoặc ra xa I

B. (C) dịch chuyển trong P với vận tốc song song với dòng I.

C. (C) cố định, dây dẫn thẳng mang dòng I chuyển động tịnh thiến dọc theo chính nó.

D. (C) quay xung quanh dòng điện I.

Hướng dẫn giải

Bài 5 (SGK trang 147)

Xác định chiều của dòng điện cảm ứng trong các thí nghiệm dưới đây (Hình 23.9).

a) Nam châm chuyển động ( Hình 23.9a)

b) Mạch (C) chuyển động tịnh tiến (Hình 23.9b)

c) Mạch (C) quay (Hình 23.9c)

d) Nam châm quay liên tục (Hình 23.9d)

Hướng dẫn giải

Có thể bạn quan tâm


Có thể bạn quan tâm