Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 33: Kính hiển vi

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Câu C1 trang 210 SGK Vật lý 11

Tại sao phải kẹp vật giữa hai bản thủy tinh mỏng khi quan sát vật bằng kính hiển vi ?

Hướng dẫn giải

Để quan sát được ảnh của vật qua kinh hiển vi, ta phải điều chỉnh khoảng cách từ vật đến kính dsao cho ảnh của vật qua kính nằm trong khoảng giới hạn thấy rõ Cc Cv của mắt.

Đối với kính hiển vi, khoảng cách dịch chuyển Δd1 này rất nhỏ ( cỡ chừng vài chục μm).

Do đó, ta phải kẹp vật giữa hai bản thủy tinh mỏng khi quan sát vật bằng kính hiểu vi, để khi điều chỉnh vật kính không chạm vật

Câu C2 trang 211 SGK Vật lí 11

Dựa vào hình 33.5, hãy thiết lập hệ thức: \({G_\infty } = \left| {{k_1}} \right|{G_2}\)

Hướng dẫn giải

+ Ta có, độ bội giác \({G_\infty } = \dfrac{\alpha }{{{\alpha _0}}} = \dfrac{{\tan \alpha }}{{\tan {\alpha _0}}}\) (do góc \(\alpha ,{\alpha _0}\) rất nhỏ)

Từ hình, ta có: \(\tan {\alpha _0} = \dfrac{{AB}}{{O{C_C}}}=\dfrac{{AB}}{{Đ}}\), \(\tan \alpha  = \dfrac{{{A_1}'{B_1}'}}{{{O_2}{A_1}'}} = \dfrac{{{A_1}'{B_1}'}}{{{f_2}}}\)

=> Độ bội giác: \({G_\infty } = \dfrac{{\dfrac{{{A_1}'{B_1}'}}{{{f_2}}}}}{{\dfrac{{AB}}{Đ}}} = \dfrac{{{A_1}'{B_1}'}}{{AB}}\dfrac{Đ}{{{f_2}}} = \left| {{k_1}} \right|{G_2}\)

Câu C3 trang 212 SGK Vật lý 11

Hãy thiết lập hệ thức:

Hướng dẫn giải

Lời giải chi tiết

Cũng như hình 33.3 ta có:

ΔA1 B1 F'1 đồng dạng với ΔIO1 F1 '. Do đó:

\(\dfrac{{{A_1}{B_1}}}{{I{O_1}}} = \dfrac{{{A_1}{B_1}}}{{AB}} = \dfrac{{{F_1}{F_2}}}{{O{F_1}}} = \dfrac{\delta }{{{f_1}}}\)

Trong đó: δ = F1' F2 là độ dài quang học của kính hiển vi.

Thế vào công thức:

Bài 1 (SGK trang 212)

Nêu công dụng và cấu tạo của kính hiển vi.

Hướng dẫn giải

* Công dụng: Kính hiển vi là công cụ hỗ trợ cho mắt trong việc quan sát các vật rất nhỏ, bằng cách tạo ảnh có góc trông lớn.

*Số bội giác của kính hiển vi lớn hơn nhiều so với số bội giác của kính lúp.

* Cấu tạo: Bộ phận chính là thấu kính hội tụ: Vật kính O1 có tiêu cự rất ngắn ( cỡ vài mm), thị kính O2 có tiêu cự rất ngắn ( cỡ vài cm)

Kính hiển vi gồm có 4 hệ thống:

* Hệ thống giá đỡ gồm:

Bệ, thân, mâm gắn vật kính, bàn để tiêu bản (bàn sa trượt, bàn đỡ mẫu), kẹp tiêu bản.

* Hệ thống phóng đại gồm:

– Thị kính: là 1 bộ phận của kính hiển vi mà người ta để mắt và để soi kính, có 2 loại ống đôi và ống đơn. (Bản chất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn, dùng để tạo ra ảnh thật của vật cần quan sát)

– Vật kính: là 1 bộ phận của kính hiển vi quay về phía có vật mà người ta muốn quan sát, có 3 độ phóng đại chính của vật kính: x10, x40, x100. (Bản chất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, đóng vai trò như kính lúp để quan sát ảnh thật).

* Hệ thống chiếu sáng gồm:

– Nguồn sáng (gương hoặc đèn).

– Màn chắn, được đặt vào trong tụ quang dùng để điều chỉnh lượng ánh sáng đi qua tụ quang.

– Tụ quang, dùng để tập trung những tia ánh sáng và hướng luồng ánh sáng vào tiêu bản cần quan sát. Vị trí của tụ quang nằm ở giữa gương và bàn để tiêu bản. Di chuyển tụ quang lên xuống để điều chỉnh độ chiếu sáng.

* Hệ thống điều chỉnh:

– Núm chỉnh tinh (ốc vi cấp)

– Núm chỉnh thô (ốc vĩ cấp)

– Núm điều chỉnh tụ quang lên xuống

– Núm điều chỉnh độ tập trung ánh sáng của tụ quang

– Núm điều chỉnh màn chắn sáng (độ sáng)

– Núm di chuyển bàn sa trượt (trước, sau, trái, phải)

Bài 2 (SGK trang 212)

Nêu đặc điểm tiêu cự của vật kính và thị kính của kính hiển vi.

Hướng dẫn giải

Bài 3 (SGK trang 212)

Muốn điều chỉnh kính hiển vi, ta thực hiện ra sao? Khoảng xê dịch điều chỉnh kính hiển vi có giá trị như thế nào?

Hướng dẫn giải

Bài 4 (SGK trang 212)

Vẽ đường truyền của chùm tia sáng ứng với mắt ngắm chừng kính hiển vi ở vô cực.

Hướng dẫn giải

Bài 5 (SGK trang 212)

Viết công thức số bội giác của kính hiển vi khi mắt ngắm chừng ở vô cực.

Hướng dẫn giải

Bài 6, 7, 8 (SGK trang 212)

Xét các tính chất kể sau của ảnh tạo bởi thấu kính:

1- Thật;

2- Ảo;

3- Cùng chiều với vật;

4- Ngược chiều với vật;

5- Lớn hơn vật.

Bài 6: Vật kính của kính hiển vi tạo ảnh có các tính chất nào?

A. 1 + 3.

B. 1 + 4.

C. 1 + 4 + 5.

D. 2 + 4 + 5.

Bài 7: Thị kính của kính hiển vi tạo ảnh có các tính chất nào ?

A. 1 + 4.

B. 2 + 4.

C. 1 + 3 + 5.

D. 2 + 3 + 5.

Bài 8: Khi quan sát một vật nhỏ thì ảnh của vật tạo bởi kính hiển vi có các tính chất nào?

A. 1 + 5.

B. 2 + 3.

C. 1 + 3 + 5.

D. 2 + 4 + 5.

Hướng dẫn giải

Bài 9 (SGK trang 212)

Một kính hiển vi có các tiêu cự vật kính và thị kính là f1 = 1 cm, f2 = 4 cm. Độ dài quang học của kính là 16 cm. Người quan sát có mắt không bị tật và có khoảng cực cận OCc = 20 cm. Người này ngắm chừng ở vô cực.

a) Tính số bội giác của ảnh.

b) Năng suất phân li của mắt người quan sát là 2'. Tính khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm của vật mà mắt người quan sát còn phân biệt được ảnh.

Hướng dẫn giải

    • Ta có:

    • Sơ đồ tạo ảnh:

    • Số bội giác của ảnh ngắm chừng ở vô cực tính theo công thức: G∞=δDf1.f2=80.G∞=δDf1.f2=80.

    • b) * Xét TH quan sát ở điểm cực viễn: (nhắm chừng vô cực) d2'= -OCv= - vô cùng l= f1+f2+ : là độ dài quang học nhá bạn) =>1/f2= 1/d2+ 1/d2' ( vì d2'= - vô cùng) => f2=d2=4 cm =>d1'= l-d2=21-4=17 cm =>d1= (d1'*f1)/(d1'-f1)=1.0625 cm Ta có k=-d1'/d1=-16 =>|k|=16 Ta có: k= A1'B1'/ AB= => A1'B1'= |k|AB tan@= A1'B1'/f2 = |k|AB/f2 (@ là góc trong ảnh đó bạn, cái này áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông) => AB= tan@*f2/ |k| =>AB= (tan 2' * 4)/ 16=0.0001454 m

Có thể bạn quan tâm